Mục lục Trang
Giới thiệu
i
Mục tiêu học tập
ii
Phần 1 : Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc
1
Chương 1: Cơ quan dinh dưỡng của thực vật bậc cao
1
1.
Phương pháp làm tiêu bản vi phẫu các cơ quan dinh dưỡng
1
2.
Phương pháp vẽ tiêu bản vi phẫu
6
3.
Tế bào và mô thực vật
10
4.
Rễ cây
16
5.
Thân cây
21
6.
Lá cây
27
Chương 2: Cơ quan sinh sản của thực vật bậc cao
32
1.
Hoa (bông)
32
2.
Quả (trái)
37
3.
Hạt (hột)
39
4.
Phương pháp làm tiêu bản và quan sát phấn hoa cây thuốc
40
Chương 3: Phân loại và nhận biết cây thuốc
45
1.
Phương pháp phân tích hoa
45
2.
Phương pháp nhận thức cây thuốc
47
3.
Nhận biết các họ và cây thuốc thuộc lớp Ngọc lan
50
(Magnoliidae) 4.
Nhận biết các họ và cây thuốc thuộc lớp Hành (Liliidae)
58
5.
Phương pháp làm mẫu khô và mẫu ngâm cây thuốc
62
6.
Phương pháp mô tả cây thuốc
68
7.
Phương pháp xác định tên khoa học của cây thuốc
75
Phần 2 : Các dụng cụ, hoá chất dùng trong thực tập thực vật và
77
nhận biết cây thuốc 1.
Dụng cụ và hoá chất làm tiêu bản vi phẫu
77
2.
Dụng cụ và hoá chất làm mẫu khô và mẫu ngâm cây thuốc
81
3.
Dụng cụ dùng trong phân tích hình thái thực vật
88
4.
Dụng cụ và hoá chất làm tiêu bản phấn hoa
89
5.
Sử dụng máy ảnh trong nghiên cứu hình thái và giải phẫu
90
thực vật 6.
Khoá xác định tên khoa học của cây
Phụ lục Danh mục 150 cây thuốc cần nhận thức và nhớ tên khoa học Tài liệu tham khảo
95 100 100 102
GIỚI THIỆU Nhận biết đúng cây thuốc là việc làm quan trọng trong công tác kiểm nghiệm dược liệu, sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Xác định đúng tên khoa học của cây có ý nghĩa sống còn trong khởi đầu nghiên cứu và phát triển thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ. Muốn vậy, những người làm công tác liên quan đến cây cỏ làm thuốc phải biết các phương pháp nghiên cứu cũng như các đặc điểm hình thái, giải phẫu và phân loại cây cỏ, đặc biệt là thực vật có hoa - nhóm có mức độ đa dạng cũng được sử dụng nhiều nhất trong thực vật bậc cao. Cuốn tài liệu này được biên soạn chủ yếu dành cho sinh viên Dược năm thứ hai, đang học môn học Thực vật. Do đó, các phần trong tài liệu này chỉ giới hạn trong chương trình thực tập đã được phê duyệt, từ mô thực vật, cơ quan dinh dưỡng và sinh sản, đến phần ứng dụng để mô tả và xác định tên khoa học của cây thuốc. Các nội dung này được chia thành hai phần chính là (i) Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc và (ii) Các dụng cụ và hoá chất dùng trong thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc. Cuối cùng là phụ lục và mục lục tra cứu. Phần “Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc” gồm 3 chương: (i) Cơ quan dinh dưỡng của thực vật bậc cao, là nhóm thực vật thường được dùng làm thuốc nhất; (ii) Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa và (iii) Phân loại và nhận biết cây thuốc. Mỗi chương gồm các phần nhỏ, được soạn theo thứ tự các bài thực tập. Mỗi bài gồm 4 phần: mục tiêu học tập; nguyên liệu, dụng cụ và hoá chất; nội dung thực tập và đánh giá. Phần “Các dụng cụ và hoá chất dùng trong thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc” giới thiệu các dụng cụ và hoá chất thường dùng nhất trong tập tài liệu này. Phần các dụng cụ giới thiệu sơ lược cấu tạo, mục tiêu, cách sử dụng và bảo quản. Các hoá chất được giới thiệu công thức, nguồn gốc, cách pha chế (nếu cần), mục đích, cách dùng và bảo quản. Phần phụ lục giới thiệu “Danh mục 150 thuốc cần nhận thức và nhớ tên Latin”. Phần lớn trong số này là các loài cây thuốc được qui định trong “Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam” lần thứ IV, bao gồm các loài cây thuốc Nam thiết yếu, thuốc Y học cổ truyền có nguồn gốc Việt Nam. Ngoài ra còn có một số loài cây thuốc không được ghi trong Danh mục thuốc thiết yếu nhưng là đại diện của các họ cây được dùng làm thuốc ở Việt Nam mà các loài trong Danh mục không có. Phần mục lục tra cứu gồm tên các loài cây thuốc (tiếng Việt và Latin), phương pháp nghiên cứu, thuật ngữ, các dụng cụ, hoá chất thường dùng trong nghiên cứu mô tả và xác định cây thuốc.
