Huyệt đạo và phương pháp bấm huyệt Mình sưu tầm được một số bài viết khá hay và nghĩ là nên chia sẻ cùng các bạn.Trong bài này,mình tập hợp một số kiến thức nói về mối liên hệ giữa các bộ phận trên cơ thể thông qua huyệt đạo,đồng thời đưa ra phương pháp bấm huyệt để trị một số bệnh thường gặp như đau lưng,đau đầu,chống lão hoá.
Mục lục của bài 1 .Biểu hiện âm dương của cơ thể với bàn tay,chân 2 .Bàn tay tương ứng với phân đoạn cơ thể 3 .Chuẩn bị thực hành Ấn huyệt 4 .Chữa Đau Lưng 5 .chữa vẹo cổ và đau vai 6 .Tự ấn huyệt chống lão hóa 7 .Chữa đâu đầu
Phần đầu tiên,mình chia sẻ kiến thức về biểu hiện âm dương của cơ thể với bàn tay,chân I.BIỂU HIỆN ÂM DƯƠNG CỦA CƠ THỂ VỚI BÀN TAY, CHÂN ÂM
DƯƠNG
Lòng bàn tay, bàn chân tương ứng với mặt trước của cơ thể: Âm Mu bàn tay, bàn chân tương ứng với mặt sau của cơ thể: Dương. Vỗ huyệt ở lòng bàn tay và bàn chân có tác dụng kích thích các vùng tương ứng mặt trước và sau cơ thể. DƯƠNG
ÂM
BIỂU HIỆN HAI KINH NHÂM ĐỐC MẠCH TRÊN BÀN TAY
Nhâm mạch . . . . Đốc mạch
BIỂU HIỆN HAI KINH NHÂM ĐỐC MẠCH TRÊN BÀN CHÂN
Nhâm mạ ch
Đốc mạch
II. Bàn tay tương ứng với phân đoạn cơ thể
(CXH.VN) Những điểm phản ứng trên bàn tay, bàn chân tương ứng với sự phân đọan trên cơ thể, cho ta thấy; nếu như đối với những trường hợp có dấu hiệu cứng khớp các ngón tay và ngón chân vào buổi sáng (thức dậy họat động một lúc thì khỏi)…đó là một trong những dấu hiệu của chứng Viêm đa khớp dạng thấp, chỉ cần bạn chuyên cần xoa bóp thường xuyên các đốt ngón tay, ngón chân sẽ giúp phòng ngừa cũng như làm giảm bớt chứng đau nhức các khớp của người có tuổi. NGÓN CÁI TƯƠNG ỨNG VỚI ĐẦU MẶT Ngón tay, ngón chân cái có những điểm phản ứng tương ứng với Tuyến Yên, Tuyến Tùng. Xoa bấm ở ngón chân, tay cái đều tác động đến 2 tuyến nội tiết này. Ngón tay, ngón chân cái tương ứng với: cột sống cổ, gáy, nảo, đầu, cổ, trán, mặt, mắt, răng, mũi, môi miệng, cổ họng.
Tuyến Yên: Có vai trò như một nhạc trưởng chỉ huy tòan ban nhạc của các tuyến nội tiết trên cơ thể, nó là một phần quan trọng của sự sống. Tuyến Yên lành lặn, điều hòa: người tự tin, cởi mở, yêu đời, thể hiện một sức sống mãnh liệt. Tuyến yên trục trặc, không điều hòa: tinh thần suy sụp, thường xuyên đau đầu, suy nhược thần kinh, bi quan, mất ngủ…. Đối với người mắc bệnh có thễ thay đổi: từ một người đẹp thành xấu vì lưỡi và môi bị dày lên,
mũi bạnh ra đến độ dị dạng. Tính tình từ nhanh nhẹn trở thành chập chạp, chăm chỉ thành lười biếng…
Tuyến Tùng: Có vai trò như một nhà tổ chức, chăm lo duy trì sự phát triển hài hòa của các tuyến nội tiết, với các nhà yoga thì nó tượng trưng của con mắt thứ 3. Khi tuyến tùng họat động mất cân bằng thì các tuyến nội tiết khác cũng bị rối lọan theo, khiến cho các bộ phận khác trong cơ thê phát triển nhanh hoặc chậm hơn. Tóm lại tuyến tùng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển cân đối của cơ thể chúng ta. III. Chuẩn bị thực hành Ấn huyệt Bạn có thể thực hiện trên giường hay trên một bàn xoa bóp, tốt nhất là nằm trên bộ ván. Tư thế này sẽ giúp ta tự do xoay trở trong lúc tác động lên đầu, chân hay tay của đối tượng. Kê đầu cao khoảng 5 phân.
Điều quan trọng là giữ tay duỗi thẳng ra khi đè mạnh trên người bệnh. Trọng lượng của sức mạnh nên tập trung ở các đầu ngón tay, trên lưng và vai để tốt cho việc tiếp xúc đè trực tiếp lên các điểm huyệt trên cơ thể, càng tập trung càng tốt. Thế đứng cũng phải được chọn cho thích hợp.
Ví dụ: Khi nhấn trên cột sống, phải choàng lên trên đối tượng, cánh tay càng thẳng góc với cột sống càng tốt. Nếu động tác này khó thực hiện, ta phải quỳ gối cạnh bệnh nhân và nghiêng người trên vùng bạn cần tập trung sức để ấn (hình 9). Trường hợp phải ấn huyệt trên đầu, tay hay chân, tốt hơn nên quỳ nhưng giữ thẳng cánh tay, dùng trọng lượng và sự quân bình của vai hay phần trên của lưng (hình 10) Dưới đây là các hình thức căn bản giúp thực hành việc xoa bóp, ấn huyệt……… 1. ẤN HUYỆT BẰNG NGÓN TAY CÁI
Được áp dụng nhiều nhất – đè trực tiếp bằng đầu thịt của ngón tay cái. Tưởng tượng là điểm tiếp xúc nằm ở phần giữa đốt đầu của ngón tay cái. Đừng lấy làm lạ nếu bạn cảm thấy hơi đau ở đầu ngón tay cái sau lần đầu làm thử. Cần luyện tập nhiều và sự thích nghi sẽ đến nhanh hơn.
2. ẤN HUYỆT BẰNG 2 NGÓN TAY CÁI CHỤM VÀO NHAU Để có một lực đè trên một diện tích rộng hơn, ví dụ: cạnh cột sống, ta phải dùng cả 2 ngón tay cái. Gập 2 đầu ngón thành một góc 45O. Ta áp dụng phương cách này để ấn những huyệt trên đầu, lưng, cánh tay, hai bên ống chân và bẹn.
3. ẤN HUYỆT BẰNG LÒNG BÀN TAY Sử dụng lòng bàn tay để ấn lên các huyệt ở khu vực lưng dưới, ngực và bụng. Sức ép cần tập trung giữa bàn tay và các ngón tay cũng như lòng bàn tay tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.
4. TỰ ẤN HUYỆT Để có kết quả tuyệt đối, điều cần thiết là nên chọn thế ngồi cho thích hợp, trên mặt ghế hay trên mặt đất. Để tay sao cho có thể chạm đến chân và ngón chân một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nên lưu ý đến cùi chỏ nằm trên cùng một mặt bằng của hướng đè mà bạn đang thực hiện bởi phần cánh tay trước. Khi ấn các huyệt ở phần trên của trán hay thái dương, cùi chỏ của bạn phải hướng ra phía ngoài. Trong việc tự bấm huyệt, người ta thường dùng một ngón tay cái, hay 2 ngón chụm lại: phương pháp được dùng nhiều nhất là 2 hay 3 ngón phối hợp, chập lại.
5. ẤN HUYỆT BẰNG CÁC NGÓN TAY CHỤM LẠI Chập 2 hay 3 ngón tay cho mỗi lần là thực hiện một cách dễ dàng nhất khi tự mình ấn huyệt. Nó giúp bạn có thể thực hiện được trên lưng, trên vai. Nó cũng giúp làm tăng diện tích xoa bóp. Các ngón tay phải co lại và sự tiếp xúc thể hiện trên cả đốt đầu của ngón tay chứ không phải chỉ ở đầu ngón. Bằng việc tác động lên huyệt của bệnh nhân, bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra cần phải làm thế nào để có thể thực hiện một cách hữu hiệu. Khi thực hiện đúng, khí huyết trong cơ thể người bệnh sẽ được khai thông, dễ chịu.
IV.Chữa Đau Lưng
Dưới đốt sống Đối tượng nằm sắp trên một chiếc mền xếp lại dưới đất đầu kê trên 2 bàn tay với chiếc khăn lông gấp lại. Đứng trên lưng đối tượng để có thể tiếp xúc dễ dàng với phần dưới của sống lưng (hình 257). Di chuyển ngón cái của bạn trên cột sống mà khi chạm vào bạn sẽ cảm thấy có những chỗ lõm giữa các đốt. Chính trong các lõm này bạn sẽ ấn các ngón cái trái, phải luân phiên nhau, bắt đầu trên lưng, kết thúc dưới đốt sống thắt lưng. Bạn ấn thẳng tay, sức nặng của cơ thể tập trung trên các ngón cái để truyền xuống đối tượng. 1.Ấn ngón cái phải ở giữa lưng. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Đặt ngón cái trái trên lỗ khuyết tiếp theo của cột sống (hình 258). Ấn vừa lại. Nghỉ.
3.Tiếp tục ấn dọc theo cột sống cho đến xương cụt, luân chuyển các ngón cái. Ấn vừa trên mỗi điểm. 4.Lặp lại các tiến trình trên 2 lần nữa. Hai bên cột sống thắt lưng Không thay đổi vị thế, đặt hai ngón cái hai bên cột sống, cách cột sống thắt lưng khoảng 4 ngón tay (3 thốn). 1.Ấn vừa với 2 ngón cái phía bên phải cột sống.3 giây. Nghỉ. 2.Hạ thấp 2 ngón cái cách khoảng 2 ngón tay (1 thốn rưởi) trên đường bên phải dọc theo hai bên cột sống (hình 259 – 260). Ấn lại. Nghỉ.
3.Tiếp tục hạ thấp dọc theo cột sống cách khoảng 2 ngón tay. Trên mỗi điểm, ấn vừa, 3 giây.
Nghỉ một chút rồi tiếp tục đến 1 điểm nằm giữa mông. 4.Lặp lại 2 lần nữa động tác trên . 5.Sang phía trái đối tượng. Để đầu ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Đặt chúng trên một điểm ở lưng nằm phía trên của đường gân cơ bắp chạy song song với sống lưng. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 6.Ấn lại ít nhất 2 lần. Thường điểm này rất căng do vậyphải ấn đi ấn lại đến khi cơ bắp mềm nhũn ra. 7.Ngồi trên lưng đối tượng và đặt hai ngón cái trên hai điểm hai bên cột sống thắt lưng, cách cột sống thắt lưng, 4 ngón tay (3 thốn). Ấn mạnh (9 kg) , 3 giây. (hình 261).
Bụng Đối tượng nằm ngửa. Bạn quỳ cạnh vùng thân dưới bên phải của đối tượng, làm thế nào để có thể ấn được vùng nằm giữa phần dưới lồng ngực và phần trên của bắp đùi (hình 262) với các điểm ở bụng chạy dọc theo 3 đường (hình 263). 1.Đặt 2 ngón cái cạnh nhau dưới lồng ngực, trên đường số 1, điểm số 1. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Hạ xuống 2 ngón tay trên đường nằm giữa và ấn vừa lại. Nghỉ. 3.Tiếp tục hạ xuống dọc theo đường nằm giữa, cách khoảng 2 ngón tay giữa các điểm đến xương mu. 4.Đặt 2 ngón cái dưới lồng ngực theo 2 đường số 2. Ấn vừa (7kg). 3 giây đồng thời ở cạnh trái và phải. Nghỉ. 5.Các ngón cái hạ thấp khoảng 2 ngón tay. Ấn vừa lại. Nghỉ. 6.Khi đến các điểm nằm giữa thân và bẹn. Ấn vừa. 3 giây. Quỳ cạnh đối tượng. Để bàn tay trên bụng. Ấn với 2 lòng bàn tay, đồng thời kéo xuống đến lúc bao trùm cả bề mặt của bụng, xoa nhẹ. Nhấn mạnh trên các vùng mà bạn thấy cơ bắp gồng lên và tiếp tục xoa đến lúc các bắp thịt mềm trở lại.
BÀI TẬP KẾT THÚC Đối tượng duỗi thẳng cánh tay sau đầu. Bạn nắm 2 bàn tay của đối tượng và nhẹ nhàng kéo các cánh tay về phía bạn. Đối tượng cần hít vào cho đầy phổi bằng cách duỗi thẳng chân và ngón chân. Sau một lúc, bạn buông tay ra, trong khi đối tượng từ từ thở ra bằng miệng vàđể toàn cơ thể thư giãn. Lập lại trong 6 lần.
V. chữa vẹo cổ và đau vai
Đỉnh đầu và giữa vai Đối tượng nằm sắp. Quỳ gối sau đầu, xích lại gần để có thể chạm phần cao của vai (hình 240). Điểm 1 nằm trên chỏm sọ. 2 điểm tiếp theo nằmphần trên của vai (hình 241). 1.Đặt 2 ngón cái trên điểm nằm trên đỉnh chỏm sọ. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Duỗi tay trái và đè 2 ngón cái trên vai phải. Điểm trên vai nằm cách 3 hay 4 ngón tay phía dưới ót, cạnh xương nhô lên phía cao nhất của vai và hơi lùi về phía sau. Đặt ngón cái phải trên móng ngón cái trái và ấn mạnh (9kg). 3 giây. Ấn lại. 3.Di chuyển nhẹ, đối diện với vai trái của đối tượng. Đặt ngón cái phải trên điểm tương ứng của vai và ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Ấn mạnh. 3 giây. Nghỉ. Ấn lại.
Cổ gáy Đặt các ngón cái cạnh nhau trên phần cao nhất của gáy, trên lỗ khuyết tiếp theo đáy sọ (hình 242 – 243). 1.Ấn mạnh. 3 giây. Nghỉ. 2.Chuyển 2 ngón cái về phía phải cách 2 ngón tay ngay trên bờ hộp sọ. Ấn mạnh lại (9kg). 3.Chuyển các ngón cái về bên phải cách khoảng 2 ngón tay và dưới sọ. Ấn mạnh lại. 4.Chuyển sang trái, cách giữa chỏm sọ độ 2 ngón tay. Ấn mạnh bằng 2 ngón cái (9kg). Nghỉ. 5.Sang trái của điểm chót lần nữa với 2 ngón cái dưới xương sọ và ấn lại như trên.
Cơ bắp cổ Gáy Tách 2 tay ra và để các ngón cái trên phần cao nhất của cơ bắp, điểm trọng yếu nhất củagáy (hình 244). Ngón cái phải trên điểm cao nhất của cơ bắp phải, ngay dưới xương sọ và ngón cái trái trên phần cao của cơ bắp trái trên điểm tương ứng. .
Lưng trên Bạn ấn ngón cái trái bên phía vai phải ngay trên điểm nhô lên nằm ở chân gáy. Đặt ngón cái phải cách 2 ngón tay, bên phải của cùng đốt sống (hình 245).
1.Ấn vừa (7kg) bằng 2 ngón cái trong 3 giây. Nghỉ. 2.Hạ thấp theo đường thẳng cách 2 ngón tay dọc đốt sống lưng. Ấn vừa lại với 2 ngón cái. Nghỉ. 3.Tiếp tục hạ thấp trên phía phải đốt sống với khoảng cách 2 ngón tay đến phần giữa bả vai. 4.Trở lên phần cao nhất của đốt sống, 2 ngón cái cách các đường số 1, khoảng 2 ngón tay Lặp lại tiến trình trên
Bả vai và các khớp Điểm trên bả vai nằm ngay dưới cạnh phần trên của bả vai, trong góc gần nhất của đốt sống (điểm số 1). Điểm khớp nối nằm ở góc của vai và xương trên của cánh tay (điểm số 2). Ấn các điểm ở bên phải trước khi sang trái (hình 246).
Cổ Tiến trình này cũng như các động tác tiếp theo tác động vùng cổ và vai. Thực hiện các động tác trên phía phải rồi chuyển sang trái của đối tượng để lập lại các động tác tương tự bên phía trái. Đối tượng phải xoay lại và nằm ngửa trên lưng. Bạn quỳ bên trái nửa thân trên của đối tượng. Bạn có thể chạm cổ của đối tượng mà không cần duỗi thẳng cánh tay. Cần bao quát hoàn toàn vùng cổ, từ dưới hàm xuống đến chân cổ. Sử dụng ngón trỏ, giữa của cả 2 bàn tay luân phiên bên phải rồi bên trái.
Nách và vai Điểm 1 trong động tác này là lỗ khuyết ở nách (hình 248). Sau đó là 3 điểm theo đường chéo góc, hạ xuống từ phía vai trước (hình 249 – điểm 2, 3, 4). Cuối cùng là 3 điểm khác hạ xuống từ góc trên của vai ở mặt ngoài phần trên cánh tay (hình 250 – 251).
1.Bàn tay trái của bạn nắm góc vai trái của đối tượng, và đặt ngón cái phải ở điểm lõm nhất của nách (điểm số1). Ấn mạnh (9kg). 2 giây. Nghỉ một chút rồi ấn mạnh lại. 2.Giữ vững vai phải đối tượng và đặt ngón tay giữa trên móng tay trỏ phải trong điểm khuyết dưới khớp nối (điểm số 2). Ấn mạnh (9kg). 2 giây. Nghỉ. 3.Đưa các ngón tay cách điểm số 3 khoảng 2 ngón tay trên đường chéo góc và hướng về phía nách của đối tượng và ấn mạnh lại. Nghỉ. 4.Đặt các ngón tay cái cạnh nhau trên bờ ngoài của vai. Các bàn tay bao lấy cánh tay, các ngón tay luồng dưới nách. Ấn mạnh (9kg) điểm số 4. 2 giây. Nghỉ và ấn mạnh lại. 5.Các ngón cái của bạn hạ thấp đến phần trên cánh tay cách điểm 4 độ 2 ngón tay (hình 250). Ấn mạnh trên điểm số 5 (9kg). Nghỉ. Ấn mạnh lại. 6.Hạ xuống 2 ngón tay nữa trên cánh tay và ấn điểm 6 (hình 251). Nghỉ và ấn mạnh lại.
7.Điểm 7 cách điểm 6 khoảng 2 ngón tay nữa . Ấn mạnh. Di chuyển đến cạnh tay trái của thân trên của đối tượng. Lập lại tiến trình ở cổ, nách và cánh tay trên các điểm tương ứng ở bên trái.
BÀI TẬP KẾT THÚC Đối tượng duỗi thẳng cánh tay sau đầu, bạn nắm bàn tay để nhẹ nhàng kéo thẳng cánh tay tối đa (hình 252). Cùng lúc, đối tượng hít vào bằng mũi cho thật đầy phổi đồng thời duỗi thẳng chân và các ngón chân. Ta kéo một lúc rồi thả ra trong lúc đối tượng thở ra nhẹ nhàng bằng miệng. Cơ thể hoàn toàn thư giãn. Lặp lại ít nhất 6 lần bài tập này. VI. Tự ấn huyệt chống lão hóa Có thể thực hiện trong tư thế ngồi, trên một cái ghế hay dưới đất. Ngồi trên ghế sẽ thoải mái hơn vì 2 chân được thư giãn. LƯNG DƯỚI
Hai cánh tay choàng ra phía sau và đặt 2 ngón cái tay cách cột sống nơi thắt lưng một khoảngcách bằng 2 ngón tayrồi di chuyển lên phía trên càng cao càng tốt nhưng vẫn duy trì đủ sức mạnh để ấn tối đa (9kg) (hình 17). 1.Ấn mạnh(9kg) trong 3 giây trên cả 2 điểm nơi thắt lưng, cách cột sống 2 ngón tay (1,5 thốn). Nghỉ. 2.Ấn ngón tay cái kéo dần lên phía trên, cách cột sống 4 ngón (3 thốn). Lực ấn như trên (9kg). Nghỉ. 3.Đặt ngón tay cái trở lại điểm xuất phát, ấn mạnh, rồi kéo dần lên phía trên, ấn mạnh . Làm như vậy thêm một lần nữa, nghỉ.