Với các nội dung như vậy, ngoài đối tượng phục vụ chính là sinh viên Dược năm thứ hai, cuốn tài liệu này cũng có ích cho các đối tượng khác nghiên cứu cây cỏ làm thuốc như sinh viên đang học môn Dược liệu, Dược học cổ truyền, học viên cao học, nghiên cứu sinh và dược sỹ đang công tác trong lĩnh vực sử dụng và nghiên cứu phát triển thuốc từ cây cỏ. Để cuốn tài liệu này phục vụ sinh viên cũng như các đối tượng nghiên cứu khác ngày một tốt hơn, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các bạn dùng tập tài liệu này, để có thể sửa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh hơn trong lần in sau.
Hà Nội, tháng 4 năm 2012 Các tác giả
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong phần này, sinh viên sẽ có thể: 1. Làm được các loại tiêu bản để nghiên cứu giải phẫu và kiểm nghiệm các dược liệu từ cây cỏ, bao gồm cắt, tẩy, nhuộm kép và lên tiêu bản theo phương pháp thông thường. 2. Mô tả được đặc điểm giải phẫu của các bộ phận thường dùng làm thuốc như rễ, thân và lá bằng 3 phương pháp mô tả: bằng văn viết, hình vẽ và ảnh chụp. 3. Mô tả được một cây thuốc, bao gồm đặc điểm hình thái và giải phẫu của cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá), đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa, phấn hoa, quả, hạt) bằng 3 phương pháp mô tả: bằng văn viết, hình vẽ và ảnh chụp. 4. Nêu được tên thường dùng (tiếng Việt) và tên Latin của 150 cây thuốc thường dùng đặc trưng cho 80 họ có nhiều cây dùng làm thuốc ở Việt Nam, dựa trên các mẫu không có nhãn. 5. Làm được tiêu bản mẫu khô và mẫu ngâm của cây thuốc. 6. Xác định sơ bộ được tên khoa học của một cây thuốc đến bậc họ và chi
khi có khoá phân loại thích hợp.
PHẦN I - THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC CHƯƠNG 1. CƠ QUAN DINH DƯỠNG CỦA THỰC VẬT BẬC CAO 1. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG 1.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Làm được tiêu bản vi học thực vật theo phương pháp bóc, cắt và nhuộm kép.
1.2.
MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT 1 1.1 1.2 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7
Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Mẫu vật tươi Thân Trầu không Thân Kinh giới Dụng cụ cá nhân Kính hiển vi Kính lúp Đĩa petri Mặt kính đồng hồ Kim mũi mác Phiến kính Lá kính Pipet Máy cắt cầm tay Dao cắt vi phẫu Dao lam Chổi lông Hóa chất Nước javen Cloralhydrat Acid acetic Xanh methylen 0.5% Đỏ carmin bão hòa Nước cất Glycerin
Có
1
Không
1.3.
NỘI DUNG THỰC TẬP
1.3.1. Phương pháp làm tiêu bản vi học thực vật Để làm được một tiêu bản vi học thực vật, cần tiến hành theo các bước sau: 1.3.1.1. Chọn mẫu Thường là mẫu tươi hoặc mẫu ngâm trong cồn 70o. Đối với mẫu vật là lá thì hình dạng lá phải còn nguyên vẹn, chọn những lá không già quá nhưng cũng không non quá (lá bánh tẻ). Đối với mẫu vật là cành, thân hoặc rễ cây thì nên chọn những đoạn tương đối thẳng, có đường kính từ 0,1 - 0,5cm. Các mẫu khô nên được luộc hay ngâm nước sôi trước khi cắt, thời gian ngâm hay luộc tuỳ thuộc vào mức độ rắn chắc của mẫu vật. 1.3.1.2. Phương pháp bóc hoặc cắt mẫu Ø
Phương pháp bóc:
F
Dùng kim mũi mác rạch đứt một đường nông trên bề mặt cần bóc, sau đó bóc lấy 1 lớp tế bào biểu bì của lá cây; đặt tiêu bản lên giữa phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt dung dịch lên tiêu bản (nước cất hoặc glycerin) rồi đậy lá kính lại (theo phương pháp giọt ép) và quan sát dưới kính hiển vi.
Ø
Phương pháp cắt:
F
Cắt trực tiếp : Mẫu được đặt lên một “thớt” (làm bằng vật liệu có độ cứng nhỏ hơn lưỡi dao cạo như gỗ hoặc khoai lang, v.v.), dùng lưỡi dao cạo cắt thành những lát mỏng. Các lát cắt sau đó được ngâm ngay vào đĩa petri đã có sẵn nước cất.
F
Cắt bằng máy cắt cầm tay (microtom), theo qui trình sau: Các bước
Chuẩn bị cốt khoai
Cố định mẫu tiêu bản vào cốt khoai
Cách thực hiện Dùng dao bài gọt một lõi khoai lang hình trụ, dài 2 – 3cm, sao cho vừa khít ống máy cắt. Chẻ đôi lõi khoai này theo chiều dọc thành 2 nửa đều nhau.
Khoét ở cả hai mặt phẳng mới chẻ đôi này, theo chiều dọc, một khe nhỏ theo hình của mẫu tiêu bản cần cắt, sao cho khi ghép hai mảnh khoai này lại thì mẫu cần cắt được giữ chặt. 2
Minh họa
Các bước
Cách thực hiện Kẹp mẫu cần cắt vào giữa 2 miếng khoai rồi cho vào ống của máy cắt.
Minh họa
Để mặt phẳng của lưỡi dao áp sát với mặt phẳng của mắy cắt, nghiêng một góc 450 kéo chéo từ trái sang phải , cắt qua cốt khoai.
Cắt tiêu bản
Sau mỗi lần cắt, vặn ốc của máy cắt theo chiều kim đồng hồ để đẩy cốt khoai lên một chút. Mức độ vặn ít hay nhiều sẽ cho lát cắt tiêu bản mỏng hay dầy. Dùng kim chổi lông gạt vi phẫu đã cắt ngay vào đĩa petri có sẵn nước cất. Sau đó dùng chổi lông chọn lấy các lát cắt chuyển sang mặt kính đồng hồ đã có sẵn cloramin bão hoà (Cloramin B) hoặc dung dịch Javen.
1.3.1.3. Tẩy và nhuộm tiêu bản Các bước Cách thực hiện - Tẩy mẫu bằng dung dịch Cloramin B trong thời gian ít nhất là 30 phút. - Rửa sạch Cloramin 3 lần bằng nước cất. - Nếu mẫu chứa nhiều tinh bột có thể ngâm trong dung dịch cloran Tẩy hydrat trong 30 phút, sau đó rửa sạch. - Ngâm mẫu trong acid acetic trong 15 phút. - Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.
3
Minh họa
Các bước Cách thực hiện - Nhuộm màu xanh bằng dung dịch xanh Methylen. Thời gian từ 5-30 giây. - Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất. Nhuộm - Nhuộm màu đỏ bằng cách ngâm mẫu vào dung dịch đỏ Carmin khoảng 30 phút. - Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.
Minh họa
1.3.1.4. Lên tiêu bản Vi phẫu sau khi được nhuộm, được lên kính theo phương pháp giọt ép. Cách thực hiện như sau:
F Nhỏ vào giữa phiến kính 1 giọt chất lỏng được dùng làm môi trường quan sát (nước, glycerin, vv.), dùng kim mũi mác hoặc bút lông đặt vi phẫu cần quan sát vào giọt chất lỏng. Đậy lá kính lại (chú ý không để lẫn bọt khí dưới lá kính). Có 2 cách đặt lá kính: -
Cách 1: Đặt một cạnh lá kính tỳ vào bề mặt của phiến kính, bên cạnh giọt chất lỏng. Dùng kim mũi mác đỡ lấy cạnh đối diện rồi hạ từ từ xuống (Hình 1. A).
-
Cách 2: Nhỏ 1 giọt chất lỏng (cùng loại với chất lỏng trên phiến kính) vào giữa lá kính. Lật ngược lá kính lại rồi hạ từ từ đậy lên giọt chất lỏng trên phiến kính. Khi 2 giọt chất lỏng chạm nhau thì bỏ tay ra (Hình 1. B).
Sau khi đậy lá kính, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ để chiếm toàn bộ diện tích của lá kính, không thừa chảy ra ngoài và cũng không thiếu. Nếu thiếu, dùng một ống hút nhỏ thêm chất lỏng đã dùng để lên kính vào (Hình 1.C). Nếu thừa, dùng một mảnh giấy lọc để hút đi (Hình 1. D). Trong một số trường hợp cần phải thay đổi chất lỏng mà không muốn bỏ lá kính ra thì làm như sau: ở một cạnh của lá kính, đặt một miếng giấy lọc để hút chất lỏng đang ở dưới lá kính. ở cạnh đối diện, dùng ống hút cho giọt chất lỏng mới vào thay thế (hình 1.E). Khi cho chất lỏng mới vào thì đồng thời hút chất lỏng cũ ra. Chất lỏng mới sẽ thay thế cho chất lỏng cũ dưới lá kính.