BỤNG TRÊN Phần trên của bụng gồm 6 điểm tạo thành 1 chữ thập ảo. Bốn điểm đầu nằm thẳng hàng
trên mạch Nhâm, đường thẳng đứng tạo đường phân đôi giữa dạ dày. Hai điểm sau là giao điểm giữa cạnh sườn với hai trục thẳng hạ từ hai đầu vú (hình 18 – hình 19). 1.Chụm ngón trỏ, giữa và áp út của 2 bàn tay đặt trên điểm 1, nghĩa là giữa lồng ngực. Ấn vừa khoảng (7kg) trong 3 giây. Nghỉ (hình 18) 2.Hạ xuống 3 ngón tay (2 thốn). Lặp lại việc ấn. 3 giây. Nghỉ. 3.Hạ thêm 3 ngón tay nữa. Ấn. Nghỉ. 4.Hạ thêm 3 ngón tay ngay trên rốn. Ấn. 3 giây. Nghỉ. 5.Tách 2 bàn tay ra và ấn trên cả 2 điểm nằm cạnh sườn ngay dưới 2 đầu vú, dùng 3 ngón tay chập lại. Ấn vừa. 3 giây. GÓT CHÂN
Đặt bàn chân phải xuống đất. Cúi mình về phía trước. Đặt ngón tay cái phải trên phần ngoài của gót chân nằm phía hõm sâu của gót chân và xương mắt cá (hình 21). Đặt ngón tay cái trái trên điểm tương ứng với mặt trong của mắt cá, các ngón tay còn lại ôm mặt trước của cổ chân (hình20). 1.Ấn vừa khoảng (7kg) bằng 2 ngón tay cái ở điểm giữa hai bên gân gót và mắt cá chân. 3 giây. Nghỉ. 2.Di chuyển ngón cái xuống dưới dọc theo bàn chân. Ấn như trên với 2 ngón cái trong lỗ khuyết giữa mắt cá và lòng bàn chân (hình 21).Nghỉ. 3.Hạ thấp nữa vòng theo mắt cá và ấn vừa . 4.Cùng thực hiện tiến trình trên cho mắt cá bên trái.
LÒNG BÀN CHÂN Đặt chân phải trên đầu gối trái, làm thế nào để 2 tay có thể chạm gan bàn chân và các ngón tay cái đè được lên đầu bàn chân (hình 22). Ba điểm đầu tiên phải ấn nằm trên đường thẳng dọc chính giữa bàn chân từ gót đến các ngón chân (hình 23). Điểm cuối cùng nằm ở chỗ lõm của gan bàn chân khi co các ngón chân lại . 1.Nắm bàn chân phải bằng 2 bàn tay, và đặt hai đầu ngón tay cái cạnh nhau trên phần giữa chỗ phình ra của gót chân, điểm số 1. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Kéo ngón cái đến phần hẹp nhất (hình 23) của gan bàn chân, điểm số 2. Ấn như trên. Nghỉ. 3.Đến điểm số 3, nằm ở chỗ lõm của gan bàn chân khi co các ngón chân lại. Ấn như trên. Nghỉ 4.Đặt hai ngón tay cái trên điểm thứ 4. Ấn mạnh. 3 giây. 5.Lặp lại tất cả tiến trình trên bàn chân trái sau khi đặt nó trên đầu gối phải.
TRÁN
Trong lúc ấn các huyệt này, đầu các ngón tay di chuyển từ giữa trán ra phía màng tang (thái dương)-(hình 24 – hình 25). 1.Ấn hai huyệt vùng thái dương bằng hai đầu ngón tay cái, hai ngón tay trỏ đặt dưới chân tóc đường chính giữa hai đầu chân mày, hai ngón giữa nằm giữa trán còn hai ngón áp út nằm ngay trên chân mày. 2.Ấn vừa phải (7kg) 3 ngón tay của hai bàn tay thể hiện cùng một nhịp điệu. Lập lại 3 lần tiến trình này. 3.Di chuyển các ngón tay trên đường chính giữa hai đầu chân mày (đường số 1) đến điểm giữa của mỗi chân mày (đường số 2). Ấn vừa đồng thời cả 2 tay. 3 giây. Nghỉ. Bắt đầu lại thêm 2 lần nữa. 4.Di chuyển các ngón tay về phía mí tóc thái dương(đường số 3). Ấn vừa tất cả ngón tay mỗi lần trong 3 giây. Nghỉ. Lập lại 3 lần.
MẮT Dùng các ngón trỏ, giữa và áp út của cả 2 tay – bàn tay trái cho mắt trái và bàn tay phải cho mắt phải (hình 26) ấn các điểm bao quanh mắt, nằm ở mặt sau của bờ hố mắt (hình 27). Thực hiện đồng thời cả 2 mắt. Nếu mang kính sát tròng, nên tháo ra trước khi bắt đầu.
1.Đặt các đầu ngón tay dọc theo bờ trên của ổ mắt, ngón áp út càng gần mũi càng tốt. Các ngón tay vuốt nhe, mí mắt nhắm lại, ấn nhẹ (độ 4kg) trên sống của bờ trên hố mắt. 2.Xê dịch các ngón tay xuống một chút, đầu các ngón tay đặt trên mí mắt nhắm. 3 giây ấn thật nhẹ (1 đến 1kg5). Nghỉ. 3.Co nhẹ các ngón tay, ấn lên mặt sau bờ dưới hố mắt. Ấn vừa khoảng (4kg5). 3 giây. MŨI
Đặt đầu ngón giữa chồng lên trên móng ngón tay trỏ (hình 28). Ấn cùng một lúc trên ba điểm tương ứng bằng ngón trỏ, ngón áp út và ngón út trên 2 cạnh của mũi (hình 29). 1.Đặt các ngón tay của bàn tay phải trên mũi phải, điểm từ đầu mắt xuống, phía dưới rãnh nước mắt. Cùng tư thế, bên mũi trái cho các ngón tay của bàn tay trái. Ấn vừa phải (7kg) 3 giây. Nghỉ. 2.Chuyển các ngón tay đến điểm cao của cánh mũi, trên điểm cao nhất của cánh mũi. Ấn vừa phải (7kg) 3 giây. Nghỉ. 3.Đưa các ngón tay dọc theo mũi đến cạnh dưới lỗ mũi. Cùng động tác, ấn vừa phải. 3 giây. GÒ MÁ
Đặt ngón tay giữa lên trên móng tay trỏ. Mỗi gò má có 4 điểm (hình 30). Thực hiện cùngmột lúc ấn lên trên các điểm tương ứng ở hai bên gò má. 1.Điểm đầu tiên: nằm liền phía dưới giữa bờ trong đồng tử, cách 1 ngón tay dưới hố mắt (giao điểm của đường dọc bờ trong đồng tử với đường ngang điểm cao nhất của cánh mũi). Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Điểm thứ hai:độ 2 ngón tay cách bờ của mặt tại các điểm nhô ra nhiều nhất của gò má và nằm ngay dưới đầu ngoài của đuôi mắt. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ.
3.Điểm thứ ba, thứ tư: nằm ngay dưới các điểm khởi đầu, giống như trên một đường thẳng đi ra từ cánh mũi. Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ.
MIỆNG VÀ DƯỚI CẰM Ghi nhận 4 điểm gần miệng (hình 31) và 1 điểm dưới cằm (nền miệng)(hình 32). Sử dụng, ngón cái cho điểm 1, hai ngón trỏ cho điểm 2,3 ngón trỏ cho điểm 4 cùng lúc với ngón cái cho điểm 5. 1.Đặt ngón cái ở giao điểm 1/3 từ môi trên, và 2/3 từ dưới mũitrên đường dọc giữa mũi và môi trên (huyệt Nhân Trung). Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn hai ngón tay trỏ cách khoé miệng 1 lóng tay (huyệt Địa Thương). Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ. 3.Ấn ngón trỏ vào điểm 4 cách môi dưới một ngón tay (huyệt Thừa Tương) và ấn điểmdưới cằm (huyệt Liêm Tuyền) bằng ngón tay cái. Ấn cùng một lúc hai huyệt, ấn vừa phải. 3 giây. CỔ VÀ HỌNG
Khi tác động các điểm ở vùng cổ, dùng ngón trỏ và giữa của 2 bàn tay, tay trái phía trái của cổ và tay phải cho phía phải (hình 33). Nguyên tắc cần nhớ: khi ấn huyệt ở vùng cổ cần ấn nhẹ nhàng, vừa phải thực hiện cùng một lúc cả hai tay khi ấn trên các điểm tương ứng ở cả hai bên (hình 34): 1.Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải dưới cằm ở ngay đầu trên cạnh phải của khí quản. Tương tự như thế, đặt bàn tay trái lên vùng cổ ở cạnh trái của khí quản. Ấn nhẹ (4kg5) 2 giây trên cơ bắp. Không ấn trên ống khí quản. Nghỉ. 2.Nhẹ nhàng ấn xuống phía dưới cổ với cùng một nhịp độ. Hai giây cho mỗi điểm. 3.Đưa tay lên phía trên cổ và ấn lại. Đi theo các huyệt nằm trên hai cơ bắp chính của cổ (cơ ức đòn chũm). 4.Chỉ có một điểm ở nền cổ giữa các xương đòn. Uốn cong ngón tay cái và đặt đầu ngón tay lên
điểm giữa của bờ trên. Ấn về phía dưới, không ấn trên vùng cổ họng. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. Làm lại 2 lần. THÁI DƯƠNG (MÀNG TANG)
Bắt chéo các ngón tay, tỳ đầu ngón giữa trên móng củangón tay trỏ. 1.Chạm vào chỗ lõm của thái dương. Hai bàn tay ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Lặp lại tiến trình như trên. 3.Nghỉ chốc lát. Đặt lưng trên ghế. Hít vào bằng mũi, cho đầy phổi. Nín thở 3 giây rồi thở ra từ từ bằng miệng. Lặp lại hơi thở sâu ít nhất 6 lần. VII. Chữa đâu đầu Đỉnh đầu Đối tượng nằm ngửa trên một chiếc mền xếp lại cho êm. Bạn quỳ gối sau đầu của đối tượng, gần đủ để có thể chạm đỉnh đầu mà không phải duỗi thẳng cánh tay (hình 212).
1.Đặt 2 ngón cái cạnh nhau trên điểm số 1. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Cách điểm 1 về phía sau 2 ngón tay, ấn vừa (7kg) các điểm 2,3,4,5. 3 giây. Nghỉ. 3.Đặt 2 ngón tay cái vào 2 điểm số 1 trên cácđường số 2. Ấn vừa (hình 214) . 3 giây. Nghỉ. 4.Cách 2 ngón tay về phía sau, ấn vừa bằng2 ngón cái cùng lúc trên các điểm 2, 3, 4, 5. 3 giây. Nghỉ. 5.Trở lại ở chân tóc và kéo các ngón cái 2 ngón tay về cạnh đầu. Ấn vừa (7kg) trên các đường số 3 cách đường số 2 khoảng 2 ngón tay đến khi một lần nữa đến chỏm sọ. 3 giây trên mỗi điểm. Phần trên của vai Đối tượng nằm sắp. Bạn quỳ gối sau đầu, duỗi cánh tay trái và đặt ngón cái trái trên vai phải
(hình 215). Điểm trên vai nằm cách 3 hay 4 ngón tay dưới ót, cạnh bờ xương nhô lên phía sau vai (hình 216).
1.Đặt đầu ngón trỏ trên móng tay cái. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn lại 2 lần. 3 giây mỗi lần. 3.Đổi sang vai trái của đối tượng. Thay đổi vị trí các ngón cái bằng cách đặt đầu ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Lặp lại tiến trình nêu trên ở vai phải.
Cổ gáy Để tác động hữu hiệu trên phần đầu cổ này cần phải đổi tư thế. Bạn đứng và choàng 2 chân phía dưới bẹn (hình 217), cúi hẳn trên nửa thân trên (Nếu cảm thấy mệt, hãy quỳ gối, sức nặng tựa trên các ống chân). 1.Đặt ngón cái phải trên lõm dưới sọ, ở phần trên và giữa ót. Ngón cái tráitrên móng cái phải (hình 218). Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn mạnh lại 2 lần nữa. 3 giây mỗi lần. 3.Bạn đặt ngón cái trái cách điểm 1 ba ngón tay men theo bờ dưới của sọ. Cùng khoảng cách bên phải cho ngón cái phải. Ấn mạnh (9kg). 3 giây với mỗi ngón cái. Nghỉ. 4.Ấn lại 2 lần. 3 giây mỗi lần. 5.Đặt các ngón cái ra xa cách điểm số 2 khoảng 3 ngón tay trên nền sọ và ấn mạnh bằng 2 ngón cái. 3 giây. Nghỉ. 6.Ấn lại 2 lần nữa. Cơ bắp cổ Ở tư thế ngồi trên lưng đối tượng, đặt ngón cái trái trên phần cao nhất của cơ bắp lớn của gáy, rồi
chuyển dần xuống vai (hình 219). 2 ngón cái ấn trên phần cao của cơ bắp 2 bên, từ đáy sọ đến bả vai.
1.Ấn mạnh (9kg) trên từng điểm. 3 giây. Nghỉ. 2.Hạ thấp 2 ngón tay dọc theo cơ bắp. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Các ngón cái đè chặt trên các cơ bắp. Nghỉ. 3.Tiếp tục dọc cơ bắp phải và trái, mỗi lần để cách khoảng 2 ngón tay. Ấn mạnh (9kg) đến điểm chót phần dưới cơ bắp trên bả vai.
Mắt cá Đổi vị thế để tác động trên mắt cá. Quỳ gần đầu gối phải của đối tượng và quay về phía mắt cá. Đặt ngón cái trái bên ngoài mắt cá, giữa xương và gót chân, nơi có một lỗ khuyết (hình 220). Ngón cái phải đè trên điểm tương ứng mắt cá trong. Các ngón tay khác ôm lấy mắt cá (hình 221). Sang phía trái đối tượng và lập lại tiến trình, trên mắt cá trái.
Lòng bàn chân Ngồi trước bàn chân phải của đối tượng. Bốn điểm phải bấm trên lòng bàn chân. Ba điểm đầu nằm dọc đường phân đôi bàn chân 1, 2, 3. Điểm 4 ở cuối vòm gan bàn chân, nơi khuyết sâu nhất và hơi về trước điểm 1 (hình 223).
Khi đã hoàn tất, đối tượng nằm ngửa. Đây là vị thế cho các bài tập kết thúc việc bấm huyệt nhằm chống lại chứng đau đầu. Cổ Quỳ bên phải gần nửa thân trên của đối tượng. Bạn có thể dễ dàng tác động trên cổ của
đối tượng mà không cần duỗi thẳng tay (hình 224). Các điểm trong hình vẽ chỉ mang tính tổng quát. Nguyên tắc là phải ấn bao trùm cả vùng cổ (hình 225). Bạn bắt đầu từ vùng hàm để kết thúc ở phần dưới cổ. Dùng các ngón trỏ, giữa và áp út của cả 2 bàn tay.
Thái dương (màng tang) Trở lại vị thế đứng sau đầu của đối tượng. Có 2 điểm cần ấn ở 2 bên đầu (hình 226). Dùng các ngón trỏ, giữa của 2 bàn tay để tác động trên 2 bên đầu cùng lúc.
Mắt
Chung quanh mắt, có các điểm nằm trên mặt sau của các bờ ổ mắt (hình 228 – 229). Sử dụng ngón trỏ của 2 bàn tay ấn cùng lúc trên 2 mắt (hình 227).
BÀI TẬP KẾT THÚC Đối tượng nằm sải tay trên mặt đất. Bạn đứng sau đầu đối tượng, nắm 2 bàn tay của đối tượng và kéo thẳng ra (hình 230). Cùng lúc, đối tượng hít vô bằng mũi tối đa, và duỗi thẳng ống chân, ngón chân. Bạn giữ nguyên chốc lát rồi buông bàn tay và các cánh tay của đối tượng, trong khi đối tượng thở ra nhẹ nhàng bằng miệng, cả cơ thể thư giãn từ từ. Lập lại 6 lần.
http://www.camxahoc.vn/?p=3480
Biểu hiện Âm Dương tương ứng Tay Chân
(CXH.VN) Chúng tôi lại tiếp tục giới thiệu đến các bạn biểu hiện Âm Dương trên cơ thể tương ứng với bàn tay và bàn chân. Giống như các loại châm cứu khác như: Diện châm, Nhỉ châm thì Túc châm và Thủ châm cũng thể hiện những điểm tương ứng như thế. Mời các bạn cùng xem và nghiên cứu. BIỂU HIỆN ÂM DƯƠNG CỦA CƠ THỂ VỚI BÀN TAY, CHÂN ……ÂM ………………………………..DƯƠNG
Lòng bàn tay, bàn chân tương ứng với mặt trước của cơ thể: Âm Mu bàn tay, bàn chân tương ứng với mặt sau của cơ thể: Dương. Vỗ huyệt ở lòng bàn tay và bàn chân có tác dụng kích thích các vùng tương ứng mặt trước và sau cơ thể.
DƯƠNG
ÂM
BIỂU HIỆN HAI KINH NHÂM ĐỐC MẠCH TRÊN BÀN TAY
Nhâm mạch . . . . Đốc mạch . . .
BIỂU HIỆN HAI KINH NHÂM ĐỐC MẠCH TRÊN BÀN CHÂN
.Nhâm mạ ch . . . .Đốc mạch . . .
Bàn tay tương ứng với phân đoạn cơ thể
(CXH.VN) Những điểm phản ứng trên bàn tay, bàn chân tương ứng với sự phân đọan trên cơ thể, cho ta thấy; nếu như đối với những trường hợp có dấu hiệu cứng khớp các ngón tay và ngón chân vào buổi sáng (thức dậy họat động một lúc thì khỏi)… …đó là một trong những dấu hiệu của chứng Viêm đa khớp dạng thấp, chỉ cần bạn chuyên cần xoa bóp thường xuyên các đốt ngón tay, ngón chân sẽ giúp phòng ngừa cũng như làm giảm bớt chứng đau nhức các khớp của người có tuổi. NGÓN CÁI TƯƠNG ỨNG VỚI ĐẦU MẶT Ngón tay, ngón chân cái có những điểm phản ứng tương ứng với Tuyến Yên, Tuyến Tùng. Xoa bấm ở ngón chân, tay cái đều tác động đến 2 tuyến nội tiết này. Ngón tay, ngón chân cái tương ứng với: cột sống cổ, gáy, nảo, đầu, cổ, trán, mặt, mắt, răng, mũi, môi miệng, cổ họng.
Tuyến Yên: Có vai trò như một nhạc trưởng chỉ huy tòan ban nhạc của các tuyến nội tiết trên cơ thể, nó là một phần quan trọng của sự sống. Tuyến Yên lành lặn, điều hòa: người tự tin, cởi mở, yêu đời, thể hiện một sức sống mãnh liệt. Tuyến yên trục trặc, không điều hòa: tinh thần suy sụp, thường xuyên đau đầu, suy nhược thần kinh, bi quan, mất ngủ…. Đối với người mắc bệnh có thễ thay đổi: từ một người đẹp thành xấu vì lưỡi và môi bị dày lên, mũi bạnh ra đến độ dị dạng. Tính tình từ nhanh nhẹn trở thành chập chạp, chăm chỉ thành lười biếng… Tuyến Tùng: Có vai trò như một nhà tổ chức, chăm lo duy trì sự phát triển hài hòa của các tuyến nội tiết, với các nhà yoga thì nó tượng trưng của con mắt thứ 3. Khi tuyến tùng họat động mất cân bằng thì các tuyến nội tiết khác cũng bị rối lọan theo, khiến cho các bộ phận khác trong cơ thê phát triển nhanh hoặc chậm hơn. Tóm lại tuyến tùng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển cân đối của cơ thể chúng ta.
Dư Quang Châu (bộ môn Năng lượng Cảm xạ)
Bàn tay với sự tương ứng trên cơ thể
(CXH.VN) Chúng tôi sẽ lần lượt gửi đến các bạn những điểm phản xạ trên lòng bàn tay tương ứng với từng bộ phận trên cơ thể, giúp bạn có thể qua đó tự chữa bệnh tại nhà LÒNG BÀN TAY PHẢI
Thể hiện mặt trước của cơ thể: 1. Ngón cái: tương ứng với gương mặt. 2. Ngón út: tương úng với mặt trong cánh tay trái 3. Ngón trỏ: tương ứng với mặt trong cánh tay phải. 4. Ngón áp út (đeo nhẫn): tương ứng với mặt trong chân trái. 5. Ngón giữa: tương ứng với mặt trong chân phải. LÒNG BÀN TAY TRÁI
LÒNG BÀN TAY TRÁI
MU BÀN TAY PHẢI
Thể hiện mặt sau của cơ thể: 1. Ngón cái: tương ứng với vùng cổ gáy và phía sau đầu. 2. Ngón trỏ trái: tương ứng với phía bề mặt ngòai tay trái. 3. Ngón trỏ phải: tương ứng phía bề mặt ngòai với tay phải.