4
Hình 1. Phương pháp lên tiêu bản giọt ép A, B : Hai cách đậy lá kính ; C : Cách cho thêm chất lỏng D : Cách loại bớt chất lỏng thừa ; E : Cách đổi chất lỏng dưới kính. Tiêu bản đạt tiêu chuẩn phải mỏng, sáng, sạch, màu xanh và đỏ rõ ràng, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ, chiếm toàn bộ diện tích lá kính, không chứa bọt khí, có thể quan sát dễ dàng. 1.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau: STT Nội dung đánh giá
1 1.1 1.2 2 2.1 2.2 2.3
Đạt
Không đạt
Tiêu bản biểu bì lá Náng Độ mỏng tiêu bản Lên tiêu bản đúng yêu cầu Tiêu bản thân ích mẫu Độ mỏng tiêu bản đạt, có thể quan sát rõ ràng các tế bào và mô Tiến hành theo đúng qui trình cắt, tẩy, nhuộm Hai màu xanh và đỏ trên tiêu bản rõ ràng 2. PHƯƠNG PHÁP VẼ TIÊU BẢN VI PHẪU
2.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Vẽ được sơ đồ cấu tạo tổng quát và cấu tạo chi tiết một phần tiêu bản thân cây ích mẫu.
5
MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT 1 1.1 2 2.1 2.2 2.3 2.4
Mẫu vật, dụng cụ Tiêu bản mẫu Tiêu bản thân Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.) Dụng cụ Kính hiển vi Đèn bàn để chiếu sáng giấy vẽ Vở vẽ khổ A4, giấy trắng nhẵn, không dòng kẻ Bút chì đen, loại có độ cứng trung bình (HB) hoặc tương đối mềm (2B). Tốt nhất là bút chì kim Tẩy mềm
2.5 2.3.
Có
Không
NỘI DUNG THỰC TẬP
Trong nghiên cứu thực vật, vẽ là một phương pháp mô tả khoa học có giá trị, không thể thay thế bằng ảnh chụp hoặc bản mô tả, dù đó là bản mô tả chi tiết, tỉ mỉ nhất.
F
Vẽ sơ đồ tổng quát và cấu tạo chi tiết một phần của thân cây Ích mẫu.
2.3.1. Một số yêu cầu của hình vẽ Chỉ vẽ những cái nhìn thấy trên tiêu bản, những đặc điểm điển hình, cần thiết để hiểu được tiêu bản. Không vẽ những nét không quan trọng, ngẫu nhiên và nhất là không được vẽ theo sách hoặc tranh. Hình vẽ phải đủ to, phù hợp với kích thước của những chi tiết vẽ. Để hình vẽ có giá trị khoa học cao, phải vẽ thật chính xác với tỷ lệ phóng to được quy định. Nét vẽ phải gọn, sắc, đủ đậm và rõ ràng, không lờm xờm và không đánh bóng. Bản vẽ phải sạch sẽ, càng đẹp càng tốt, giống như hoặc gần giống như một bản vẽ kỹ thuật. Mỗi hình vẽ cần có lời chú thích chung và riêng cho từng phần, từng chi tiết. Chữ chú thích viết bằng bút chì đen. Các đường chỉ dẫn nên kẻ ngang và song song với nhau, không được cắt chéo qua nhau. 2.3.2. Các cách vẽ Có hai loại bản vẽ để mô tả cấu tạo giải phẫu của một cơ quan thực vật: sơ đồ tổng quát và chi tiết một phần. Hai cách vẽ này bổ sung cho nhau. 2.3.2.1.
Vẽ sơ đồ tổng quát
Muốn trình bày toàn bộ cấu tạo của một cơ quan thực vật, người ta không cần vẽ từng tế bào của nó, mà chỉ dùng ký hiệu để vẽ vị trí các mô được sắp xếp trong cơ quan đó. Tất nhiên là cần vẽ đúng tỷ lệ kích thước và hình dạng tổng 6
quát cuả các mô đó, làm sao chỉ khi nhìn vào sơ đồ này, người ta có thể hình dung được thật đúng cấu tạo của đối tượng quan sát.
Hình 2. Một số quy ước khi vẽ tiêu bản vi phẫu 1. Biểu bì, trụ bì ; 2. Nội bì ; 3. Bần ; 4. Mô dày ; 5. Mô cứng ; 6. Libe cấp I ; 7. Libe cấp II ; 8. Gỗ cấp I ; 9. Gỗ cấp II ; 10. Mô giậu ; 11. Sợi ; 12. Ống tiết, túi tiết Các quy ước ký hiệu các mô khi vẽ sơ đồ tổng quát: -
Biểu bì, trụ bì, tầng phát sinh : Vẽ 2 nét song song với nhau (Hình 2.1).
-
Nội bì : Vẽ 2 nét song song, giữa có các vạch ngang (Hình 2.2).
-
Bần : Vẽ các ô hình chữ nhật xếp chồng lên nhau một cách đều đặn, thành những vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm (Hình 2.3).
-
Mô dày : Kẻ chéo trong phạm vi giới hạn của nó (Hình 2.4).
-
Mô cứng : Kẻ chéo hai chiều, thành những ô hình quả trám trong phạm vi giới hạn của nó (Hình 2.5).
Libe cấp I : Chấm không đều trong phạm vi giới hạn của bó libe (Hình 2.6). -
Libe cấp II : Chấm đều thành dãy theo hướng xuyên tâm trong khu vực của libe cấp II (Hình 2.7).
-
Gỗ cấp I : Vẽ một hình tam giác bôi đen (Hình 2.8)
-
Gỗ cấp II : Trong phạm vi giới hạn, vẽ các vòng tròn nhỏ sắp xếp không đều ở giữa các đường thẳng theo hướng xuyên tâm (Hình 2.9).
-
Mô giậu : Vẽ các đường thẳng đứng, song song trong phạm vi giới hạn của mô (Hình 2.10).
-
Sợi : Vẽ các vòng tròn nhỏ, ở giữa có một chấm đen (Hình 2.11).
-‐
Ống tiết, túi tiết : Tuỳ theo kích thước của chúng mà vẽ những vòng tròn to hoặc nhỏ, giữa để trắng (Hình 2.12). 7
Ví dụ về cách vẽ sơ đồ tổng quát từ một tiêu bản vi phẫu cụ thể được trình bày trong hình 3 và 4. Biểu bì Mô dày
Mô mềm vỏ Sợi Libe cấp II Gỗ cấp II Mô mềm ruột
Hình 3. Cách vẽ tổng quát cấu tạo giải phẫu cây Ích mẫu từ cấu tạo chi tiết
Bần Libe cấp I
Sợi
Libe cấp II
Hình 4. Cách vẽ tổng quát cấu tạo giải phẫu cây Dâm bụt từ cấu tạo chi tiết
8
2.3.2.2. Vẽ chi tiết một phần Sau khi vẽ sơ đồ tổng quát, ta chọn một khu vực điển hình, có thể đại diện cho cả vi phẫu hoặc một phạm vi hẹp nào đó trên vi phẫu (tuỳ theo mục đích nghiên cứu) để vẽ chi tiết một phần. Cách chọn khu vực để vẽ chi tiết như sau: -‐
Nếu cơ quan thực vật có cấu tạo đối xứng với một mặt phẳng (vi phẫu lá cây hai lá mầm), thì chỉ cần vẽ nửa lá từ gân giữa ra một ít ở phiến lá (Hình 5.A).
-‐
Nếu cơ quan đó có cấu tạo đều nhau theo một hướng (vỏ cây, lá cây một lá mầm), thì chọn một đoạn nào đó điển hình nhất để vẽ (Hình 5.B).
-‐
Nếu cơ quan đó có cấu tạo đối xứng qua một tâm điểm (thân, rễ, thân rễ, vv.), thì chọn một góc nào có cấu tạo điển hình nhất (Hình 5.C).
-‐
Nếu cơ quan đó có thiết diện vuông mà ở 4 góc có cấu tạo giống nhau (thân của nhiều cây thuộc họ Bạc hà), thì chỉ cần vẽ 1/4 của thiết diện đó (Hình 5.D).
Mục đích của bản vẽ chi tiết là để thấy rõ được cấu tạo của từng loại mô, từng nhóm tế bào, do đó phải vẽ từng tế bào đúng như khi nhìn thấy trên vi phẫu. Để tránh hiện tượng vẽ mất cân đối, ta nên theo các bước sau đây: -
Vẽ phác trên giấy khu vực cần phải vẽ và sự phân chia giữa các mô với nhau.
-
Vẽ các mô có cấu tạo phức tạp trước (bó libe gỗ) rồi đến các mô đơn giản sau. Mô mềm nên vẽ sau cùng. Hình 5. Cách chọn khu vực để vẽ chi tiết A
C
B
A. Đối với cây hai lá mầm ; B. Đối với cây một lá mầm ; C. Đối với thân cây ; D. Đối với thân hoặc cành cây có tiết diện vuông.