4. Ngón giữa tay trái: tương ứng với bề mặt ngòai chân trái. 5. Ngón giữa tay phải: tương ứng với bề mặt ngòai chân phải. 6. Ngón áp út (đeo nhẫn) tay trái: tương ứng với bề mặt ngòai chân phải. 7. Ngón áp út (đeo nhẫn) tay phải: tương ứng với bề mặt ngòai chân trái. 8. Ngón út tay trái: tương ứng với bề mặt ngòai tay phải. 9. Ngón út tay phải: tương ứng với bề mặt ngòai tay trái. Dư Quang Châu (bộ môn Năng lượng Cảm xạ)
Chữa bong gân khủyu tay
(CXH.VN) Ấn huyệt có thể làm hết đau nếu bạn đang bị bong gân gây nhiều khó khăn cho các hoạt động thể chất. Chứng bong gân ở khuỷu tay thường xảy ra ở những người thường xuyên sử dụng cơ bắp gồng cứng sau những nỗ lực thể chất lâu dài. Phải ấn mạnh trên 2 vai, sau đó ấn từ đầu đến cuối cánh tay đang bị đau. Chú trọng đặc biệt đến khớp khuỷu tay. Lúc đầu rất đau đớn nhưng ấn dần dần sẽ quen đi nhanh chóng. Nên ấn ít nhất mỗi ngày 2 lần – sáng và tối. Nếu thời gian cho phép, nên thực hiện nhiều lần cách nhau 3 hay 4 tiếng. Điều này sẽ giúp mau chóng khỏi bệnh. Kết thúc buổi chữa trị cần ấn vài lần ở những điểm nhạy cảm nhất ở khuỷu tay. Nên ngừng chơi quần vợt hay bất cứ môn thể thao nào cần sự hoạt động của cánh tay cho đến lúc hoàn toàn hồi phục. Có thể giảm thiểu sự tái phát hay tránh đau khuỷu tay bằng việc ấn huyệt trước và sau khi chơi quần vợt. Chỉ đòi hỏi vài phút và vài lần ấn là có thể lấy lại được sự mềm mại của cơ bắp và tình trạng thư giãn như trước. Ngoài ra có thể gia tăng mức độ hữu hiệu trong điều trị bằng cách thấm ướtvùng đau trước và sau khi ấn huyệt. Chỉ cần đặt khuỷu tay dưới vòi nước nóng (chớ không phải nước sôi) và để nước tự do chảy trên vùng đau trong 2 hay 3 phút. Các bài thực hành ấn huyệt trong chương này liên hệ đến khuỷu tay bị bong gân. Trường hợp nếu đau ở cánh tay trái chỉ cần đảo ngược các chỉ dẫn: bàn tay phải trên cánh tay trái thay vì bàn taytrái trên cánh tay phải như trước đây. ẤN HUYỆT CHỮA BONG GÂN KHUỶU TAY Các chỉ dẫn tiếp theo đây đòi hỏi phải thực hiện ở nhà, đối tượng nằm dài trên một chiếc mền dưới đất. Tuy nhiên, các động tác có thể thực hiện ở nơi khác, đối tượng dựa vào tường cho 3 động tác (vai, phần trên của cột sống, bả vai). Các bài tập này có thể sắp xếp cho một người ngồi trên ghế.
Vai Đối tượng nằm dài dưới sàn, mặt úp dưới đất. Bạn quỳ phía sau đầu, khá gần để chạm phần trên của vai mà không phải duỗi thẳng cánh tay (hình 306). Điểm cần ấn ở trên vai nằm cách ót độ 3 hay 4 ngón tay.
Phần trên của lưng
Đứng 2 chân 2 bên trên lưng đối tượng. Mặt hướng về phía đầu, các bàn chân ngang bẹn của đối tượng. Rùn đầu gối để nghiêng xuống nửa thân trên và đặt 2 ngón cái 2 bên cột sống ngay dưới đốt xương sống nhô lên dưới gáy (hình 307) cách cột sống 2 ngón tay (đường 1). 1.Ấn vừa (7kg) bằng 2 ngón cái trong 3 giây trên 2 đường số 1. Nghỉ. 2.Tiếp tục ấn xuống cách khoảng 2 ngón tay giữa các điểm cho đến ngang giữa bả vai. 3.Bây giờ đặt 2 ngón cái trên 2 đường số 2. Lặp lại tiến trình trên các điểm tương ứng. Bả vai Đặt 2 ngón cái cạnh nhau ở giữa bả vai phải, dưới bờ của gai vai (hình 308).
1.Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn lại 2 lần. 3.Kéo ngón cái về một điểm nằm sau vai, cách nách khoảng 3 ngón tay. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Ấn hướng về phía trên, cạnh vai và trên xương của khớp vai. 4.Lặp lại 2 lần nữa. 5.Bắt đầu lại trên các điểm tương ứng của bả vai trái. Các động tác tiếp theo được dự trù cho người thuận tay phải. Nếu quen tay trái cần ấn trên cánh tay trái. Nách Đối tượng nằm ngửa, duỗi thẳng 2 cánh tay. Bạn quỳ bên phải của đối tượng. Ấn sâu ngón cái phải dưới nách (hình 309). 1.Ấn mạnh (9kg), 3 giây.
Mặt ngoài của phần trên cánh tay Đặt 2 ngón cái cạnh nhau ở giữa phần trên của cánh tay, cách phần trên vai khoảng 2 ngón tay. Các ngón tay còn lại ôm lấy cánh tay (hình 310 – 311).
1.Ấn mạnh (9kg) bằng 2 ngón cái trong 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn xuống đến giữa cánh tay về hướng khuỷu tay và ấn lại. Nghỉ.
Mặt ngoài khuỷu tay Đối tượng co cánh tay phải. Ấn ngón cái trên lõm khuyết, giữa 2 gồ xương ở mặt ngoài khuỷu tay (hình 312).
1.Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn lại. Nghỉ. 3.Ấn lại 2 lần nữa. Mặt ngoài cẳng tay Trên mặt ngoài cẳng tay, các điểm trải dài trên một đường thẳng đi từ khuỷu tay đến giữa phần trên cổ tay (hình 313).
Mặt trên cổ tay Có 3 điểm ở phía trên cổ tay. Điểm 1 ở cạnh phía ngón cái, điểm 2 ở giữa và điểm 3 ở bờ ngón út, (hình 314). Nắm cổ tay đối tượng và ấn bằng ngón cái của bàn tay kia.
Mu bàn tay Trên mu bàn tay, có các điểm phải ấn nằm trong các rãnh giữa các đường gân chạy từ cổ tay đến các khớp ngón tay (hình 315). Yêu cầu đối tượng dang các ngón tay ra theo hình rẻ quạt.
Các ngón tay Trên ngón cái và trên mỗi ngón tay của đối tượng, bạn ấn các điểm từ trên xuống dưới, ấn 2 bên cạnh của mỗi lóng tay và ở giữa các khớp đốt ngón tay (hình 316 – 317).
Mặt trong của cánh tay Quỳ ngang hông của đối tượng để đối tượng có thể co duỗi cánh tay được dễ dàng, lòng bàn tay hướng lên trời. Các điểm phải ấn chạy dọc theo một đường đi từ nách đến khuỷu tay. Dọc theo bờ cơ bắp ở mặt trước cánh tay (hình 318).
Khuỷu tay Hơi gấp khuỷu tay của đối tượng. Đặt ngón trỏ và giữa ở bờ sau của rãnh giữa 2 gồ xương khuỷu tay. Đó là điểm rất nhạy cảm (hình 319 – 310). Khi ấn vào, đối tượng có cảm giác như điện giật giữa khuỷu tay và ngón út.
1.Ấn mạnh (9kg). 2 giây. Nghỉ. 2.Ấn lại 2 lần. 3.Cách 1 ngón tay, dưới điểm 1. Ấn mạnh (9kg) lên điểm 2. Nghỉ. 4.Ấn lại 2 lần nữa. 5.Duỗi thẳng cẳng tay của đối tượng. Tìm điểm phải ấn ở đầu lõm (nếp gấp) khuỷu tay. Ấn mạnh (9kg) bằng ngón trỏ và giữa trong 2 giây. Nghỉ. 6.Ấn lại 2 lần. 7.Hạ thấp 1 ngón tay về hướng cổ tay. Ấn mạnh 2 giây. Nghỉ. 8.Ấn mạnh lại 2 lần. 2 giây. Mặt trước của cẳng tay Các điểm phải ấn ở mặt trước cẳng tay chạy dọc một đường thẳng đi từ giữa nếp gấp khuỷu tay đến giữa cổ tay (hình 321).
Mặt trước cổ tay Ta ghi nhận 3 điểm trên đường ngang của nếp gấp của cổ tay (hình 322 – 323).
1.Ngón cái của bạn đè trên điểm ở gốc mô ngón cái, ngay đầu ngoài nếp gấp của cổ tay trong lúc bàn tay kia của bạn nắm bàn tay của đối tượng. 2.Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 3.Đưa ngón cái về giữa cổ tay và ấn lại. Nghỉ. 4.Ấn lại cách điểm trước 1 ngón tay. 5.Lập lại tiến trình trên 2 lần nữa. Lòng bàn tay
Bốn điểm phải ấn trên lòng bàn tay. Ba điểm đầu nằm thẳng hàng giữa phần mềm tiếp theo cổ tay và phần trước ngón giữa. Điểm 4 ở giữa chân ngón cái. 1.Hai ngón cái của bạn đặt cạnh nhau giữa phần mềm của gốc bàn tay (điểm 1). Ấn mạnh (9kg) trong 3 giây. Nghỉ. 2.Đặt 2 đầu ngón cái vào giữa lòng bàn tay theo đường thẳng. Ấn trên điểm 2. Nghỉ. 3.Đặt 2 ngón cái trên điểm lồi nằm ở gốc ngón giữa và ấn lại như trên.. 4.Bây giờ ấntrên điểm giữa mô ngón cái (điểm 4). Ấn mạnh trong 3 giây. Dư Quang Châu (bộ môn Năng lượng Cảm xạ) Tags: Ấn huyệt, bỏng, cảm xạ, chữa, dư quang châu, gân, khủyu, tay
Lời mở đầu Ấn huyệt(1)
(CXH.VN) Ấn huyệt có nguồn gốc từ thuật ngữ SHIATZU của Nhật Bản.
Đây là một phương thức chữa bệnh qua tác động lên từng vùng của cơ thể, dựa trên cơ sở của Triết học Đông Phương có từ nhiều thiên niên kỷ trước. Ấn huyệt đã được sử dụng rất phổ biến ở nhiều nước Châu Á: Nhật bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Ở Việt Nam, môn Ấn huyệt đã tồn tại như một bộ môn của Y Học Cổ Truyền Dân Tộc từ hàng ngàn năm nay. Từ nhiều thập kỷ gần đây, từ trong Nam đến ngoài Bắc, đã xuất hiện nhiều lương y chữa bệnh bằng Ấn huyệt có tín nhiệm với quần chúng. Ấn huyệt là phương thức điều trị không dùng thuốc mà đúng ra là một nghệ thuật điều trị và phòng bệnh nhằm đem lại sức khoẻ cho mọi người. Ấn huyệt được dựa trên một số cơ sở của lý luận Y Học Phương Đông như ; ” Đau thì không thông , thông thì không đau ” (Thống bất thông , thông bất thống) . Các lương y từ ngàn xưa qua tổng kết kinh nghiệm điều trị đã nhận thấy mỗi khi có một nội tạng rối loạn chức năng hoặc có tổn thương thì trên một số vùng nhất định tương ứng trên bề mặt cơ thể bệnh nhân sẽ có biểu hiện các triệu chứng bất thường như : đau hoặc tăng cảm giác hoặc giảm hoặc không còn cảm giác nữa, cũng có khi co cứng vùng da hoặc vùng cơ bắp tương ứng . . . Nhưng nếu tác động bằng cách Ấn huyệt lên vùng cơ thể có biểu hiện các triệu chứng bất thường thì dần dần chúng ta có thể ổn định các chứng bệnh của nội tạng tương ứng. Cuối cùng, các nhà Đông y lão thành đã nêu lên cơ chế của hiện tượng này qua mối quan hệ ” Biểu – Lý của Tạng – Phủ ” với khái niệm Da cũng là một bộ phận của Biểu. Trong các thập kỷ đầu của thiên niên XX này, nhiều nhà y học phương Tây đã ứng dụng và khảo sát Y thuật phương Đông. Họ đã vận dụng lý luận : ” Phản xạ da – cơ – nội tạng và phản xạ nội tạng – cơ – da ” để giải thích các sơ đồ tạng phủ phản chiếu trên bàn tay hoặc bàn chân của đối tượng. Paul Nogier cũng đã dựng lên sơ đồ của các đám rối và thần kinh trung ương theo đồ hình bào thai trên vành tai để giải thích về ” Nhĩ chẩn và Nhĩ châm “. Ta cũng biết rằng: trong ” Thần kinh học “, các nhà nghiên cứu Y học hiện đại đã phát hiện được sơ đồ ” Định vị khu vực thân thể ( Somato topographique ) “, trên các vùng vận động và cảm giác của thuỳ trán và thuỳ đỉnh thuộc não bộ. Như vậy, hy vọng rằng ta có thể dùng các dữ kiện của Y học và Khoa học hiện đại để làm sáng tỏ lý luận Y học qui nạp và trừu tượng của phương Đông.
Thông qua kinh nghiệm được điều trị có kết quả hội chứng đau cổ, vai, cánh tay của bản thân, thuần tuý bằng trích lể và bấm huyệt (năm 1992) tôi càng thêm tin tưởng vào hiệu quả điều trị của phương thức cổ xưa này. Trong cuốn sách này, các tác giả đã dành ra một chương để giới thiệu về ” Cảm xạ học “, tôi tin rằng kết hợp Cảm xạ học với Ấn huyệt sẽ tăng được tính hiệu quả của Ấn huyệt. Trong phần hai – chương hai (Năng lượng Cảm xạ học chẩn đoán và điều trị) giới thiệu về ” Giải phẫu sinh lý của các hệ trong cơ thể, các tác giả chỉ nêu lên các dữ kiện sơ lược về hình thể và chức năng của một số bộ máy chính với mục đích phổ cập các kiến thức này và vận dụng vào Ấn huyệt. Xin giới thiệu quyển ” Ứng dụng Năng Lượng Cảm Xạ Học trong Ấn huyệt ” đến cùng quí vị độc giả. Hy vọng đây là quyển sách sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho quí vị. Cuối cùng, mong được bạn đọc thông cảm với những thiếu sót và bất cập của quyển sách này và góp ý cho chúng tôi. Xin cảm ơn quí vị. Hà nội, ngày 22 tháng 04 năm 2000 Nhằm ngày 18 tháng 03 năm Canh Thìn Nhà giáo ưu tú PGS Phạm Gia Văn
Ấn huyệt là gì? (2)
(CXH.VN) Bạn mong muốn có nhiều nghị lực và thanh thản trong cuộc sống? Bạn thật sự mong muốn loại trừ các cơn đau nhức khó chịu thường xuyên như đau đầu, đau bụng ăn không tiêu , cảm mạo, gân cốt luôn rã rời mệt mỏi? Bạn luôn mong có một cuộc sống tình dục trọn vẹn? Bạn mong muốn luôn tươi trẻ? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi khuyên bạn nên thử áp dụng phương cách châm cứu không dùng kim này, đó là phương pháp “Ấn huyệt” mà theo chúng tôi nó sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Nó có thể giúp bạn cảm thấy cuộc sống trở nên thư thái, thoải mái, trẻ trung và năng động hơn. Ấn huyệt là một từ phát sinh từ tiếng Nhật ( SHIATZU ). Shi nghĩa là ngón tay và atzu là đè mạnh. Đó là một nghệ thuật nhằm điều chỉnh chỗ thịnh suy chênh lệch của âm dương, khí huyết trong thân thể người ta, kích động được khả năng chữa bệnh một cách tự nhiên, để đạt được mục đích tiêu trừ tật bệnh, khôi phục sức khoẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường bị căng thẳng trong công việc kèm theo các cơn đau của thể xác cũng như tinh thần. Ấn huyệt sẽ giúp ta làm thư giãn các bắp thịt, loại bỏ sự căng thẳng và giúp cho máu lưu chuyển toàn thân. Bạn sẽ ngạc nhiên vì sau một thời gian thực hành các cơn đau nhức sẽ lập tức bị loại trừ và không tái phát nữa. Qua các trang sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn học cách duy trì sức khoẻ, tự săn sóc và làm giảm các cơn đau thông thường, các căng thẳng hàng ngày nhờ vào việc thực hành môn Ấn huyệt. Nhưng xin nhấn mạnh rằng, những điều được đề cập sau đây mục đích dành cho đa số quần chúng, có tính cách phổ thông chớ không phải cho những ai có ý muốn có một hiểu biết sâu rộng về Ấn huyệt để hành nghề chuyên môn. Các kỹ thuật sâu rộng hơn vượt quá giới hạn của một tập sách nhỏ này. Châm cứu là dùng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể. Ấn huyệt thì lại dựa trên các huyệt này nhưng thay vì dùng kim, chúng ta dùng sức ấn của ngón tay cái cùng các ngón tay khác và lòng, sóng tay, tức “bấm” vào khu vực có huyệt đạo. Những biến động trong vũ trụ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Mọi vật thể trong vũ trụ và ngay chính trong bản thân vũ trụ có
một nhịp sống, một trật tự riêng và con người muốn tồn tại thì cần phải tuân theo cùng một chu kỳ sống này. ÂM DƯƠNG Học thuyết Âm Dương của Phương Đông cho rằng bất kỳ sự vật gì đều có đủ hai mặt Âm Dương đã đối lập và lại thống nhất với nhau mà tác dụng lẫn nhau đồng thời vận động không ngừng của Âm Dương đối lập ấy lại là nguồn gốc của vạn vật sinh hoá không ngừng trong vũ trụ. ÂM
DƯƠNG
Tĩnh
Động
Tối
Sáng
Mềm
Cứng
Mát
Nóng
Lạnh
Ấm
Dưới
Trên
Trong
Ngoài
Nước
Lửa
Đêm
Ngày
Mặt trăng
Mặt trời
Khổ
Sướng
Rủi
May
Bại
Thành
Thoái
Tiến
Tà
Chánh
Nói về y học thì sinh lý hoạt động của cơ thể, sự phát sinh và phát triển của bệnh cũng không ngoài lẽ biến hoá của Âm Dương. ·Âm là khí Âm, mềm mại nhẹ nhàng. ·Dương là khí Dương, cứng rắn mạnh mẽ.
Muốn nắm vững chính xác quy luật của bệnh tật, suy tìm bản chất của tật bệnh, căn cứ vào đó mà chữa bệnh, muốn thu được hiệu quả, thì trước hết phải hiểu rõ nội dung cơ bản đối lập, thống nhất và vận động biến hoá của Âm Dương. Như trên đã trình bày, Âm Dương ở trong thân thể người ta cần phải thường xuyên giữ gìn mức thăng bằng tương đối của nó, thì mới có thể duy trì được trạng thái sinh lý bình thường, nếu một khi Âm Dương không điều hoà thì tất nhiên mất thăng bằng mà sinh ra thiên thắng, đó tức là cơ chế sinh ra tật bệnh. Vì thế khi hiện tượng bệnh lý sinh ra , không kể những chứng trạng phức tạp như thế nào, đem quy nạp lại thì không ngoài sự thiên thắng hoặc thiên suy của Âm Dương. “Âm thắng thì Dương bệnh, Dương thắng thì Âm bệnh, Dương thắng thì Nhiệt, Âm thắng thì Hàn, Hàn thịnh quá thì biến ra Nhiệt, Nhiệt thịnh quá thì biến ra Hàn”. Đó tức là trạng thái cơ bản của bệnh do Âm Dương mất điều hoà.