D
Những tế bào có màng mỏng thì vẽ một nét thành một vòng kín (không vẽ theo kiểu lợp ngói). Những tế bào có màng dày (mô cứng, mô dày, gỗ), thì vẽ hai nét song song và khi đó cần tuân theo quy ước ánh sáng. -
Qui ước ánh sáng: Người ta quy định ánh sáng từ góc trên, bên trái của trang giấy chiếu xuống, tạo với cạnh của trang giấy một góc 450. Phía có ánh sáng chiếu trực tiếp thì vẽ nét mảnh, phía khuất sáng thì vẽ nét đậm.
9
2.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau: STT Nội dung đánh giá 1 Vẽ sơ đồ tổng quát thân cây Ích mẫu Vẽ đúng tỷ lệ kích thước Hình vẽ rõ ràng, đúng quy ước 2 Vẽ chi tiết một phần thân cây Ích mẫu Vẽ đúng tỷ lệ kích thước Vẽ đúng các loại mô như quan sát trên kính
Đạt
Không đạt
3. TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT 3.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Làm được tiêu bản biểu bì, quan sát và vẽ đúng
-
Làm được tiêu bản để quan sát 6 loại mô thực vật (mô phân sinh, mô mềm, mô che chở, mô dẫn, mô nâng đỡ, mô tiết).
-
Chỉ được 6 loại mô thực vật trên tiêu bản mẫu.
3.2.
MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT 1 1.1. 1.2 1.3 1.4 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 3 3.1 3.2 3.3 3.4
Mẫu vật và dụng cụ Mẫu vật tươi Lá náng, hành khô Cành và lá Hương nhu (Ocimum gratissimum L.) Quả lê (Pirus communis L.) Thân Trầu rừng (Piper sp.) Tiêu bản mẫu Tiêu bản vi phẫu lá Bưởi (Citrus grandis (L.) Osbeck) Tiêu bản vi phẫu thân Thiên thảo (Anisomeles indica (L.) O.Ktze) Tiêu bản vi phẫu thân cây Mướp cắt dọc (Luffa cylindrica (L.) M.J.Roem.) Tiêu bản vi phẫu thân Trầu không (Piper betle L.) Tiêu bản vi phẫu cuống lá Trang (Limnanthemum indicum Thw.) Dụng cụ Kính hiển vi Mặt kính đồng hồ Kim mũi mác Phiến kính 10
Có
Không
STT 3.5 3.6 3.7 3.8 3.3.
Mẫu vật và dụng cụ Lá kính Pipet Dao lam Khoai lang
Có
Không
NỘI DUNG THỰC TẬP
3.3.1. Làm tiêu bản tế bào và mô thực vật
F Làm tiêu bản biểu bì lá Náng và biểu bì Hành khô bằng phương pháp bóc, lên tiêu bản theo phương pháp giọt ép với dung dịch lên tiêu bản là Kali iodua. F Làm tiêu bản vi phẫu của 3 mẫu thân Hương nhu, thân Trầu rừng và quả Lê bằng cách cắt trực tiếp và lên tiêu bản theo phương pháp giọt ép, không tẩy và nhuộm. 3.3.2. Quan sát các mô thực vật -
Quan sát các tiêu bản mẫu thân Mướp cắt dọc, thân Mướp cắt ngang, thân cỏ Thiên thảo, lá Bưởi, thân Trầu không, cuống lá Trang.
-
Mô tả và vẽ chi tiết một phần các loại mô quan sát được.
3.3.2.1. Mô phân sinh Cấu tạo bởi những tế bào non, nhỏ, có vách tế bào mỏng, nhân to và hầu như không có không bào. Chúng phân chia liên tục để tạo thành các thứ mô khác.
F Quan sát mô phân sinh cấp II trên tiêu bản rễ Bí ngô (tiêu bản mẫu) ở vật kính 40X: Gồm nhiều lớp tế bào nhỏ hình chữ nhật, có vách mỏng, xếp thành dãy tương đối đều đặn (Hình 6).
Mô phân sinh cấp hai
Hình 6. Mô phân sinh cấp hai (tầng phát sinh libe-gỗ) ở rễ cây Bí ngô 3.3.2.2.
Mô mềm
Cấu tạo bởi những tế bào sống, thường có màng mỏng bằng cenluloza. Tuỳ theo vị trí, hình dạng và nhiệm vụ của mô mềm mà chia ra các loại như mô mềm đồng hoá (chứa lạp lục); mô mềm dự trữ (chứa các chất dự trữ như tinh bột, 11
protein và dầu mỡ); mô mềm chứa nước (mô nước); mô mềm chứa khí (mô thông khí); mô mềm hình giậu (mô giậu); mô mềm xốp (mô khuyết); mô mềm vỏ; mô mềm libe và gỗ; mô mềm hấp thụ: lông hút của rễ.
F Quan sát mô mềm vỏ ở thân cây Thiên thảo cắt ngang và mô giậu ở lá cây Trúc đào (Hình 7).
A
B
C
Hình 7. Mô mềm (A. Mô mềm vỏ ở thân Thiên thảo cắt ngang; B. Mô giậu ở lá cây Trúc đào; C. Mô khuyết ở lá Đa búp đỏ) 3.3.2.3. Mô che chở Có nhiệm vụ bảo vệ, che chở cho cây, chống lại mọi tác nhân có hại của môi trường sống. Tuỳ theo nguồn gốc phát triển, người ta chia: mô che chở cấp I : biểu bì; mô che chở cấp II : bần, thụ bì.
B
A
Hình 8. Mô che chở (A. Biểu bì ở Thân Thiên thảo (lớp tế bào trên cùng); B. Bần ở vỏ cây Dâu tằm)
F Quan sát biểu bì ở tiêu bản thân cây Thiên thảo (tiêu bản mẫu) và bần ở tiêu bản vỏ cây Dâu tằm (tiêu bản mẫu) (Hình 8). 3.3.2.4. Mô nâng đỡ Có trong tất cả các cơ quan của thực vật được cấu tạo bởi những tế bào có màng dày và cứng làm nhiệm vụ nâng đỡ cho cây. Tuỳ theo thể chất của màng dày đó mà người ta chia ra 2 loại mô nâng đỡ : Mô dày : cấu tạo bởi những tế bào sống thường kéo dài, có màng dày bằng celluloza. Tuỳ theo cấu tạo và vị trí dày lên của màng tế bào mà phân biệt các loại : mô dày góc, mô dày phiến và mô dày xốp
F Quan sát mô dầy góc và mô dầy phiến trên tiêu bản thân cây Thiên thảo (tiêu bản mẫu): ở vật kính 4X thấy tiêu bản thân cây Thiên thảo có thiết diện vuông, trong đó mô dày góc nằm ở 4 góc và mô dày phiến nằm ở cạnh, bắt màu 12
đỏ, xếp thành nhiều lớp nằm ngay sau lớp tế bào biểu bì. Chuyển sang vật kính 40, thấy các tế bào này có thành dầy lên ở các góc (đối với mô dầy góc) và ở các màng tiếp tuyến (đối với mô dầy phiến), bắt màu đỏ sẫm (Hình 9).
Hình 9. Mô nâng đỡ ở thân cây Thiên thảo 1. Mô dầy góc, 2. Mô dầy phiến Mô cứng: Cấu tạo bởi những tế bào chết, có màng dày hoá gỗ ít nhiều, khá cứng rắn, để làm nhiệm vụ nâng đỡ cho cây. Theo hình dạng của tế bào, mô cứng được chia thành các loại: tế bào mô cứng, thể cứng, tế bào đá, tế bào sợi.
A
B C Hình 10. Mô cứng (A. Thể cứng hình sao ở cuống lá Trang; B. Tế bào đá ở quả Lê; C. Sợi ở thân Dâm bụt) F Quan sát: Thể cứng ở cuống lá Trang (tiêu bản mẫu): Phân nhánh hoặc hình sao (Hình 10A). Tế bào đá ở tiêu bản quả Lê (tự làm): Là các đám màu sẫm xếp chồng lên nhau thành “đống” (Hình 10B). Sợi ở tiêu bản vỏ cây Dâu tằm: Xếp thành từng đám phía ngoài libe cấp II (Hình 10C). 3.3.2.5. Mô dẫn Gồm các mạch gỗ và mạch rây, có nhiệm vụ dẫn nhựa nuôi cây. Các mạch này được cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành các ống. Những tế bào này được bao bọc bởi những tế bào kèm và mô mềm gỗ hoặc mô mềm 13
libe. Các mạch gỗ, sợi gỗ và mô mềm gỗ hợp thành bó gỗ. Các mạch rây, sợi libe, tế bào kèm và mô mềm libe hợp thành bó libe.
F Quan sát mô dẫn trên tiêu bản rễ bí ngô cắt ngang (tiêu bản mẫu): Bó gỗ là đám có chứa các mạch gỗ (là lỗ thủng lớn) và mô mềm gỗ (tế bào nhỏ, thành dầy, bắt màu xanh). Bó libe là các đám tế bào nhỏ, vách mỏng, bắt màu đỏ, xếp thành dãy xuyên tâm thẳng hàng hay ngoằn ngèo (Hình 11).