Y học phương Đông từ khởi thuỷ đã nhận ra mối liên hệ gián tiếpvề sự đồng nhất thể và khái niệm về khí Âm và khí Dương trong môi trường lẫn trong cơ thể con người. Âm Dương trong thân thể người ta luôn luôn chịu ảnh hưởng của tự nhiên giới mà có sự biến hoá, vì thế muốn giữ gìn sự thăng bằng của Âm Dương trong thân thể thì phải thích ứng với sự biến hoá Âm Dương của tự nhiên giới. Và nếusự hoà hợp không còn, ta phải tái tạo lại. Khái niệm này được tiếp nối theo năm tháng cho đến khi môn “Ấn huyệt” ra đời, đây cũng là một trong các phương pháp của nền Y học Cổ truyền phương Đông là nhằm duy trì sức khoẻ và đem đến sự hoà hợp của cơ thể với tự nhiên giới. Các nhà trị liệu và các triết gia cổ phương Đông không ngừng khảo cứu về các bệnh tật của con người. Phương cách của họ vẫn là kinh nghiệm chủ nghĩa: Dựa trên kinh nghiệm và quan sát. Nhờ quan sát, họ thấy rằng mộtsố bệnh ảnh hưởngđến một số điểm nhất định nào đó trên cơ thể; một số điểm nóng lên, tê cứng, cộm, cứng, đau đớn, tiết dầu (chất nhờn), khô, đổi màu hay những chấm (đốt). Họ thống kê được 657 điểm nhạy cảm. Nhờ nối kết các điểm này với nhau, người ta xác định được 12đường kinhmạch, 8 mạch kỳ kinh, 15 biệt lạc, 12 kinh biệt, 12 kinh cân, 365 lạc , và rất nhiều tôn lạc nữa. Tuy nhiên 12 đường kinh mạch có thể chạy thông suốt khắp trong ngoài, trên dưới, cho nênngười ta thường lấy 12 kinh lạc làm chính.
Ngoài 12 đường kinh chính này còn có 2 đường kinh Nhâm, Đốc. “Nhâm“có nghĩa là đảm nhận tất cả, vận hành ở đường chính giữa cổ, họng, ngực, bụng. Khởi đầu từ chỗ Hội Âm đi lên bụng đi lên qua huyệt Quan Nguyên đến Yết Hầu, chạy lên đến dưới môi, chạy qua mặt đi sâu vào trong con mắt, đủ khả năng đảm nhiệm tất cả âm kinh trong cơ thể con người ta, cho nên gọi nó là cái ” bể của kinh lạc”. “Đốc” có nghĩalà quản đốc tất cả, vận hành ở chính giữa phía sau đầu , gáy và lưng. Khởi đầu từ chót xương cụt , theo xương sống đi lên đến huyệt Phong Phủ ở chỗ lõm phía sau gáy, rồi đi vào trong óc, lại đi lên đỉnh đầu theo trán đi xuống sống mũi huyệt Ngân Giao. Đủ khả năng quản đốc tất cả đường kinh trong cơ thể con người ta, cho nên gọi nó là cái bể của Dương mạch. Vì vậy, người xưa nhập hai kinh Nhâm, Đốc cùng với 12 kinh, gọi chung là mười bốn kinh. Người xưa cho rằng các đường kinh là nơi để tiếp nhận cũng như vận chuyển năng lượng vũ trụ trải đều trong tất cả các bộ phận, giúp cơ thể duy trì và hoà hợp với vũ trụ. Bệnh tật hay sự đau đớn chỉ xảy ra khi “các đường dẫn” bị tắc nghẽn, gián đoạn sự hoà hợp của cơ thể làm cho dòng chảy năng lượng không vượt qua được. Bằng cách châm vào cơ thể những cây kim mảnh khảnh tại những điểm nhất định nào đó trên đường kinh, ta có thể phá vỡ sự tắc nghẽn và tái hồi năng lượng ban đầu. Từ đó suy ra rằng các săn sóc định kỳ có thể giúp cho chúng ta được mạnh khoẻ, duy trì một cách hoàn hảo dòng chảy năng lượng và tránh được tật bệnh. Khoa châm cứu được ra đời từ đấy. Về sau khoa “Ấn huyệt“, một kết hợp giữa châm cứu và thực hành Án Ma của xoa bóp cổ truyền Đông phương. Án (sức ép), Ma (vuốt ve) bằng việc đè mạnh và xoa lên khu vực đau trên cơ thể bằng các ngón tay và lòng bàn tay. Ngón tay cái vàcác ngón khác ấn trực tiếp trên các điểm huyệt châm cứu cũng mang lại những kết quả tương tự. Các điểm này thực ra là những điểm thoát mà chỉ cần kích thích nhẹ bằng cách ấn trực tiếp cũng đủ thúc đẩy năng lượng lưu thông. Mặc dầu có giống nhau trong hiệu quả, nhưng lại có vài sự khác biệt như: - Châm cứu chính yếu là một hình thức chăm sóc và điều trị cho các bệnh tật. - Trong khi đó Ấn huyệt là nhằm duy trì sức khoẻ và sự quân bình của cơ thể, mà còn có thể chữa khỏi nhiều loại bệnh tật và đau nhức khác nữa. Với Ấn huyệt, ta không ngại bị nhiễm trùng, phản ứng phụ hoặc bị lây lan bởi căn bệnh thời đại “Sida”….. Một người bình thường, nếu thiếu sự huấn luyện đầy đủ về chuyên mônkhông thể nào thực hành châm cứu được. Trong khi đó, với tài liệu này, bạn có thể học tập các kỹ thuật căn bản về Ấn huyệt. Rồi ứng dụng ngay trên chính cơ thể của bạn một cách dễ dàng. Đặc biệt lưu ý là đừng bao giờ can thiệp với những bệnh nhân đang lên cơn sốt, nhiễm trùng, rối loạn nội tạng hay xuất huyết nội do loét dạ dày, hoặc bị tai nạn gãy xương.
Dù nam hay nữ, trong mọi trường hợp, Ấn huyệt đều có thể làm cho bạn trẻ ra. Thực hành bền bỉ với những bài hướng dẫn trong sách bạn sẽ đạt được kết quả mong muốn. Cơ bắp không còn căng thẳng, các cơn đau biến mất và giảm thiểu stress trong cuộc sống hàng ngày. Tags: ăn, Ấn huyệt, gì, huyệt, lá
Chuẩn bị thực hành Ấn huyệt (3)
(CXH.VN) Triết lý căn bản của phương pháp Ấn huyệt là “tác động”. Chúng ta “tác động” để làm dịu cơn đau, giúp cho cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Dĩ nhiên, chúng ta “tác động” bằng bàn tay và các ngón tay, chưa kể các phương thức quen thuộc và dụng cụ để làm dịu cơn đau. Khi yêu nhau, người ta nắm tay nhau, cảm thấy nhu cầu được mơn trớn, vuốt ve. Khi đau nhức chỗ nào, phản ứng tự nhiên là sờ tay lên vùng đau, ấn, vỗ hoặc xoa vùng đau một cách vô ý thức. Dù thực hành trên người khác hay trên chính mình, thì đôi tay của chúng ta vô tình đang chuyển sinh lực nhằm tác động lên vùng đau nhức.
Ngón tay cái, các ngón tay khác và lòng bàn tay được dùng trong khi ấn vào huyệt đạo như là một lối thoát, một ngõ ra cho năng lượng và dòng sinh lực của ta. Trên thực tế, năng lượng trong cơ thể của bạn được tập trung ở đầu các ngón tay. Khi tác động lên cơ thể một người nào đó, bàn tay của bạn nhanh chóng cho bạn biết nên tác động theo mức độmạnh hay nhẹ tùy theo cảm nhận. Càng thấy phản ứng, càng phải đè thêm, ép mạnh. Phương thức thông thường để bàn tay có thể làm quen với các mức độ khi tiếp xúc được cho là cần thiết để “tác động” mạnh hay nhẹ là luyện tập “ấn” trên một bàn cân. Đặt mặt trong hoặc đầu củangón tay cái lên trên bàn cân. Dùng sức nặng của cơ thể tập trung trên đôi cánh tay và ấn thẳng đến lúc mặt cân có chỉ số là 10kg. Điều này tương ứng với lực đè tối đa phải ứng dụng trên các bộ phận trong cơ thể. Đếm 1,2,3 rút tay ra khỏi cân, ngừng một chút, rồi ấn xuống lần nữa và cũng đếm 1,23 như lúc ban đầu. Lập lại động tác trên nhiều lần để làm quen với mức độ đè cần thiết để đạt được sức nặng từ 10kg, 7kg, 5kg. Thường khi ấn huyệt ở khu vực đầu, bao tử, lực đè là khoảng 7kg, đối với phần trước và cạnh cổ, bụng dưới là khoảng 5kg, hay tốt nhất là khoảng 4kg 5.
CHUẨN BỊ THỰC HÀNH ẤN HUYỆT Dụng cụ cần thiết để thực hiện là:
Một cái chăn (mền)
Một khăn lông
Một gối kê đầu.
Bạn có thể thực hiện trên giường hay trên một bàn xoa bóp, tốt nhất là nằm trên bộ ván. Tư thế này sẽ giúp ta tự do xoay trở trong lúc tác động lên đầu, chân hay tay của đối tượng. Kê đầu cao khoảng 5 phân.
Điều quan trọng là giữ tay duỗi thẳng ra khi đè mạnh trên người bệnh. Trọng lượng của sức mạnh nên tập trung ở các đầu ngón tay, trên lưng và vai để tốt cho việc tiếp xúc đè trực tiếp lên các điểm huyệt trên cơ thể, càng tập trung càng tốt. Thế đứng cũng phải được chọn cho thích hợp. Ví dụ: Khi nhấn trên cột sống, phải choàng lên trên đối tượng, cánh tay càng thẳng góc với cột sống càng tốt. Nếu động tác này khó thực hiện, ta phải quỳ gối cạnh bệnh nhân và nghiêng người trên vùng bạn cần tập trung sức để ấn (hình 9). Trường hợp phải ấn huyệt trên đầu, tay hay chân, tốt hơn nên quỳ nhưng giữ thẳng cánh tay, dùng trọng lượng và sự quân bình của vai hay phần trên của lưng (hình 10) Dưới đây là các hình thức căn bản giúp thực hành việc xoa bóp, ấn huyệt………
1. ẤN HUYỆT BẰNG NGÓN TAY CÁI
Được áp dụng nhiều nhất – đè trực tiếp bằng đầu thịt của ngón tay cái. Tưởng tượng là điểm tiếp xúc nằm ở phần giữa đốt đầu của ngón tay cái. Đừng lấy làm lạ nếu bạn cảm thấy hơi đau ở đầu ngón tay cái sau lần đầu làm thử. Cần luyện tập nhiều và sự thích nghi sẽ đến nhanh hơn. 2. ẤN HUYỆT BẰNG 2 NGÓN TAY CÁI CHỤM VÀO NHAU
Để có một lực đè trên một diện tích rộng hơn, ví dụ: cạnh cột sống, ta phải dùng cả 2 ngón tay cái. Gập 2 đầu ngón thành một góc 45O. Ta áp dụng phương cách này để ấn những huyệt trên đầu, lưng, cánh tay, hai bên ống chân và bẹn. 3. ẤN HUYỆT BẰNG LÒNG BÀN TAY
Sử dụng lòng bàn tay để ấn lên các huyệt ở khu vực lưng dưới, ngực và bụng. Sức ép cần tập trung giữa bàn tay và các ngón tay cũng như lòng bàn tay tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.
4. TỰ ẤN HUYỆT
Để có kết quả tuyệt đối, điều cần thiết là nên chọn thế ngồi cho thích hợp, trên mặt ghế hay trên mặt đất. Để tay sao cho có thể chạm đến chân và ngón chân một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nên lưu ý đến cùi chỏ nằm trên cùng một mặt bằng của hướng đè mà bạn đang thực hiện bởi phần cánh tay trước. Khi ấn các huyệt ở phần trên của trán hay thái dương, cùi chỏ của bạn phải hướng ra phía ngoài. Trong việc tự bấm huyệt, người ta thường dùng một ngón tay cái, hay 2 ngón chụm lại: phương pháp được dùng nhiều nhất là 2 hay 3 ngón phối hợp, chập lại. 5. ẤN HUYỆT BẰNG CÁC NGÓN TAY CHỤM LẠI
Chập 2 hay 3 ngón tay cho mỗi lần là thực hiện một cách dễ dàng nhất khi tự mình ấn huyệt. Nó giúp bạn có thể thực hiện được trên lưng, trên vai. Nó cũng giúp làm tăng diện tích xoa bóp. Các ngón tay phải co lại và sự tiếp xúc thể hiện trên cả đốt đầu của ngón tay chứ không phải chỉ ở đầu ngón. Bằng việc tác động lên huyệt của bệnh nhân, bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra cần phải làm thế nào để có thể thực hiện một cách hữu hiệu. Khi thực hiện đúng, khí huyết trong cơ thể người bệnh sẽ được khai thông, dễ chịu.
Tags: ăn, Ấn huyệt, bị, cảm xạ, chuẩn, Hạnh, huyệt, thức
Tự ấn huyệt chống lão hóa (4)
(CXH.VN) Ấn huyệt sẽ giúp cho bạn ngày càng trẻ ra, màu da trở nên tươi tắn hơn. Nó kích thích khí huyết vận hành dễ dàng và cải thiện cơ bắp giúp cơ thể năng động hơn. Y học Đông phương quan niệm một màu da đẹp thường phản ánh một tình trạng sức khoẻ tổng quát tốt, thể hiện sự hợp nhất của cơ thể Bằng việc thông mở các đường kinh, các dòng chảy năng lượng sẽ giúp làm dễ dàng sự vận chuyển khí huyết. Khoa ấn huyệt tác động hữu hiệu lên vẻ đẹp của da. Các yếu tố tiêu biểu góp phần làm màu da thêm rực rỡ được cả Tây phương lẫn Đông phương công nhận là: máu huyết lưu thông tốt, cơ bắp được cải thiện, quân bình hormone ( nội tiết tố ), giấc ngủ bình thường. Riêng ở thành phố chúng ta không phải chỉ có ấn huyệt mới có thể đạt những kết quả trên, mà còn yếu tố cực kỳ quan trọng là môi trường sống chung quanh chúng ta, khói bụi của xe bám dày trên da nếu như chúng ta chỉ cần đi từ Tân Bình đến Quận 1 là da mặt đã bám đầy bụi. Do vậy chúng ta cần phải làm vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi ra ngoài, có như vậy Ấn huyệt mới thật sự phát huy được hết tác dụng. Trong một ngày bạn chỉ cần mất 10 phút và thực hiện đều đặn khoảng 4 lần trong tuần thì có thể đạt được kết quả tốt và lâu dài. Bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú khi nhận ra những kết quả ban đầu chỉ sau 15 ngày tập luyện. Nó sẽ làm tan biến các căng thẳng cơ bắp, giữ cho da được tươi mát và thúc đẩy sự vận chuyển máu trên cổ và mặt. Sau đó bạn sẽ thực hiện tiếp trên phần lưng dưới, trên bụng, mắt cá chân, cổ và mặt. Đối với việc Ấn huyệt nhằm chăm sóc đặc biệt cho da, chúng tôi luôn bắt đầu bằng phần lưng dưới. Ở vùng này có thể làm giảm nhẹ sự căng thẳng cơ bắp và kích thích tuyến thượng thận và cơ quan sinh dục. Nó cũng góp phần vào việc duy trì tốt sự quân bình hormone. Tiếp tục đến phần bụng làm gia tăng hoạt động của gan, dạ dày và ruột. Tiếp đến ấn các huyệt ở gót chân và chân. Điều này thật quan trọng vì các bộ phận này nằm xa tim, cho nên khi có một tác động sẽ giúp cho sự vận chuyển máu huyết ở đây tốt đồng thời can
thiệp để hệ tuần hoàn được hoạt động hữu hiệu. Hơn nữa, Ấn huyệt ở lòng bàn chân giúp làm cho toàn thân được thư thái, tạo cảm giác thật dễ chịu. Để kết thúc bạn ấn các huyệt ở phần mặt và cổ, đè nhè nhẹ vùng này nhằm giúp cho các cơ bắp vùng mặt năng động hơn . Một khi máu được lưu thông dễ dàng, các tế bào ở đây sẽ trở nên nhạy cảm, qua đó tạo thành các lớp da khác ở mặt. Y học Đông phương gọi chúng là “suối nguồn của sắc đẹp và sự thanh xuân” còn chúng ta gọi nôm na là cổ. Ấn các huyệt phía trước và các bên của họng và cổ giúp cho các động mạch được dẻo dai. Khi kích thích vùng này giúp đưa máu lên não và mặt được dễ dàng, chữa được chứng thiếu máu não, huyết áp thấp …. Tốt nhất là nên thực hành ấn huyệt vùng mặt vào các buổi sáng trước khi bắt tay vào các hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, thực hiện vào bất cứ thời điểm nào tuỳ theo sự thuận tiện của bạn cũng đều mang lại kết quả. Điều chính yếu là nên tôn trọng tiến trình thực hiện. I. TỰ ẤN HUYỆT ĐỂ NGĂN SỰ LÃO HOÁ CỦA CƠ THỂ Có thể thực hiện trong tư thế ngồi, trên một cái ghế hay dưới đất. Ngồi trên ghế sẽ thoải mái hơn vì 2 chân được thư giãn. LƯNG DƯỚI
Hai cánh tay choàng ra phía sau và đặt 2 ngón cái tay cách cột sống nơi thắt lưng một khoảngcách bằng 2 ngón tayrồi di chuyển lên phía trên càng cao càng tốt nhưng vẫn duy trì đủ sức mạnh để ấn tối đa (9kg) (hình 17). 1.Ấn mạnh(9kg) trong 3 giây trên cả 2 điểm nơi thắt lưng, cách cột sống 2 ngón tay (1,5 thốn). Nghỉ. 2.Ấn ngón tay cái kéo dần lên phía trên, cách cột sống 4 ngón (3 thốn). Lực ấn như trên (9kg). Nghỉ. 3.Đặt ngón tay cái trở lại điểm xuất phát, ấn mạnh, rồi kéo dần lên phía trên, ấn mạnh . Làm như vậy thêm một lần nữa, nghỉ.
BỤNG TRÊN
Phần trên của bụng gồm 6 điểm tạo thành 1 chữ thập ảo. Bốn điểm đầu nằm thẳng hàng trên mạch Nhâm, đường thẳng đứng tạo đường phân đôi giữa dạ dày. Hai điểm sau là giao điểm giữa cạnh sườn với hai trục thẳng hạ từ hai đầu vú (hình 18 – hình 19). 1.Chụm ngón trỏ, giữa và áp út của 2 bàn tay đặt trên điểm 1, nghĩa là giữa lồng ngực. Ấn vừa khoảng (7kg) trong 3 giây. Nghỉ (hình 18) 2.Hạ xuống 3 ngón tay (2 thốn). Lặp lại việc ấn. 3 giây. Nghỉ. 3.Hạ thêm 3 ngón tay nữa. Ấn. Nghỉ. 4.Hạ thêm 3 ngón tay ngay trên rốn. Ấn. 3 giây. Nghỉ. 5.Tách 2 bàn tay ra và ấn trên cả 2 điểm nằm cạnh sườn ngay dưới 2 đầu vú, dùng 3 ngón tay chập lại. Ấn vừa. 3 giây. GÓT CHÂN
Đặt bàn chân phải xuống đất. Cúi mình về phía trước. Đặt ngón tay cái phải trên phần ngoài của gót chân nằm phía hõm sâu của gót chân và xương mắt cá (hình 21).
Đặt ngón tay cái trái trên điểm tương ứng với mặt trong của mắt cá, các ngón tay còn lại ôm mặt trước của cổ chân (hình20). 1.Ấn vừa khoảng (7kg) bằng 2 ngón tay cái ở điểm giữa hai bên gân gót và mắt cá chân. 3 giây. Nghỉ. 2.Di chuyển ngón cái xuống dưới dọc theo bàn chân. Ấn như trên với 2 ngón cái trong lỗ khuyết giữa mắt cá và lòng bàn chân (hình 21).Nghỉ. 3.Hạ thấp nữa vòng theo mắt cá và ấn vừa . 4.Cùng thực hiện tiến trình trên cho mắt cá bên trái. LÒNG BÀN CHÂN
Đặt chân phải trên đầu gối trái, làm thế nào để 2 tay có thể chạm gan bàn chân và các ngón tay cái đè được lên đầu bàn chân (hình 22). Ba điểm đầu tiên phải ấn nằm trên đường thẳng dọc chính giữa bàn chân từ gót đến các ngón chân (hình 23). Điểm cuối cùng nằm ở chỗ lõm của gan bàn chân khi co các ngón chân lại . 1.Nắm bàn chân phải bằng 2 bàn tay, và đặt hai đầu ngón tay cái cạnh nhau trên phần giữa chỗ phình ra của gót chân, điểm số 1. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Kéo ngón cái đến phần hẹp nhất (hình 23) của gan bàn chân, điểm số 2. Ấn như trên. Nghỉ. 3.Đến điểm số 3, nằm ở chỗ lõm của gan bàn chân khi co các ngón chân lại. Ấn như trên. Nghỉ 4.Đặt hai ngón tay cái trên điểm thứ 4. Ấn mạnh. 3 giây. 5.Lặp lại tất cả tiến trình trên bàn chân trái sau khi đặt nó trên đầu gối phải. TRÁN
Trong lúc ấn các huyệt này, đầu các ngón tay di chuyển từ giữa trán ra phía màng tang (thái dương)-(hình 24 – hình 25).
1.Ấn hai huyệt vùng thái dương bằng hai đầu ngón tay cái, hai ngón tay trỏ đặt dưới chân tóc đường chính giữa hai đầu chân mày, hai ngón giữa nằm giữa trán còn hai ngón áp út nằm ngay trên chân mày. 2.Ấn vừa phải (7kg) 3 ngón tay của hai bàn tay thể hiện cùng một nhịp điệu. Lập lại 3 lần tiến trình này. 3.Di chuyển các ngón tay trên đường chính giữa hai đầu chân mày (đường số 1) đến điểm giữa của mỗi chân mày (đường số 2). Ấn vừa đồng thời cả 2 tay. 3 giây. Nghỉ. Bắt đầu lại thêm 2 lần nữa. 4.Di chuyển các ngón tay về phía mí tóc thái dương(đường số 3). Ấn vừa tất cả ngón tay mỗi lần trong 3 giây. Nghỉ. Lập lại 3 lần. MẮT
Dùng các ngón trỏ, giữa và áp út của cả 2 tay – bàn tay trái cho mắt trái và bàn tay phải cho mắt phải (hình 26) ấn các điểm bao quanh mắt, nằm ở mặt sau của bờ hố mắt (hình 27). Thực hiện đồng thời cả 2 mắt. Nếu mang kính sát tròng, nên tháo ra trước khi bắt đầu. 1.Đặt các đầu ngón tay dọc theo bờ trên của ổ mắt, ngón áp út càng gần mũi càng tốt. Các ngón tay vuốt nhe, mí mắt nhắm lại, ấn nhẹ (độ 4kg) trên sống của bờ trên hố mắt. 2.Xê dịch các ngón tay xuống một chút, đầu các ngón tay đặt trên mí mắt nhắm. 3 giây ấn thật nhẹ (1 đến 1kg5). Nghỉ. 3.Co nhẹ các ngón tay, ấn lên mặt sau bờ dưới hố mắt. Ấn vừa khoảng (4kg5). 3 giây. MŨI
Đặt đầu ngón giữa chồng lên trên móng ngón tay trỏ (hình 28). Ấn cùng một lúc trên ba điểm tương ứng bằng ngón trỏ, ngón áp út và ngón út trên 2 cạnh của mũi (hình 29).
1.Đặt các ngón tay của bàn tay phải trên mũi phải, điểm từ đầu mắt xuống, phía dưới rãnh nước mắt. Cùng tư thế, bên mũi trái cho các ngón tay của bàn tay trái. Ấn vừa phải (7kg) 3 giây. Nghỉ. 2.Chuyển các ngón tay đến điểm cao của cánh mũi, trên điểm cao nhất của cánh mũi. Ấn vừa phải (7kg) 3 giây. Nghỉ. 3.Đưa các ngón tay dọc theo mũi đến cạnh dưới lỗ mũi. Cùng động tác, ấn vừa phải. 3 giây. GÒ MÁ
Đặt ngón tay giữa lên trên móng tay trỏ. Mỗi gò má có 4 điểm (hình 30). Thực hiện cùngmột lúc ấn lên trên các điểm tương ứng ở hai bên gò má. 1.Điểm đầu tiên: nằm liền phía dưới giữa bờ trong đồng tử, cách 1 ngón tay dưới hố mắt (giao điểm của đường dọc bờ trong đồng tử với đường ngang điểm cao nhất của cánh mũi). Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Điểm thứ hai:độ 2 ngón tay cách bờ của mặt tại các điểm nhô ra nhiều nhất của gò má và nằm ngay dưới đầu ngoài của đuôi mắt. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 3.Điểm thứ ba, thứ tư: nằm ngay dưới các điểm khởi đầu, giống như trên một đường thẳng đi ra từ cánh mũi. Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ. MIỆNG VÀ DƯỚI CẰM
Ghi nhận 4 điểm gần miệng (hình 31) và 1 điểm dưới cằm (nền miệng) (hình 32). Sử dụng, ngón cái cho điểm 1, hai ngón trỏ cho điểm 2,3 ngón trỏ cho điểm 4 cùng lúc với ngón cái cho điểm 5. 1.Đặt ngón cái ở giao điểm 1/3 từ môi trên, và 2/3 từ dưới mũitrên đường dọc giữa mũi và môi trên (huyệt Nhân Trung). Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn hai ngón tay trỏ cách khoé miệng 1 lóng tay (huyệt Địa Thương). Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ.
3.Ấn ngón trỏ vào điểm 4 cách môi dưới một ngón tay (huyệt Thừa Tương) và ấn điểmdưới cằm (huyệt Liêm Tuyền) bằng ngón tay cái. Ấn cùng một lúc hai huyệt, ấn vừa phải. 3 giây. CỔ VÀ HỌNG
Khi tác động các điểm ở vùng cổ, dùng ngón trỏ và giữa của 2 bàn tay, tay trái phía trái của cổ và tay phải cho phía phải (hình 33). Nguyên tắc cần nhớ: khi ấn huyệt ở vùng cổ cần ấn nhẹ nhàng, vừa phải thực hiện cùng một lúc cả hai tay khi ấn trên các điểm tương ứng ở cả hai bên (hình 34): 1.Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải dưới cằm ở ngay đầu trên cạnh phải của khí quản. Tương tự như thế, đặt bàn tay trái lên vùng cổ ở cạnh trái của khí quản. Ấn nhẹ (4kg5) 2 giây trên cơ bắp. Không ấn trên ống khí quản. Nghỉ. 2.Nhẹ nhàng ấn xuống phía dưới cổ với cùng một nhịp độ. Hai giây cho mỗi điểm. 3.Đưa tay lên phía trên cổ và ấn lại. Đi theo các huyệt nằm trên hai cơ bắp chính của cổ (cơ ức đòn chũm). 4.Chỉ có một điểm ở nền cổ giữa các xương đòn. Uốn cong ngón tay cái và đặt đầu ngón tay lên điểm giữa của bờ trên. Ấn về phía dưới, không ấn trên vùng cổ họng. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. Làm lại 2 lần. THÁI DƯƠNG (MÀNG TANG)
Bắt chéo các ngón tay, tỳ đầu ngón giữa trên móng củangón tay trỏ. 1.Chạm vào chỗ lõm của thái dương. Hai bàn tay ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Lặp lại tiến trình như trên. 3.Nghỉ chốc lát. Đặt lưng trên ghế. Hít vào bằng mũi, cho đầy phổi. Nín thở 3 giây rồi thở ra từ từ bằng miệng. Lặp lại hơi thở sâu ít nhất 6 lần.
Tags: ăn, Ấn huyệt, cảm xạ, chống, dư quang châu, hoa, huyệt, lão, tự
Ấn huyệt cho người khác để chống lão hóa (5)
(CXH.VN) Y học Đông phương quan niệm một màu da đẹp thường phản ánh một tình trạng sức khoẻ tổng quát tốt, thể hiện sự hợp nhất của cơ thể. Bằng việc thông mở các đường kinh, các dòng chảy năng lượng sẽ giúp làm dễ dàng sự vận chuyển khí huyết. Khoa ấn huyệt tác động hữu hiệu lên vẻ đẹp của da. ẤN HUYỆT ĐỂ GIÚP CHO NGƯỜI KHÁC NGĂN SỰ LÃO HOÁ CỦA CƠ THỂ CỘT SỐNG
Đối tượng nằm sấp trên một chiếc nệm hay một khăn bông, đầu gác trên 2 tay và một gối cứng. Bạn bước choàng qua đối tượng đó, hai chân đứng dang ra, ở vị trí thấp hơn vùng bẹn một chút (hình 36). Tay thẳng, trọng lượng phần trên của cơ thể tập trung trên ngón tay cái: 1.Đặt ngón tay cái phải trên phần lõm giữa các đốt sống, phía dưới bả vai. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Xê dịch ngón tay xuống dưới , dọc theo sống lưng, sử dụng ngón tay cái bên trái, ấn lên lõm nằm dưới đốt sống tiếp theo. Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ. 3.Luân phiên, ngón tay cái phải và trái, hạ xuống tới chỗ lõm của thắt lưng (huyệt Mệnh Môn). Ấn vừa phải một trong các điểm giữa đốt sống thắt lưng. HAI BÊN CỘT SỐNG
1.Đặt hai ngón tay cái chạm vào nhau ở khoảng giữa bả vai và thân, bằng cách để một khoảng cách 2 ngón tay từ sống lưng (hình 38). Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Chuyển các ngón tay cái xuống phía dưới, trên 1 điểm nằm giữa thân. Ấn vừa. Nghỉ. 3.Xê dịch ngón tay xuống phần dưới của thân và lập lại, ấn vừa (7 kg). Nghỉ. 4.Đặt hai ngón tay cái trở về vị trí của huyệt đầu tiên nhưng cách 4 ngón tay (3 thốn) về bên phải của sống lưng. Làm lại động tác 1,2,3 trên đường thứ hai này (hình 38). 5.Lặp lại tiến trình trên, về phía trái của sống lưng, trước tiên cách 2 ngón tay từ sống lưng (1 thốn rưởi), sau đó cách 4 ngón tay (3 thốn ). MẮT CÁ CHÂN Bạn quỳ cạnh đầu gối phải của đối tượng, mắt nhìn về hướng mắt cá phải. Đặt ngón tay cái phải trên mặt trong của mắt cá (hình 39), trên chỗ khuyết giữa xương mắt cá và gót chân (hình 40). Đặt ngón tay cái trái trên điểm tương ứng với mặt ngoài của mắt cá. Các bàn tay ôm phần trên của mắt cá:
1.Ấn vừa bằng 2 ngón cái lên điểm 1 (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Di chuyển ngón tay cái xuống phía dưới giữa gót chân và xương mắt cá, chỗ lõm (hình 40). Lặp lại, ấn vừa. Nghỉ. 3.Di chuyển ngón cái xuống thấp hơn đến chỗ lõm nằm trên gót. Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ. 4.Bạn quỳ sang bên trái đối tượng và thực hiện các động tác tương tự trên mắt cá trái như đã thực hiện ở mắt cá phải. LÒNG BÀN CHÂN Bạn ngồi thấp hơn để bàn chân của đối tượng ngửa lên trên (hình 41). Ba điểm đầu của bàn chân
nằm thẳng hàng trên đường dọc chính giữa gan bàn chân (hình 42). Điểm thứ tư và là điểm chót nằm trên bờ trong vòm gan bàn chân, hướng về phía của điểm thứ 1.
1.Các ngón tay nắm vòng quanh bàn chân phải của đối tượng và đặt hai ngón tay cái nằm cạnh nhau giữa chỗ gồ lên của gót chân. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Đặt ngón tay cái giữa lòng bàn chân. Ấn mạnh. 3 giây. Nghỉ. 3.Để đầu các ngón tay cái cạnh nhau trên điểm nằm ngay sau phần gồ lên ở phía trước lòng bàn chân. Ấn mạnh (9kg). Nghỉ. 4.Trở lại phần khuyết nhất của vòm gan bàn chân và ấn mạnh với 2 ngón tay cái (9kg). 3 giây. Nghỉ. 5.Cùng cách làm như trên đối với các điểm tương ứng dưới lòng bàn chân trái. BỤNG TRÊN
Bạn quỳ bên phải đối tượng đang nằm ngửa. Trong tư thế này, bạn có thể tác động tới toàn bộ khu vực vùng bụng gồm có 6 điểm, tạo thành một chữ thập ảo giữa vùng dạ dày (hình 43). 1.Đặt 2 ngón tay cái vào điểm ở vùng thượng vị. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Xê dịch ngón tay cái xuống phía dưới khoảng 2 ngón tay (1 thốn rưởi). Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ. 3.Hạ thấp thêm trên đường này khoảng 3 ngón tay (2 thốn rưởi). Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ. 4.Lặp lại tiến trình trên điểm nằm gần rốn. Nghỉ. 5.Di chuyển ngón tay trở lên, ấn vào điểm nằm ở bờ dưới sườn phải, thẳng dọc với đầu núm vú. Ấn vừa (7kg) 2 ngón tay cái chụm lại. 3 giây. Nghỉ. 6.Chuyển qua các điểm tương ứng ở phía trái sau khi quỳ bên trái đối tượng.
TRÁN Quỳ gối sau đầu của đối tượng làm thế nào để dễ dàng chạm phần trên của đầu (hình 45), chạm vào các điểm trên trán đi xuống từ chân tóc đến chân mày trên 5 đường song song (hình 44). Đường 1 đi từ giữa trán. Đường 2 đi từ chân tóc đến điểm giữa cao nhất của chân mày. Đường 3 đi từ chân tóc đến đuôi chân mày.
1.Đặt hai ngón tay cái chụm lại ở điểm giữa, từ chân tóc (đường 1), trên các huyệt ở vùng trán (hình 44). Ấn vừa (7kg). Nghỉ. 2.Lặp lại cùng động tác – xuống thấp 2 ngón tay trên cùng đường. Nghỉ. 3.Cùng một lực ấn tiếp trên điểm nằm giữa các chân mày (đường 2). Nghỉ. 4.Hai ngón tay cái rời ra và đặt ở hai bên từ chân tóc, khởi đầu đường số 2 để kết thúc ở giữa chân mày. Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ. 5.Đưa hai ngón tay cái trở lên chân tóc, đường 3 đi từ chân tóc đến dưới đuôi chân mày. 6.Khoảng cách giữa các điểm trên đường dọc là 2 ngón tay. MẮT Gồm những điểm vòng quanh hố mắt nằm trên mặt sau của bờ trên và bờ dưới ổ mắt (hình 46). Dùng ngón tay trỏ để ấn trên các điểm tương ứng đồng thời ở mắt phải và mắt trái (hình 47).
1.Đặt mỗi ngón tay trỏ ở mặt sau các bờ ổ mắt, càng gần mũi càng tốt. Ấn nhẹ (4kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Điểm thứ 2 cách điểm thứ 1 một ngón tay lặp lại cùng lực ấn. Làm thế nào để đầu mềm của các đầu ngón tay của bạn nằm trên mặt sau của bờ ổ mắt. Nghỉ. 3.Tiếp tục ấn, luôn cách 1 ngón tay, điểm cuối cùng nằm trên điểm ngoài của ổ mắt, gần thái dương
4.Ấn nhẹ (1kg5) bằng phần mềm của đầu các ngón trỏ và giữa khi các mí mắt nhắm lại. 3 giây. 5.Tiếp tục ấn sang mắt trái và lặp lại các điểm như ở mắt phải. MŨI
Quỳ sau đầu của đối tượng. Trên các điểm nằm ở mỗi cạnh mũi (hình 48), tỳ đầu ngón tay giữa lên móng tay trỏ. Ấn đồng thời các điểm tương ứng với 2 cạnh mũi bằng các ngón trỏ ở cả 2 bàn tay. 1.Các ngón tay đặt ở mỗi cạnh mũi,ngay phía dưới đầu con mắt, ở góc giữa sống mũi với gò má. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Hạ xuống dọc theo mũi. Ấn vừa. Nghỉ. 3.Hạ xuống cạnh lỗ mũi. Cùng ấn như trên (7kg). GÒ MÁ
Có 4 điểm bấm huyệt trên mỗi gò má (hình 49). Lần lượt tác động bằng 2 ngón tay cái. 1.Bắt đầu bằng 2 điểm ở bờ dưới ổ mắt, cách 1 ngón tay, trên đường thẳng dọc từ con ngươi xuống. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Chuyển nhẹ ngón tay cái trên cạnh các gò má hơi chếchlên đầu ngoài của mắt. Lần nữa, ấn vừa. 3 giây. Nghỉ. 3.Đưa ngón cái dưới các điểm 1, cách 2 ngón tay theo một đường nối phía dưới của mũi. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 4.Đưa các ngón tay trên cạnh gò má, cách 2 ngón tay phần trên của 2 gò má. Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ.
MIỆNG VÀ DƯỚI CẰM Có 4 điểm quanh miệng (hình 50). Dùng một ngón tay cái ấn trên điểm 1 và điểm 4 và 2 ngón tay cái ấn đồng thời trên điểm 2 và 3.
1.Đặt ngón tay cái giữa phần dưới của mũi và môi trên. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Cách khoé miệng 1 lóng tay, hai ngón tay cái ấn vừatrên haiđiểm 2 và 3 (7 kg). 3 giây. Nghỉ. 3.Đặt ngón cái giữa môi dưới và đầu cằm trong chỗ khuyết. Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ. Quỳ bên phải đối tượng và ngay thân. Điểm dưới cằm nằm cách 2 ngón tay dưới cằm (hình 51). Định vị điểm này bằng đầu ngón giữa. 1.Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Lặp lại tiến trình trên. CỔ Đứng gần nửa thân trên của đối tượng để có thể chạm cổ mà không cần dang thẳng tay (hình 52). Hình vẽ với các điểm trên cổ chỉ mang tính tượng trưng (hình 53). Điều chính yếu là có thể tác động hoàn toàn vùng cổ. Bắt đầu từ ngay dưới góc xương hàm và chuyển dần xuống dưới nềncổ. Dùng các ngón trỏ và giữa của 2 bàn tay trái và phải luân phiên nhau ấn.
1.Đặt ngón trỏ và giữa của tay phải phía dưới hàm cạnh phần đầu của khí quản. Ấn nhẹ (khoảng 4kg 5) trên đầu của đường cơ ức đòn chũm. Lưu ý chớ nên ấn lên vùng nền miệng. Ấn 2 giây. Nghỉ. 2.Đặt ngón trỏ và giữa của bàn tay trái dưới điểm mà bạn vừa ấn bằng tay phải. Ấn nhẹ như trên. 3.Tiếp tục di chuyển tay xuống dưới theo đường số 1, 2 tay luân phiên nhau để ấn nhẹ đến tận nền của cổ. 4.Kéo tay dưới hàm. Lặp lại ấn luân phiên bằng tay trái và phải dọc theo đường dẫn xuống tận
nền của cổ. 5.Tiếp tục ấn nhẹ (4kg 5) phía trên cổ theo đường số 2, rồi đến số 3 đến đáy cổ, phần bên phải của cổphải lộ ra để ấn. 6.Sang phía trái của đối tượng và làm lại cùng các động tác trên mặt trái của cổ. THÁI DƯƠNG (MÀNG TANG)
Lấy lại tư thế ngồi sau đầu của đối tượng. Các điểm cuối cùng của loạt động tác này nằm trên thái dương (hình 54). Tỳ đầu ngón tay giữa trên móng tay trỏ. 1.Tìm chỗ lõm nhẹ trên thái dương. Sử dụng đồng thời 2 bàn tay và ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn lại. KẾT THÚC BÀI TẬP Đối tượng nằm thẳng và đưa 2 cánh tay lên đầu. Bạn nắm 2 bàn tay và kéo nhẹ nhàng đến khi các cánh tay hoàn toàn thẳng ra. Cùng lúc, đối tượng hít vào bằng mũi, cho không khí đầy phổi, duỗi thẳng tay và chân. Bạn nắm tay đối tượng trong chốc lát rồi tha ra trong lúc đối tượng từ từ thở ra bằng miệng, cả cơ thể thư giãn. Lập lại 6 lần động tác này (hình 55).
Dư Quang Châu (Bộ môn Năng lượng Cảm xạ) Tags: ăn, Ấn huyệt, cảm xạ, cho, chống, dư quang châu, hoa, huyệt, khác, lão, người, để
Phục hồi sức mạnh tình dục (6)
(CXH.VN) Sức mạnh tình dục là một yếu tố cần thiết, một quyền lực kỳ diệu quyết định hạnh phúc gia đình. Phần nhiều những cuộc khủng hoảng gia đình đều do sự suy yếu tình dục, một biểu hiện của Thận Thuỷ khí suy, Tâm Hoả khí vượng Ngược lại có những người tình dục mạnh mẽ lại đa dục làm mất tinh dịch quá nhiều, tức là đánh mất đi một lượng khí lực lớn lao, do đó cơ thể trở nên suy nhược. Từ những nguyên nhân trên sinh ra bệnh bất lực, hiếm muộn. Những bệnh thường gặp trong suy nhược tình dục: Di tinh: Tinh dịch tự nhiên chảy ra, bệnh nhân không giao hợp nhưng vẫn xuất tinh, có khi tinh dịch chảy ra trong khi tiểu tiện, đại tiện. Mộng tinh: Xuất tinh trong cơn mộng giao Chứng này phần nhiều do Tâm Hoả khí vượng, ở những người khoẻ mạnh cũng có chứng này, bị kích dục nhưng không sinh hoạt được. Chúng ta có thể nói đây là một trường hợp giao hợp thiếu đối tượng. Nhưng nếu mộng tinh quá nhiều lần, tinh dịch sẽ hao mòn đưa đến tổng trạng suy nhược, từ đó có thể dẫn đến tình trạng di tinh. Tảo tinh: Xuất tinh quá sớm trong khi giao hợp (lúa chưa tới bồ đã đổ). Đây là trường hợp của những người Thận Thuỷ bình thường nhưng do Tâm Hoả kích thích không kiềm chế được. Dương nuy, Liệt dương: là triệu chứng suy nhược hay bất lực của bộ phận sinh dục nam, đó là hậu quả của cả tổng trạng suy nhược. Đối với nữ thì liệt âm, lãnh cảm. Khoa Ấn huyệt có thể làm gia tăng sức mạnh về mặt tình dục của bạn, khắc phục sự suy sụp và khủng hoảng về tình dục. Ấn huyệt có thể giúp phục hồi sự quan hệ gắn bó giữa tính năng và sự quân bình thể chất. Chìa khoá của việc tác động lên những huyệt đạo trên cơ thể giúp ích cho sự năng động của các cơ bắp là các bắp thịt nằm phía lưng dưới, bụng, bẹn và cổ phải trở nên mềm mại. Một sự vận chuyển máu huyết điều hoà là thiết yếu cho sức mạnh tình dục của chúng ta. Việc tác động lên các huyệt đạo sẽ thật sự hữu hiệu nếu được một người khác giúp đỡ ấn lên những huyệt liên hệ. Não bộ kiểm soát các hoạt động tính dục do vậy cũng cần ấn bấm những huyệt trên đỉnh đầu và trên chẫm.
Ấn những huyệt đạo ở khu vực lưng dưới, bụng dưới và mặt trong của bẹn làm thư giãn các cơ bắp, kích thích sự vận hành khí huyết và tăng khả năng dẻo dai…. Ấn nhẹ nhàng, tác động những huyệt đạo trên cổ làm thư giãn và gia tăng mức độ chuyển hoá cũng như lưu thông máu huyết giữa tim và não. Tác động những huyệt ở lòng bàn tay và lòng bàn chân sẽ làm dễ dàng sự thư giãn toàn cơ thể và gia tăng tính nhạy cảm. Mục đích của tiến trình ấn huyệt này là vừa tạo được sự thư giãn vừa tạo sự kích thích – Hai từ này thoạt nhìn đối nghịch nhau, nhưng ở đây lại là bổ túc cho nhau. Ấn huyệt thật sự bổ ích cho cả người nam lẫn người nữ. Nhiều người đã nhờ khoa Ấn huyệt đã có thể tự phục hồi lại những khả năng đã mất và tìm thấy những ngày tươi đẹp của tuổi xuân. ĐẦU
Cho người bệnh nằm sấp. Nếu có đủ chỗ trên giường, bạn ngồi trên lưng đối tượng trong tư thế 2 chân 2 bên để 2 tay có thể ấn huyệt trên đầu đối tượng, tất cả sức nặng của bạn dồn lên đầu gối (hình 56), hoặc bạn có thể đứng phía trên đầu của đối tượng để ấn huyệt thứnhất rồi chuyển sang đứng bên hông trái để ấn huyệt thứ nhì. Trên đầu có 2 điểm, l nằm giữa đỉnh (huyệt Bách Hội), l nằm ở đáy sọ ( Á môn), nơi tiếp giáp với gáy (hình 57). 1.Đặt ngón trỏ và giữa của cả 2 tay trên điểm ở đỉnh đầu. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Lặp lại cùng sức ấn. Nghỉ. 3.Ấn tiếp. Nghỉ. 4.Ấn ngón tay cái ở đáy sọ. Ấn sâu (9kg). 3 giây. Nghỉ. 5.Lặp lại 2 lần động tác này.
LƯNG DƯỚI
Giữ tư thế 2 chân 2 bên trên thân người bệnh và lùi phía sau để có thể chạm phần dưới của cột sống lưng (hình 58), hoặc bạn có thể đứng bên hông phải của đối tượng. Trong lúc sử dụng ngón tay cái miết trên vùng này,bạn cảm thấy các điểm lõm nhỏ (ổ khớp) phân chia các đốt sống lưng. Ấn ngón cái thẳng vào các điểm lõm của các khớp cột sống lưng (hình 59). 1.Ấn vừa (7kg) bằng ngón tay cái phải. 3 giây. Nghỉ. 2.Cùng lúc, ấn ngón tay cái trái trong ổ khớp tiếp theo trong lúc hạ xuống đốt sống lưng dưới. Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ. 3.Luân phiên 2 ngón tay cái, trước ngón phải, rồi ngón trái lần theo các ổ của cột sống cho đến đốt sống cuối cùng. Ấn vừa (7kg) trên từng điểm. Nghỉ một lúc giữa khoảng thời gian ấn các điểm và tiếp tục. 4.Thực hiện lại lần nữa trên các điểm này giống như những động tác ban đầu. 5.Lặp lại động tácấn huyệt này lần thứ 3. HAI BÊN CỘT SỐNG
Đặt 2 đầu ngón tay cái cách cột sống lưng đo ra độ một thốn rưởi (2 ngón tay) hai bên cột sống thắt lưng(hình 60). 1.Ấn bằng hai ngón tay cái cùng một lúc hai điểm cách cột sống thắt lưng 2 ngón tay (1 thốn rưởi) – trên tuyến 1, vừa (7kg). Nghỉ. 2.Ấn dọc xuống lưng dưới bằng 2 ngón tay cái trên cùng tuyến 1. Ấn lần nữa. 3.Tiếp tục ấn vừa như vậy bằng cả 2 ngón tay cái lần lượt di chuyển xuống các điểm thấp trên cùng tuyến 1. Ấn lần lượt trên cùng một lúc hai huyệt tương xứng trong 3 giây. Nghỉ 1 giây sau mỗi lần ấn.
4.Trở lại điểm nằm trên tuyến 1 và lập lại động tác trên lần thứ 2. 5.Bắt đầu lại tất cả tiến trình lần 3. 6.Đặt ngón tay cái phải hai điểm cách cột sống lưng 3 thốn (4 ngón tay) trên tuyến 2, (cùng khoảng cách và chiều cao). Ấn vừa (7kg) với cả 2 ngón tay cái. 3 giây. Nghỉ. 7.Di chuyển ngón cái xuống, cũng với 2 ngón tay trên cùng tuyến 2 và lập lại động tác như trên. 8.Tiếp tục cho đến hết cột sống thắt lưng, đến cuối sống lưng cùng. 9.Lặp lại 2 lần nữa, toàn bộ các tiến trình trên. LÒNG BÀN CHÂN
Tác động trên lòng bàn chân phải của đối tượng, bệnh nhân ngồi trên ghế hoặc trên giường thòng chân xuống (hình 61). Lòng bàn chân gồm có 4 điểm cần phải ấn (hình 62). Ba điểm đầu nằm thẳng hàng trên đường dọc chính giữa gan chân. Điểm 4 nằm ở bờ trong của vòm gan bàn chân, hướng về điểm 1. 1.Hai tay nắm bàn chân và đặt 2 ngón tay cái cạnh nhau ngay giữa phần mềm của gót chân. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Di chuyển các ngón cái vào giữa bàn chân chỗ lõm nhất. Ấn (9kg). 3 giây. Nghỉ. 3.Kéo xuống theo đường thẳng đến phần trước của gan bàn chân. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. 4.Nhẹ nhàng đặt 2 ngón tay cái cạnh nhau trên điểm nằm ở phần lõm nhất của vòm gan bàn chân (điểm 4). 5.Lặp lại 2 lần nữa động tác trên lòng bàn chân phải. 6.Đổi chỗ để dùng 2 tay nắmbàn chân trái của đối tượng và lập lại 3 lần động tác trên với bàn chân trái. Bây giờ cho người bệnh nằm ngửa trên giường. Phần tiếp theo nên tiến hành theo nhịp điệu bình thường. Hãy bắt đầu ở phía bên nửa người phải và bên phải của cổ, sau đó đến bụng rồi bẹn bên phải và lòng bàn tay phải. Sau các động tác trên, bạn bước sang phía bên trái của người bệnh để lập lại các động tác tương tự như đã ấn bên phải. Ấn các điểm ở cổ bên trái, bẹn trái và lòng bàn tay trái (xem tiếp trang sau).
CỔ
Đứng phía bên phải của bệnh nhân, hơi gần để có thể chạm vào cổ được dễ dàng (hình 63). Theo các điểm trên hình vẽ (hình 64). Đừng ngại nếu không tìm thấy các điểm một cách chính xác. Mục tiêu là ấn lên cả khu vực vùng cổ với sức ấn nhẹ và vừa. 1.Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải dưới hàm, bên phần phải của cổ, cạnh phần đầu của khí quản (hình 63). Lưu ý là đừng ấn ngay trên khí quản. Ấn lần lượt (2kg5 đến 4kg5) trên đầu của đường cơ ức đòn chũm. 3 giây. Nghỉ. 2.Bàn tay trái hạ xuống phần dưới cổ. Ấn nhẹ. 3 giây. Nghỉ. 3.Lặp lại 2 lần tiến trình này từ trên xuống dưới theo đường số 1 4.Di chuyển tay dưới hàm sang đường số 2, ấn vào các điểm giống như ở đường số 1. 5.Đặt tay phải trên phần trái của cổ phía sau hàm (hình 64). Thực hiện như trên, theo đường số 1 bên trái. Ấn vừa (4kg5 – 7kg) bằng ngón tay trỏ và giữa. 3 giây. Nghỉ. 6.Lặp lại 2 lần tất cả tiến trình. 7.Di chuyển tay sang đường số 2 trái, ấn vừa, nghĩ. 8.Tiếp tục di chuyển tay sang đường số 3, ngay dưới dái tai. Ấn lần lượt bằng bàn tay phải rồi bàn tay trái đến vai. Ấn vừa (4kg5 – 7kg). Ba giây trên mỗi điểm. 9.Lặp lại 2 lần nữa tiến trình từ dái tai đến vai. BỤNG Có 3 đường có các điểm trên bụng. Đường 1 đi từ mạch Nhâm, nghĩa là đường dọc chính giữa ngực đến điểm chính giữa gồ mu của bộ phận sinh dục (hình 65). Đường thứ 2 đi theo nếp bẹn (hình 66). Đường thứ 3 đi theo bờ dưới lồng ngực ra tới mạng sườn (hình 66).
1.Đặt 2 ngón cái cạnh nhau ấn các điểm ở lõm dưới mũi xương ức trên đường dọc giữa ngực (đường 1 – hình 65). Ấn vừa. 2 giây. Nghỉ. 2.Rồi đặt 3 ngón giữa, trỏ và áp út bàn tay phải về phía rốn, sau 2 điểm trên.Ấn vừa (7 kg).3 giây. Nghỉ. 3.Đặt 3 ngón giữa, trỏ, áp út bàn tay trái đến điểm phía dưới mà điểm cuối nằm trên gồ mu bộ phận sinh dục. Ấn vừa (7kg5). 3 giây. Nghỉ. 4.Lặp lại 2 lần các động tác trên. 5.Sang đường 2, ngón cái bên tay trái ấn trên điểm giữa nếp thân và bẹn (đường 2 – hình 66). Đặt ngón tay cái phải trên điểm tương tự ở bẹn trái. Ấn vừa (7kg) cả 2 ngón tay cái. 2 giây. Nghỉ. 6.Đặt ngón cái trên điểm thứ 2 cách điểm thứ 1 khoảng 2 ngón tay. Ấn vừa. 2 giây. Nghỉ. 7.Để mỗi ngón cáicách 2 ngón tay xa hơn nữa trên cùng đườngvà tiếp tục cho đến bẹn (điểm 4). Ấn vừa (7kg) trên mỗi điểm. Nghỉ. 8.Làm lại 2 lần nữatất cả tiến trình. 9.Ấn hai ngón tay cái đặt dưới lồng ngực (đường 3), về mỗi phía, cách đường giữa cơ thể khoảng 2 ngón tay. Ấn vừa (7kg). 2 giây. Nghỉ. 10.Chuyển ra xa các ngón tay cái cách 2 ngón tay về 2 bên, trong khi vẫn giữ đúng phía dưới của các cạnh. Ấn vừa lần nữa. Nghỉ. 11.Tiếp tục dọc theo phần dưới của các cạnh, lần lượt giữa khoảng cách 2 ngón tay cho đến khi tới các bờ của mạng sườn. Ấn vừa (7kg) trên mỗi điểm. Nghỉ giữa các lần ấn. 12.Lặp lại thêm 2 lần nữa tiến trình trên . 13.Cả 2 bàn tay, lòng bàn tay nằm úp, đặt lên bụng của đối tượng. Lần lượt ấn nhẹ (4kg5) bằng 2 lòng bàn tay. Di chuyển 2 bàn tay trên phần bụng bằng cách ấn nhẹ đến lúc bạn cảm thấy có sự thoải mái nơi đối tượng (hình 67). MẶT TRONG CỦA ĐÙI
Ấn những điểm nằm ở mặt trong đùi phải của đối tượng (hình 68). Các điểm này nằm trên đường chạy từ phía trên mặt trong của đùi men dọc theo bờ của khối cơ bắp ở phần đùi và chạy dọc xuống dưới đầu gối (hình 69). 1.Đặt các ngón tay cái cạnh nhau phần trên mặt trong của bẹn (hình 68). Ấn sâu (9 kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn dọc xuống theo chiều dài của cơ bắp. Ấn sâu (9kg). Nghỉ. 3.Ấn tiếp tục cho tới đầu gối. Điểm cuối cùng nằm trong lõm giữa xương bánh chè và gần mặt
trong của đầu gối. 4.Làm lại một lần nữa tất cả tiến trình này. LÒNG BÀN TAY Có 4 điểm trên lòng bàn tay (hình 71). Ba điểm đầu nằm trên đường dọc chính giữa từ cườm tay đến ngón giữa. Điểm thứ 4 nằm trên vùng nhô lên của ngón tay cái.
1.Nắm lòng bàn tay của đối tượng và để 2 ngón cái lần lượt giữa phần mở của bàn tay (hình 70). Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ. 2.Để các ngón tay cái vào giữa gan bàn tay (hình 71). Ấn vừa. Nghỉ. 3.Các ngón cái đè trên phần nhô lên ở giữa phần gồ lên gần gốc của ngón giữa. Đè vừa vừa (7kg). 3 giây . Nghỉ. 4.Để các ngón cái trên góc do xương của ngón tay cái tạo ra và dẫn đến ngón trỏ. Ấn vừa. 3 giây. NỬA THÂN NGƯỜI BÊN TRÁI Sang nửa thân người trái của đối tượng. Quỳ gối ngang thân. Lập lại tất cả các tiến trình được chỉ dẫn ở trên liên quan đến các huyệt vùng cổ, đùi và lòng bàn tay. Ấn những huyệt đặc biệt trước khi kết thúc buổi trị liệu ·Cho người Nam Tìm điểm nằm giữa đáy chậu, bìu và hậu môn. Ấn nhẹ. Lập lại 3 lần. ·Cho người Nữ 1.Tìm điểm trên đầu của đối tượng. 2 ngón tay cái để cạnh nhau trên đầu xương ức. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Hạ thấp 2 ngón tay dọc theo ngực. Ấn vừa. 3.Tiếp tục đến phần dưới ngực, ngay trên dạ dày. Làm lại tiến trình trên 2 lần. 4.Đặt tay trên ngực của đối tượng, lòng bàn tay lướt nhẹ trên đầu vú. Phác thảo những cử động vòng tròn trên vú theo chiều kim đồng hồ. Lập lại 5 lần cùng động tác này và ngưng lại.. 5.Lặp lại 3 lần nữa tất cả tiến trình.
KẾT THÚC Khi hoàn tất việc Ấn các huyệt, bạn có thể kết thúc bằng một động tác “bướm lượn”. Một động tác lướt nhẹ rất êm. Đối tượng nằm sấp. Đầu ngón tay của bạn lướt trên lưng, trên lông tơ của gáy, lưng, mông, bẹn, đùi, tay và lòng bàn tay. Nó có một ảnh hưởng tốt như điện giật, đặc biệt sau các tiến trình ấn huyệt, cơ thể và tinh thần được sảng khoái và khí huyết luân chuyển tự do. Dư Quang Châu (bộ môn Năng lượng cảm xạ)
Tự Ấn huyệt chữa chứng mất ngủ (7)
(CXH.VN) Một trong những lợi ích và hiệu quả tuyệt vời nhất của khoa ấn huyệt là giúp mang lại cho chúng ta giấc ngủ dễ dàng. Có những người phải dùng thuốc ngủ hằng đêm trong suốt 40 năm trời, nhưng chỉ sau 1 tuần lễ ấn huyệt đã tìm lại giấc ngủ, và sau 2 tháng ấn huyệt đều đặn, ngoài việc tìm lại giấc ngủ hằng đêm mà còn từ bỏ hẳn các loại thuốc an thần đã dùng trước đây. Khi tiếp xúc với những người mất ngủ, chúng tôi nhận thấy hầu hết đều có kèm chứng cổ gáy cứng đờ. Do vậy, khi ấn huyệt nên đặc biệt chú ý vùng cơ bắp cổ gáy, kể cả các bắp thịt ở vai và bụng. Nếu bạn hoặc đối tượng của bạn khó ngủ thì việc ấn huyệt vào buổi chiều hay trước khi đi ngủ sẽ là một sự giúp đỡ thiết thực. Thời gian cần thiết để đạt đến kết quả mong muốn còn tuỳ thuộc tuổi tác, điều kiện thể chất và sinh hoạt tổng quát của từng người. Tất cả các yếu tố này bổ sung cho nhau nhưng một khi đã tìm lại được giấc ngủ thì bạn có thể ngăn ngừa sự tái phát bằng cách ấn huyệt 2 buổi trong 1 tuần lễ. Trước khi ấn huyệt , bạn cần tắm với nước nóng cho cơ bắp được thư giãn và tạo điều kiện cho cơ thể vượt qua sự mất ngủ một cách dễ dàng hơn. I. TỰ ẤN HUYỆT ĐỂ CHỐNG LẠI SỰ MẤT NGỦ Trên đầu
Ngồi ở cạnh giường để tự ấn huyệt. Đặt ngón tay trỏ, giữa và áp út của cả 2 bàn tay, đầu các ngón tay chạm trên đầu. 1.
Ấn mạnh. 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn lại lần nữa trong 3 giây. 3.Lặp lại thêm 1 lần nữa. Gáy (Ót) Ngón trỏ, giữa của 2 bàn tay để sau đầu, trên lỗ khuyết của phần trên của ót, ngay dưới đáy sọ (hình 157).
1.Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn lại. Nghỉ. 3.Ấn lại lần nữa. Nghỉ. 4.Dời 2 bàn tay ra 2 bên, cách điểm thứ nhất độ 2 ngón tay (1 thốn rưởi) (hình 158). Ấn các ngón trỏ, giữa của 2 bàn tay cùng lúc (9kg) ở cả 2 điểm. Nghỉ. 5.Ấn lại 2 lần. 6.Kéo các ngón tay ra xa cách điểm số 2 khoảng 2 ngón tay (1 thốn rưởi), vẫn ở nền sọ. Ấn mạnh (9kg) cùng lúc. Nghỉ. 7.Ấn lại 2 lần. Cơ cổ gáy Đặt 3 ngón tay trỏ, giữa, áp út của 2 bàn tay trên 2 cơ bắp lớn chạy từ chỏm sọ đến vai. (hình 159).
1.
Ấn mạnh cùng lúc (9kg) cả 2 bên . 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn lại. Nghỉ. 3.Ấn thêm lần nữa. Nghỉ. 4.Hạ thấp dọc theo cơ bắp, các ngón tay đè trên các đường gân cơ bắp. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 5.Ấn lại 2 lần. 6.Tiếp tục ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ 1 giây giữa 2 lần ấn. Điểm cuối cùng nằm dưới cơ bắp, phía trên bả vai (hình 160). Vai Tìm điểm cần ấn với các ngón tay của bàn tay trái ở phần trên của vai phải (hình 161). Điểm này nằm trong khoảng giữa chân ót và bờ vai, (điểm này rất nhạy cảm khi chạm vào).
1. Ngón trỏ và giữa của bàn tay trái. Ấn mạnh. 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn lại. Nghỉ. 3.Ấn lại lần nữa. Nghỉ. 4.Lặp lại tiến trình trên vai trái với các ngón trỏ và giữa của bàn tay phải. Lưng trên Bạn dùng tay trái choàng qua phía sau vai phải cho hết mức để tìm được điểm ấn . Bàn tay trái trên vai phải đến càng gần đốt sống càng tốt (hình 162). Dùng các ngón trỏ, giữa và áp út. 1.Ấn mạnh (9kg) với cả 3 ngón cùng lúc trên điểm số 1. 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn lại. Nghỉ. 3.Ấn lại lần nữa. Nghỉ. 4.Di chuyển 2 ngón tay về phía vai, 3 ngón tay vẫn nằm trên điểm giữa cột sống và bả vai. Ấn mạnh (9kg) trên điểm số 2. 3 giây. Nghỉ. 5.Lặp lại 2 lần nữa. Nghỉ. 6.Kéo lên khoảng 2 ngón tay nữa. Ấn mạnh (9kg) liên tiếp 3 lần. 3 giây mỗi lần. 7.Kéo lên thêm 2 ngón nữa. Điểm cần ấn nằm ngay trên bả vai. Ấn mạnh 3 lần.
8.Sau đó đưa bàn tay phải của bạn trên vai trái càng thấp càng tốt đến gần cột sống và lập lại tiến trình trên cạnh trái cột sống. Lưng dưới Để các ngón trỏ, giữa và áp út trên thắt lưng, các bàn tay ở mỗi cạnh cột sống thắt lưng (hình 163). Ngón giữa của mỗi bàn tay cách đốt sống độ 2 ngón tay.
1. Ấn vừa (7kg) bằng các ngón trỏ, giữa và áp út của 2 bàn tay cùng lúc. 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn lại. Nghỉ. 3.Hạ thấp độ 2 ngón tay và ấn vừa trên phần lưng này. Nghỉ. Ấn lại và nghỉ. 4.Hạ xuống 2 ngón tay lần nữa, ngang tầm mông. Ấn vừa (7kg) cả 2 tay cùng lúc. Nghỉ và ấn lại như trên. Lòng bàn chân
Đặt bàn chân phải trên đầu gối trái (hình 164). Trên lòng bàn chân có 4 điểm để bấm (hình 165). 3 điểm đầunằm trên đường chia đôi bàn chân giữa gót với ngón chân giữa. Điểm 4 nằm trên vòm gan bàn chân, gần cạnh góc gót chân (2,3,4). Rồi đặt bàn chân trái trên đầu gối phải của bạn và lập lại tất cả tiến trình trên đây mà bạn sẽ làm lại 3 lần. Bụng Mặc dầu tất cả tiến trình tiếp theo đây đòi hỏi phải ngồi khi thực hiện nhưng bạn cũng có thể làm ở thế nằm (hình 166).
Các điểm ở bụng chạy dọc theo 5 đường đứng từ trên xuống dưới bụng, nối giữa bờ dưới của lồng ngực và nếp bẹn. Đường 1 chạy dọc xuống giữa bụng. Sau đó ở mỗi cạnh của đường 1 có 2 đường khác (hình 167). Cuối cùng 2 đườngchót nằm cạnh ngoài nữa. Bắt đầu bằng các điểm ở đường giữa trước khi qua đường 4 tiếp theo (hình 168). 1.Ấn ngón trỏ, giữa và áp út của2 bàn tay dưới xương ức, giữa lồng ngực. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Hạ thấp độ 2 ngón tay và ấn lại. Nghỉ. 3.Tiếp tục hạ thấp trên cùng một đường với các điểm cách khoảng đều nhau 2 ngón tay và ấn vừa trên mỗi điểm cho đến xương mu. 4.Cách đường giữa độ 4 ngón tay, đặt 2 bàn tay dưới cạnh sườn thấp nhất, dùng 3 ngón (trỏ, giữa, áp út) ấn vừa. 3 giây. Nghỉ. 5.Hạ dọc theo đường số 2 này, mỗi lần cách khoảng 2 ngón tay. Ấn vừa trên từng điểm (7kg) cho đến nếp bẹn. 6.Cách 4 ngón tay với đường số 2 mà bạn vừa ấn, đặt 3 ngón tay của mỗi bàn tay. Ấn vừa (7kg). 3 giây. 7.Ấn bên trái cách đường giữa 4 ngón tay trên đường số 4. Để cách khoảng 2 ngón tay giữa các lần ấn giống như tiến trình trước đây. 8.Cách xa hơn 4 ngón tay về phía trái, lập lại tiến trình trên đường số 5. 9.Cuối cùng đặt lòng các bàn tay trên bụng của bạn. Với 2 lòng bàn tay xoa nhẹ và đè mạnh trên những vùng mà bạn cảm thấy cứng nhất đến khi chúng mềm mại trở lại.
MẶT TRƯỚC và BÊN CỦA vùng cổ Sử dụng các ngón trỏ, giữa của cả 2 bàn tay cho các điểm trên cổ (hình 169). Các điểm trên hình
vẽ chỉ có tính cách hướng dẫn tổng quát. Điểm quan trọng là ấn tất cả vùng (hình 170). Ấn 2 tay cùng một lúc.
Màng tang (thái dương) Có 2 điểm ở mỗi bên đầu (hình 171). Ấn cùng lúc ở 2 bên với ngón giữa đè trên đầu ngón trỏ.
1. Để các ngón tay trên 2 điểm nằm trên màng tang. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Để 2 bàn tay trên điểm số 2, cách điểm số 1 độ1 ngón tay về phía cao hơn và 2 ngón về phía sau hơn. Ấn lại. Lòng bàn tay
Bốn điểm nằm trên lòng bàn tay. Ba điểm đầu nằm trên một đường đi từ giữa cườm tay đến chân ngón giữa. Điểm thứ 4 nằm trên điểm giữa mô các ngón cái (hình 172). 1.Đặt ngón tay cái trái giữa cườm bàn tay phải. Các ngón còn lại ôm mu bàn tay. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Di chuyển ngón cái của bạn vào giữa lòng bàn tay phải và ấn mạnh lại. 3 giây. Nghỉ. 3.Ngón cái trái trên phần mềm trước ngón giữa. Ấn mạnh. Nghỉ. 4.Ấn trên điểm giữa mô ngón tay cái. Ấn mạnh (9kg). 5.Trở lại điểm ban đầu và thực hiện tất cả tiến trình trên lòng bàn tay phải. 6.Thực hiện lại toàn bộ tiến trình như thế trên bàn tay trái, 2 lần liên tiếp. Mắt Các điểm bao quanh mắt nằm trên mặt sau của các bờ trên và dưới của ổ mắt. Dùng ngón trỏ, giữa và áp út của bàn tay trái áp vào mắt trái và các ngón tay của bàn tay phải cho mắt phải (hình 173). Nếu mang kính sát tròng thì phải tháo ra.
1.Xoè các ngón tay ra và đặt mặt sau của bờ trên của ổ mắt. Ngón áp út của một bàn tay đặt gần mũi. Ấn bằng các đầu ngón tay trên xương của ổ mắt. Ấn nhẹ (4kg5). 3 giây. Nghỉ. 2.Các ngón tay hạ xuống dưới một chút, ấn nhẹ (800 – 1200g) bằng đầu các ngón tay trên mí mắt nhắm. 3 giây (hình 174). Nghỉ. 3.Hơi congón tay và đè trên mặt sau của bờ dưới ổ mắt dưới. Ấn nhẹ (4kg5). 3 giây. 4.Thực hiện lại tất cả tiến trình. BÀI TẬP KẾT THÚC Nằm ngửa, duỗi mạnh tay, chân và các ngón chân (hình 175). Hít vô nhè nhẹ bằng mũi. Để các cơ bắp thư giãn từ từ, thở ra bằng miệng. Lập lại 6 lần phần tập này.
Dư Quang Châu (Bộ môn Năng lượng Cảm xạ) Tags: ăn, Ấn huyệt, cảm xạ, chữa, chứng, dư quang châu, huyệt, mất, ngủ, tự
Ấn huyệt chữa đau đầu (8)
(CXH.VN) Bằng những thủ thuật ấn huyệt, bạn có thể làm giảm nhẹ tức thời các loại hình nhức đầu. Chứng đau đầu thông thường do mệt mỏi, căng thẳng, ăn uống quá độ hay uống nhiều rượu hoặc mất ngủ có thể được chữa khỏi chỉ sau một lần ấn huyệt Đối với những trường hợp trầm trọng hơn như choáng váng, ấn huyệt có thể làm giảm tạm thời sau một lần chữa trị nhưng muốn đạt kết quả lâu dài đòi hỏi phải có sự chăm sóc nhiều ngày hay có khi nhiều tuần lễ.
Dù với hình thức đau đầu nào đi nữa thì các cơ bắp trên đầu và phần trên của cổ luôn có dấu hiệu bị đau và cứng đờ. Từ nguồn gốc nào đi nữa, sự đau đớn đều phát sinh từ sự căng cơ bắp và các mạch máu co lại. Ấn huyệt sẽ tác động trực tiếp trên vùng đau và mang đến một sự dễ chịu qua việc làm thư giãn được cơ bắp và thúc đẩy sự gia tăng lưu chuyển khí huyết. Bạn hãy bắt đầu ấn huyệt ở đỉnh đầu và 2 vai. Sau đó để tái lập lại sự vận chuyển điều hoà khí huyết, điều kiện chính yếu là ấn huyệt ở lòng bàn chân tức khu vực xa nhất của tim để làm gia tăng sự vận chuyển tổng quát và tác động trực tiếp trên các đau đớn do chứng đau đầu tạo ra. Hiệu quả của việc ấn huyệt là ngoài việc làm giảm đau, còn giúp cho cơn bệnh không còn tái phát lại. Nếu bị đau đầu thường xuyên, hãy thử áp dụng tiến trình ấn những huyệt sau đây trong khoảng một tuần, mỗi ngày 1 lần. Bạn sẽ thấy các cơn đaugiảm dần và nếu tái phát thì cũng đỡ hơn trước. Đều đặn tiếp tục chữa trị thì các cơn đau sẽ tan biến đi và dần dần khỏi hẳn. Nếu còn kéo dài thì nên đến khám bác sĩ ngay vì rất có thể bệnh bắt nguồn từ một nguyên nhân khác. ẤN HUYỆT CHỬA ĐAU ĐẦU Các bài tập sau đây được thực hiện đối với đối tượng trong tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên nếu không có điều kiện (trong văn phòng chẳng hạn) đối tượng có thể ngồi trong lúc được ấn huyệt. Điều khác biệt duy nhất là bạn chỉ có thể tác động mỗi lần với 1 bàn tay mà thôi, bàn tay kia phải
làm đối trọng đở cơ thể đối tượng để có đủ lực ấn cần thiết. Ví dụ: Khi bạn ấn ở ót hay gáy đối tượng, tay trái đè trên trán trong lúc ấn bằng tay phải. Bắt đầu phải ấn phần bên phải, sau đó chuyển sang phần trái. Cuối buổi ấn huyệt đối tượng phải nhắm mắt và thư giãn càng lâu càng tốt. Đỉnh đầu Đối tượng nằm ngửa trên một chiếc mền xếp lại cho êm. Bạn quỳ gối sau đầu của đối tượng, gần đủ để có thể chạm đỉnh đầu mà không phải duỗi thẳng cánh tay (hình 212).
1.Đặt 2 ngón cái cạnh nhau trên điểm số 1. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Cách điểm 1 về phía sau 2 ngón tay, ấn vừa (7kg) các điểm 2,3,4,5. 3 giây. Nghỉ. 3.Đặt 2 ngón tay cái vào 2 điểm số 1 trên cácđường số 2. Ấn vừa (hình 214) . 3 giây. Nghỉ. 4.Cách 2 ngón tay về phía sau, ấn vừa bằng2 ngón cái cùng lúc trên các điểm 2, 3, 4, 5. 3 giây. Nghỉ. 5.Trở lại ở chân tóc và kéo các ngón cái 2 ngón tay về cạnh đầu. Ấn vừa (7kg) trên các đường số 3 cách đường số 2 khoảng 2 ngón tay đến khi một lần nữa đến chỏm sọ. 3 giây trên mỗi điểm. Phần trên của vai Đối tượng nằm sắp. Bạn quỳ gối sau đầu, duỗi cánh tay trái và đặt ngón cái trái trên vai phải (hình 215). Điểm trên vai nằm cách 3 hay 4 ngón tay dưới ót, cạnh bờ xương nhô lên phía sau vai (hình 216).
1.Đặt đầu ngón trỏ trên móng tay cái. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn lại 2 lần. 3 giây mỗi lần.
3.Đổi sang vai trái của đối tượng. Thay đổi vị trí các ngón cái bằng cách đặt đầu ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Lặp lại tiến trình nêu trên ở vai phải. Cổ gáy Để tác động hữu hiệu trên phần đầu cổ này cần phải đổi tư thế. Bạn đứng và choàng 2 chân phía dưới bẹn (hình 217), cúi hẳn trên nửa thân trên (Nếu cảm thấy mệt, hãy quỳ gối, sức nặng tựa trên các ống chân).
1.Đặt ngón cái phải trên lõm dưới sọ, ở phần trên và giữa ót. Ngón cái tráitrên móng cái phải (hình 218). Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Ấn mạnh lại 2 lần nữa. 3 giây mỗi lần. 3.Bạn đặt ngón cái trái cách điểm 1 ba ngón tay men theo bờ dưới của sọ. Cùng khoảng cách bên phải cho ngón cái phải. Ấn mạnh (9kg). 3 giây với mỗi ngón cái. Nghỉ. 4.Ấn lại 2 lần. 3 giây mỗi lần. 5.Đặt các ngón cái ra xa cách điểm số 2 khoảng 3 ngón tay trên nền sọ và ấn mạnh bằng 2 ngón cái. 3 giây. Nghỉ. 6.Ấn lại 2 lần nữa. Cơ bắp cổ Ở tư thế ngồi trên lưng đối tượng, đặt ngón cái trái trên phần cao nhất của cơ bắp lớn của gáy, rồi chuyển dần xuống vai (hình 219). 2 ngón cái ấn trên phần cao của cơ bắp 2 bên, từ đáy sọ đến bả vai.
1.Ấn mạnh (9kg) trên từng điểm. 3 giây. Nghỉ. 2.Hạ thấp 2 ngón tay dọc theo cơ bắp. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Các ngón cái đè chặt trên các cơ
bắp. Nghỉ. 3.Tiếp tục dọc cơ bắp phải và trái, mỗi lần để cách khoảng 2 ngón tay. Ấn mạnh (9kg) đến điểm chót phần dưới cơ bắp trên bả vai. Mắt cá Đổi vị thế để tác động trên mắt cá. Quỳ gần đầu gối phải của đối tượng và quay về phía mắt cá. Đặt ngón cái trái bên ngoài mắt cá, giữa xương và gót chân, nơi có một lỗ khuyết (hình 220). Ngón cái phải đè trên điểm tương ứng mắt cá trong. Các ngón tay khác ôm lấy mắt cá (hình 221). Sang phía trái đối tượng và lập lại tiến trình, trên mắt cá trái.
Lòng bàn chân Ngồi trước bàn chân phải của đối tượng. Bốn điểm phải bấm trên lòng bàn chân. Ba điểm đầu nằm dọc đường phân đôi bàn chân 1, 2, 3. Điểm 4 ở cuối vòm gan bàn chân, nơi khuyết sâu nhất và hơi về trước điểm 1 (hình 223).
Khi đã hoàn tất, đối tượng nằm ngửa. Đây là vị thế cho các bài tập kết thúc việc bấm huyệt nhằm chống lại chứng đau đầu. Cổ Quỳ bên phải gần nửa thân trên của đối tượng. Bạn có thể dễ dàng tác động trên cổ của đối tượng mà không cần duỗi thẳng tay (hình 224). Các điểm trong hình vẽ chỉ mang tính tổng quát. Nguyên tắc là phải ấn bao trùm cả vùng cổ (hình 225). Bạn bắt đầu từ vùng hàm để kết thúc ở phần dưới cổ. Dùng các ngón trỏ, giữa và áp út của cả 2 bàn tay.
Thái dương (màng tang) Trở lại vị thế đứng sau đầu của đối tượng. Có 2 điểm cần ấn ở 2 bên đầu (hình 226). Dùng các ngón trỏ, giữa của 2 bàn tay để tác động trên 2 bên đầu cùng lúc.
Mắt Chung quanh mắt, có các điểm nằm trên mặt sau của các bờ ổ mắt (hình 228 – 229). Sử dụng ngón trỏ của 2 bàn tay ấn cùng lúc trên 2 mắt (hình 227).
BÀI TẬP KẾT THÚC Đối tượng nằm sải tay trên mặt đất. Bạn đứng sau đầu đối tượng, nắm 2 bàn tay của đối tượng và kéo thẳng ra (hình 230). Cùng lúc, đối tượng hít vô bằng mũi tối đa, và duỗi thẳng ống chân, ngón chân. Bạn giữ nguyên chốc lát rồi buông bàn tay và các cánh tay của đối tượng, trong khi đối tượng thở ra nhẹ nhàng bằng miệng, cả cơ thể thư giãn từ từ. Lập lại 6 lần.
Dư Quang Châu (bộ môn Năng lượng Cảm xạ) Tags: ăn, Ấn huyệt, cảm xạ, chữa, dầu, dư quang châu, huyệt, đau
Ấn huyệt chữa vẹo cổ và đau vai (9)
(CXH.VN) Ấn huyệt có thể giúp bạn dễ dàng chấm dứt chứng vẹo cổ và đau vai do lao động căng thẳng, mệt mỏi quá mức tạo ra. Với những người nóng nảy, bồn chồn hay lo âu thì chứng đau cơ bắp vùng cổ, tích tụ hàng tháng, hàng năm chỉ sau một buổi ấn huyệt là có thể giải toả làm giảm bớt các cơn đau nhức. Các bài tập về ấn huyệt cũng có hiệu quả đối với những người sử dụng cơ bắp quá mức . Các lần ấn huyệt đầu tiên được tác động trên đầu và cổ để tạo một luồng lưu thông giữa đầu và tim. Sau đó ấn đến phần vai trên, lưng và bả vai. Các vùng này thoạt đầu rất nhạy cảm khi mới chạm vào nhưng phải được thực hiện ấn huyệt liên tục và mạnh mẽ nhằm làm giảm nhẹ chứng đau vai, vẹo cổ và tăng gia sự lưu chuyển khí huyết trong các vùng đau nhức.Sau đó ấn nhẹ trên phần trước và cạnh cổ, cuối cùng trên nách, dọc theo cánh tay trên và phần dưới của vai trên. Đỉnh đầu và giữa vai Đối tượng nằm sắp. Quỳ gối sau đầu, xích lại gần để có thể chạm phần cao của vai (hình 240). Điểm 1 nằm trên chỏm sọ. 2 điểm tiếp theo nằmphần trên của vai (hình 241).
1.Đặt 2 ngón cái trên điểm nằm trên đỉnh chỏm sọ. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Duỗi tay trái và đè 2 ngón cái trên vai phải. Điểm trên vai nằm cách 3 hay 4 ngón tay phía dưới ót, cạnh xương nhô lên phía cao nhất của vai và hơi lùi về phía sau. Đặt ngón cái phải trên móng ngón cái trái và ấn mạnh (9kg). 3 giây. Ấn lại. 3.Di chuyển nhẹ, đối diện với vai trái của đối tượng. Đặt ngón cái phải trên điểm tương ứng của vai và ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Ấn mạnh. 3 giây. Nghỉ. Ấn lại.
Cổ gáy Đặt các ngón cái cạnh nhau trên phần cao nhất của gáy, trên lỗ khuyết tiếp theo đáy sọ (hình 242 – 243).
1.Ấn mạnh. 3 giây. Nghỉ. 2.Chuyển 2 ngón cái về phía phải cách 2 ngón tay ngay trên bờ hộp sọ. Ấn mạnh lại (9kg). 3.Chuyển các ngón cái về bên phải cách khoảng 2 ngón tay và dưới sọ. Ấn mạnh lại. 4.Chuyển sang trái, cách giữa chỏm sọ độ 2 ngón tay. Ấn mạnh bằng 2 ngón cái (9kg). Nghỉ. 5.Sang trái của điểm chót lần nữa với 2 ngón cái dưới xương sọ và ấn lại như trên. Cơ bắp cổ Gáy Tách 2 tay ra và để các ngón cái trên phần cao nhất của cơ bắp, điểm trọng yếu nhất củagáy (hình 244). Ngón cái phải trên điểm cao nhất của cơ bắp phải, ngay dưới xương sọ và ngón cái trái trên phần cao của cơ bắp trái trên điểm tương ứng.
.
Lưng trên Bạn ấn ngón cái trái bên phía vai phải ngay trên điểm nhô lên nằm ở chân gáy. Đặt ngón cái phải cách 2 ngón tay, bên phải của cùng đốt sống (hình 245).
1.Ấn vừa (7kg) bằng 2 ngón cái trong 3 giây. Nghỉ. 2.Hạ thấp theo đường thẳng cách 2 ngón tay dọc đốt sống lưng. Ấn vừa lại với 2 ngón cái. Nghỉ. 3.Tiếp tục hạ thấp trên phía phải đốt sống với khoảng cách 2 ngón tay đến phần giữa bả vai. 4.Trở lên phần cao nhất của đốt sống, 2 ngón cái cách các đường số 1, khoảng 2 ngón tay Lặp lại tiến trình trên Bả vai và các khớp Điểm trên bả vai nằm ngay dưới cạnh phần trên của bả vai, trong góc gần nhất của đốt sống (điểm số 1). Điểm khớp nối nằm ở góc của vai và xương trên của cánh tay (điểm số 2). Ấn các điểm ở bên phải trước khi sang trái (hình 246).
Cổ Tiến trình này cũng như các động tác tiếp theo tác động vùng cổ và vai. Thực hiện các động tác trên phía phải rồi chuyển sang trái của đối tượng để lập lại các động tác tương tự bên phía trái. Đối tượng phải xoay lại và nằm ngửa trên lưng. Bạn quỳ bên trái nửa thân trên của đối tượng. Bạn có thể chạm cổ của đối tượng mà không cần duỗi thẳng cánh tay. Cần bao quát hoàn toàn vùng cổ, từ dưới hàm xuống đến chân cổ. Sử dụng ngón trỏ, giữa của cả 2 bàn tay luân phiên bên phải rồi bên trái.
Nách và vai Điểm 1 trong động tác này là lỗ khuyết ở nách (hình 248). Sau đó là 3 điểm theo đường chéo góc, hạ xuống từ phía vai trước (hình 249 – điểm 2, 3, 4). Cuối cùng là 3 điểm khác hạ xuống từ góc trên của vai ở mặt ngoài phần trên cánh tay (hình 250 – 251).
1.Bàn tay trái của bạn nắm góc vai trái của đối tượng, và đặt ngón cái phải ở điểm lõm nhất của nách (điểm số1). Ấn mạnh (9kg). 2 giây. Nghỉ một chút rồi ấn mạnh lại. 2.Giữ vững vai phải đối tượng và đặt ngón tay giữa trên móng tay trỏ phải trong điểm khuyết dưới khớp nối (điểm số 2). Ấn mạnh (9kg). 2 giây. Nghỉ. 3.Đưa các ngón tay cách điểm số 3 khoảng 2 ngón tay trên đường chéo góc và hướng về phía nách của đối tượng và ấn mạnh lại. Nghỉ. 4.Đặt các ngón tay cái cạnh nhau trên bờ ngoài của vai. Các bàn tay bao lấy cánh tay, các ngón tay luồng dưới nách. Ấn mạnh (9kg) điểm số 4. 2 giây. Nghỉ và ấn mạnh lại.
5.Các ngón cái của bạn hạ thấp đến phần trên cánh tay cách điểm 4 độ 2 ngón tay (hình 250). Ấn mạnh trên điểm số 5 (9kg). Nghỉ. Ấn mạnh lại. 6.Hạ xuống 2 ngón tay nữa trên cánh tay và ấn điểm 6 (hình 251). Nghỉ và ấn mạnh lại.
7.Điểm 7 cách điểm 6 khoảng 2 ngón tay nữa . Ấn mạnh. Di chuyển đến cạnh tay trái của thân trên của đối tượng. Lập lại tiến trình ở cổ, nách và cánh tay trên các điểm tương ứng ở bên trái. BÀI TẬP KẾT THÚC Đối tượng duỗi thẳng cánh tay sau đầu, bạn nắm bàn tay để nhẹ nhàng kéo thẳng cánh tay tối đa (hình 252). Cùng lúc, đối tượng hít vào bằng mũi cho thật đầy phổi đồng thời duỗi thẳng chân và các ngón chân. Ta kéo một lúc rồi thả ra trong lúc đối tượng thở ra nhẹ nhàng bằng miệng. Cơ thể hoàn toàn thư giãn. Lặp lại ít nhất 6 lần bài tập này.
Dư Quang Châu (bộ môn Năng lượng Cảm xạ) Tags: ăn, Ấn huyệt, cảm xạ, chữa, có, dư quang châu, huyệt, và, Vài, vẹo, đau
Ấn huyệt chữa đau lưng (10)
(CXH.VN) Ấn huyệt có thể mang lại sự dễ chịu lập tức cho các cơn đau
vùng thắt lưng, một sự căng thẳng lớn lao hay vận dụng cơ bắp quá mức ở vùng bụng. Cần lưu ý rằng các trường hợp nặng hay mạn tính như: thoát vị đĩa đệm hay thoái hoá cột sống thắt lưng chỉ có thể chữa trị được bởi các nhà chuyên môn và các thầy thuốc có thẩm quyền. Đa số các trường hợp tạo ra sự đau đớn ở vùng thắt lưng đều xuất phát từ các nguyên nhân do nỗ lực thể chất quá mức hay căng thẳng trong cảm xúc. Kinh nghiệm cho biết đa số các diễn viên múa và các vận động viên thể thao, thợ may thường bị chứng bong gân, đau lưng gọi là bệnh nghề nghiệp nhất là ở vùng thắt lưng dưới. Ấn huyệt 2 lần cách ngày có thể giúp họ duy trì hoạt động bình thường mà không ảnh hưởng đến tài năng biểu diễn của họ. Nếu cơn đau tái phát thì phải chữa trị ngay. Sau đó dù hết đau cũng phải ấn lại 2 ngày 1 lần. Đối với các cơn đau ở vùng thắt lưng, cần lưu ý đến đốt sống và các vùng lân cận trước khi xét đến vùng thắt lưng. Ấn phối hợp trên các vùng này sẽ góp phần làm thư giãn cơ bắp của cơ thể. Nếu cơn đau quá mức, ấn lại lần thứ hai và thực hiện các tiến trình liên quan đến phần trên của vai và lưng. Xem chương năm các bài tập tự ấn huyệt và chương sáu ấn huyệt cho một đối tượng. Dưới đốt sống
Đối tượng nằm sắp trên một chiếc mền xếp lại dưới đất đầu kê trên 2 bàn tay với chiếc khăn lông gấp lại. Đứng trên lưng đối tượng để có thể tiếp xúc dễ dàng với phần dưới của sống lưng (hình 257). Di chuyển ngón cái của bạn trên cột sống mà khi chạm vào bạn sẽ cảm thấy có những chỗ lõm giữa các đốt. Chính trong các lõm này bạn sẽ ấn các ngón cái trái, phải luân phiên nhau, bắt đầu trên lưng, kết thúc dưới đốt sống thắt lưng. Bạn ấn thẳng tay, sức nặng của cơ thể tập trung trên các ngón cái để truyền xuống đối tượng. 1.Ấn ngón cái phải ở giữa lưng. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Đặt ngón cái trái trên lỗ khuyết tiếp theo của cột sống (hình 258). Ấn vừa lại. Nghỉ.
3.Tiếp tục ấn dọc theo cột sống cho đến xương cụt, luân chuyển các ngón cái. Ấn vừa trên mỗi điểm. 4.Lặp lại các tiến trình trên 2 lần nữa. Hai bên cột sống thắt lưng Không thay đổi vị thế, đặt hai ngón cái hai bên cột sống, cách cột sống thắt lưng khoảng 4 ngón tay (3 thốn). 1.Ấn vừa với 2 ngón cái phía bên phải cột sống.3 giây. Nghỉ. 2.Hạ thấp 2 ngón cái cách khoảng 2 ngón tay (1 thốn rưởi) trên đường bên phải dọc theo hai bên cột sống (hình 259 – 260). Ấn lại. Nghỉ.
3.Tiếp tục hạ thấp dọc theo cột sống cách khoảng 2 ngón tay. Trên mỗi điểm, ấn vừa, 3 giây. Nghỉ một chút rồi tiếp tục đến 1 điểm nằm giữa mông. 4.Lặp lại 2 lần nữa động tác trên . 5.Sang phía trái đối tượng. Để đầu ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Đặt chúng trên một điểm ở lưng nằm phía trên của đường gân cơ bắp chạy song song với sống lưng. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ. 6.Ấn lại ít nhất 2 lần. Thường điểm này rất căng do vậyphải ấn đi ấn lại đến khi cơ bắp mềm nhũn ra. 7.Ngồi trên lưng đối tượng và đặt hai ngón cái trên hai điểm hai bên cột sống thắt lưng, cách cột sống thắt lưng, 4 ngón tay (3 thốn). Ấn mạnh (9 kg) , 3 giây. (hình 261).
Bụng Đối tượng nằm ngửa. Bạn quỳ cạnh vùng thân dưới bên phải của đối tượng, làm thế nào để có thể ấn được vùng nằm giữa phần dưới lồng ngực và phần trên của bắp đùi (hình 262) với các điểm ở bụng chạy dọc theo 3 đường (hình 263).
1.Đặt 2 ngón cái cạnh nhau dưới lồng ngực, trên đường số 1, điểm số 1. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Hạ xuống 2 ngón tay trên đường nằm giữa và ấn vừa lại. Nghỉ. 3.Tiếp tục hạ xuống dọc theo đường nằm giữa, cách khoảng 2 ngón tay giữa các điểm đến xương mu. 4.Đặt 2 ngón cái dưới lồng ngực theo 2 đường số 2. Ấn vừa (7kg). 3 giây đồng thời ở cạnh trái và phải. Nghỉ. 5.Các ngón cái hạ thấp khoảng 2 ngón tay. Ấn vừa lại. Nghỉ. 6.Khi đến các điểm nằm giữa thân và bẹn. Ấn vừa. 3 giây. Quỳ cạnh đối tượng. Để bàn tay trên bụng. Ấn với 2 lòng bàn tay, đồng thời kéo xuống đến lúc bao trùm cả bề mặt của bụng, xoa nhẹ. Nhấn mạnh trên các vùng mà bạn thấy cơ bắp gồng lên và tiếp tục xoa đến lúc các bắp thịt mềm trở lại. BÀI TẬP KẾT THÚC Đối tượng duỗi thẳng cánh tay sau đầu. Bạn nắm 2 bàn tay của đối tượng và nhẹ nhàng kéo các cánh tay về phía bạn. Đối tượng cần hít vào cho đầy phổi bằng cách duỗi thẳng chân và ngón chân. Sau một lúc, bạn buông tay ra, trong khi đối tượng từ từ thở ra bằng miệng vàđể toàn cơ thể thư giãn. Lập lại trong 6 lần.
Dư Quang Châu (bộ môn Năng lượng Cảm xạ) Tags: ăn, Ấn huyệt, cảm xạ, chữa, dư quang châu, huyệt, lưng, đau
Ấn huyệt chữa Táo bón và Tiêu chảy (11)
(CXH.VN) Ấn huyệt có khả năng giúp loại bỏ các khó chịu từ táo bón và tiêu chảy do nguyên nhân căng thẳng thần kinh hoặc buồn phiền từ xúc cảm tạo ra. Ấn huyệt cũng giúp cho sự tiêu hoá tốt và dễ dàng hơn, giúp cho bộ phận tiêu hoá được quân bình đồng thời có thể duy trì các hoạt động đường tiêu hoá ngày càng được hoàn hảo. Các bài tập về ấn huyệt được đề nghị sau đây được áp dụng cho việc chữa táo bón và tiêu chảy, hai vấn đề này thoạt nhìn là đối nghịch nhau, nhưng đó lại là sự hoạt động kém hiệu quả của cùng một hệ thống. Dù cả hai vấn đề tác động có cùng một cách chữa trị với những triệu chứng khá khác biệt nhau. Táo bón là một biểu hiện thông thường đến mức người ta không chú ý đến và nó trở nên mạn tính – một chứng thường gặp ở nơi người bị cao huyết áp. Người bị táo bón thường có cục u gò bên phía trái của rốn, đó là một lớp phân kết dính ở ruột. Người ở thành phố dễ bị táo bón hơn người ở nông thôn. Người già, phụ nữ, người có mang dễ bị táo. Khi thay đổi sinh hoạt như đi tàu xe, đi đến chỗ xa lạ, nhà tiêu quá bẩn, tâm lý là cố nhịn. Ấn huyệt cốt để lập lại trật tự nhằm điều hoà các hoạt động co thắt của kết tràng để các chất thải của cơ thể được thải trừ một cách bình thường. Ấn huyệt hàng ngày thật sự cần thiết nhằm giúp cho bộ phận tiêu hoá lấy lại trạng thái bình thường. Thời gian chữa trị thay đổi tuỳ theo thời gian bị táo, nhưng để vượt qua, ta cũng không thể nào ấn định thời gian chính xác được. Nhưng chỉ sau 8 hay 10 ngày, kết quả sẽ khả quan hơn. Tuy nhiên, cần cố tránh hết sức các hoàn cảnh gây ra táo bón. Tập thói quen đi ngoài mỗi ngày đúng giờ để gây phản xạ. Các cơn tiêu chảy sẽ thường hơn và thấy nhiều ở những người dễ bị cảm xúc vì buồn phiền. Tiêu chảy sẽ xảy ra khi các hoạt động cơ bắp của kết tràngbị co thắt lại thay vì giữ sự đều đặn và ổn định thường ngày. Ấn huyệt giúp điều chỉnh hữu hiệu các rối loạn, lấy lại sự hoạt động bình thường cho hệ thống tiêu hoá. Có thể chỉ 2 hay 3 lần chữa trị hàng ngày là đủ để vượt qua các rối loạn trên. Nếu bị tái diễn sau vài ngày thì hãy lập tức ấn huyệt. Bệnh sẽ tan biến dần. Lưu ý: Không được ấn huyệt trên những người đang bị ung bướu. Không được tác động nhiều vùng bụng dưới khi bị đau nhói lúc chạm tay vào hay những đối tượng bị sốt dù nhẹ.
Dầu không nguy hại, nhưng ấn huyệt sẽ không có tác dụng đối với những người bị tiêu chảy từ các nguyên nhân bên ngoài như do vi khuẩn hoặc chất màu trong thực phẩm. Trong các bài thực hành ấn huyệt chống lại sự táo bón và tiêu chảy, các lần ấn bấm đều được thể hiện trên các điểm chính ở vùng đầu và cổ. Điều này giúp làm giảm thiểu sự căng thẳng thần kinh và làm cho trí óc được nghỉ ngơi.. Sau đó đến vùng lưng dưới để điều hoà huyết áp. Tiếp theo là vùng bụng dưới là phần quan trọng nhất của việc chữa trị. Kết thúc bằng việc ấn trên toàn vùng bụng đến khi sự co thắt biến mất và lấy lại sự mềm mại thường ngày. Đối tượng nằm sấp trên một cái mền xếp lại, hai cánh tay xếp dọc theo thân, trán đặt trên gối cứng hay trên một khăn lông xếp (hình 274).
Đầu và cổ Bắt đầu động tác này bằng cách quỳ trên đầu đối tượng, khá gần để có thể dễ dàng chạm đầu.
1.Để ngón cái phải trên điểm nằm giữa đầu (hình 275) và để ngón cái trái trên móng cái phải. Ấn mạnh (9kg) 3 giây. Trong lúc ấn đè về hướng sống lưng. Nghỉ. 2.Ấn sâu lại về hướng sống lưng. Nghỉ. 3.Ấn lại lần nữa. 4.Thay tư thế hoặc đứng, hoặc quỳ, hoặc ngồi trên đối tượng, sức nặng của cơ thể đè trên chân, ấn ngón cái phải trên chỗ lõm nằm ở đáy sọ, nơi tiếp giáp với gáy. Ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Ấn mạnh (9 kg) 3 giây. Nghỉ. 5.Ấn lại 2 lần nữa.
Cột sống thắt lưng Di chuyển để đứng 2 chân 2 bên trên bắp đùi đối tượng làm thế nào để dễ dàng chạm đến phân nửa dưới sống lưng (hình 276). Đặt ngón cái trên cột sống này để tìm các lỗ khuyết nằm giữa các đốt sống (hình 277). Ấn trong các lỗ này bằng 2 ngón tay liên tiếp bắt đầu từ trên sống lưng đến cuối cột sống. Thẳng tay để ấn, sức nặng của cơ thể chuyển xuống bàn tay và các ngón cái.
Hai bên cột sống thắt lưng Không đổi tư thế, đặt hai ngón cái ở hai bên cột sống thắt lưng khoảng 4 ngón tay (3 thốn – hình 278 – 279). 1.Ấn vừa (7kg) bằng 2 ngón cái. 3 giây. Nghỉ. 2.Di chuyển 2 ngón cái cách cột sống thắt lưng 2 ngón tay (1 thốn rưởi). Ấn lại. Hông Hai điểm cần ấn nằm hai bên thắt lưng. Điểm 1 nằm trên thắt lưng, cách đốt sống thắt lưng 2 ngón tay (1 thốn rưởi – huyệt Thận Du – hình 280). Điểm 2 nằm ở hai bên mông (huyệt Hoàng Khiêu – hình 280). Bắt đầu ở cạnh phải rồi sang trái.
Cổ Đối tượng nằm ngửa. Bạn quỳ bên phải, cạnh nửa thân trên, khá gần để không khó khăn khi chạm cổ. Các điểm ghi rõ trên hình vẽ chỉ mang tính tổng quát. Cần ấn bao trùm những huyệt ở vùng cổ. Bắt đầu dưới cằm và hạ dần đến cuối cổ, bằng cách dùng ngón trỏ, giữa của mỗi bàn tay, trái rồi phải luân phiên nhau (hình 281 – 282).
Bụng dưới Quỳ cạnh hông phải của đối tượng làm thế nào để tiếp xúc dễ dàng với vùng bụng từ giữa phần dưới lồng ngực đến bẹn (hình 283). Trên bụng, các điểm chạy dọc theo 5 đường thẳng từ dưới lồng ngực đến bẹn (hình 284 – 285). Bạn ấn lần lượt trên các điểm tương ứng.
1.Hai ngón cái đặt cạnh nhau ngay dưới xương ức. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. 2.Hạ thấp nửa đường đến rốn trên đường giữa. Ấn vừa. Nghỉ. 3.Tiếp tục dọc theo đường giữa cách khoảng 2 ngón tay. Ấn vừa trong 3 giây trên mỗi điểm đến xương mu. 4.Tách các ngón cái ra và đặt chúng trên bụng cách đường giữa về phía mỗi cạnh 4 ngón tay. Ấn vừa và cùng lúc 2 ngón cái trong 3 giây. 5.Tiếp tục dọc theo các đường này các điểm cách khoảng 2 ngón tay. Ấn vừa 3 giây trên 2 điểm tương ứng mỗi lần. Nghỉ rồi tiếp tục lại cho đến bẹn. 6.Đưa các bàn tay lên trên bụng, cách điểm khởi đầu 2 ngón tay về các phía. Ấn vừa (7kg) 3 giây. Nghĩ. 7.Tiếp tục hạ thấp trên các đường này bằng cách chừa 2 ngón tay giữa các điểm cho đến bẹn. Ấn vừa trên mỗi điểm. 3 giây.
Quỳ cạnh bụng đối tượng và để 2 lòng bàn tay trên bụng. Xoa đều và nhẹ với 2 lòng bàn tay chà cùng lúc (hình 286). Các bàn tay ấn nhẹ trên bụng dưới. Chú trọng đặc biệt đến phần dưới của bụng dưới. BÀI TẬP KẾT THÚC Đối tượng nằm duỗi thẳng tay trên đất phía sau đầu. Nắm các bàn tay và kéo nhẹ các cánh tay trong lúc đối tượng hít vào đầy phổi bằng mũi, duỗi thẳng chân và các ngón chân. Sau một lúc, thả lỏng cánh tay và các bàn tay trong khi đối tượng từ từ thở ra bằng miệng, cơ thể hoàn toàn thư giãn. Lập lại 6 lần động tác này. Dư Quang Châu (bộ môn Năng lượng Cảm xạ) Tags: ăn, Ấn huyệt, bón, cảm xạ, chữa, dư quang châu, huyệt, Táo, tiêu chảy, và