Hình 11. Mô dẫn ở thân mướp cắt ngang quan sát ở vật kính 40X 1. Libe; 2. Mạch gỗ
F Quan sát mô dẫn trên tiêu bản thân mướp cắt dọc (tiêu bản mẫu), bao gồm các mạch gỗ, bắt màu xanh (mạch xoắn, mạch mạng, mạch điểm) và libe, bắt màu đỏ (phiến rây).
Hình 12. Mô dẫn trên tiêu bản thân Mướp (A) Cắt ngang: Phiến rây; (B) Cắt dọc: 1. Mạch xoắn; 2. Mạch mạng 3.3.2.6. Mô tiết Cấu tạo bởi các tế bào làm nhiệm vụ bài tiết các sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong cây. Tuỳ theo sự chuyên hoá của các tế bào này mà ta phân biệt ra các loại: tế bào tiết, lông tiết, ống tiết, túi tiết và các ống nhựa mủ.
14
Hình 12. Một số loại mô tiết A. Lá hương nhu: 1. Lông tiết; 1’. Lông che chở (tránh nhầm lẫn); B. Thân trầu rừng: 2. Tế bào tiết; C. Thân Trầu không: 3. Ống tiết; D. Lá bưởi: 4. Túi tiết
F
Quan sát:
Túi tiết kiểu dung sinh: Tiêu bản lá bưởi (tiêu bản mẫu): Các túi tiết tinh dầu nằm ở rải rác trong phần mô mềm gần biểu bì, kích thước lớn hơn nhiều so với các tế bào mô mềm (Hình 12A). Ống tiết: Thân cây Trầu không cắt ngang (tiêu bản mẫu): Là các lỗ thủng lớn nằm ở phía ngoài các bó libe-gỗ, có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào mô mềm xung quanh (Hình 12B). Lông tiết: Lá tươi Hương nhu (tự làm) (Hình 12C). Tế bào tiết: Thân cây Trầu rừng cắt ngang (tự làm): là các tế bào có kích thước như các tế bào mô mềm có chứa chất tiết màu đỏ nhạt. 3.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:
STT Tiêu chuẩn 1 1.1. 2 2.1 2.2
Đạt
Mô thực vật Chỉ được vị trí và đặc nêu được đặc điểm của mô dày, mạch gỗ, túi tiết , mô cứng, mô phân sinh trên các tiêu bản mẫu Làm tiêu bản quan sát mô thực vật Tiêu bản lá non Hương nhu cắt ngang mỏng, lên tiêu bản sạch Tiêu bản thân Trầu rừng cắt ngang mỏng, lên tiêu bản sạch 15
Không đạt
4. RỄ CÂY 4.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Trình bày và vẽ được các đặc điểm hình thái của rễ cây và phân biệt được các loại rễ cây.
-
Phân biệt được các đặc điểm cấu tạo vi học của rễ cấp một và cấp hai.
-
Vẽ được sơ đồ tổng quát của các loại rễ cây.
-
Vẽ được một phần cấu tạo chi tiết của rễ cây Bí ngô.
-
Làm được tiêu bản vi học rễ cây Bí ngô.
4. 2.
MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: STT 1 2 2.1 2.2 2.3 3 3.1 4 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5
4.3.
Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Mẫu hình thái rễ Tiêu bản mẫu Rễ Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.) Rễ Si (Ficus benjamina L.) Rễ Bí ngô (Cucurbita pepo L.) Mẫu cắt tiêu bản Rễ bí ngô (Cucurbita pepo L.) Dụng cụ, hoá chất Kính lúp cầm tay Kính hiển vi Kính hiển vi truyền hình Bộ dụng cụ cắt tiêu bản (xem bảng kiểm bài 1) Bộ hoá chất tẩy nhuộm tiêu bản (xem bảng kiểm bài 1)
Có
Không
NỘI DUNG THỰC TẬP
4.3.1. Hình thái của rễ 4.3.1.1.Các phần của rễ cây Nhận dạng các phần của một rễ: Quan sát trên rễ đậu non. Nhận dạng các phần của rễ bằng mắt thường hoặc kính lúp. Quan sát từ dưới lên trên thấy cây đậu non có một rễ cái là rễ chính mọc tiếp theo trục của thân, phát triển ngược chiều với thân. ở tận cùng của rễ có chóp rễ (quan sát trên kính lúp). Trên chóp rễ có một đoạn ngắn, nhẵn là miền sinh trưởng. Trên miền sinh trưởng là miền lông hút, có nhiều lông nhỏ để hút nước và các muối vô cơ hoà tan trong nước để nuôi cây. Trên miền lông hút là miền hoá bần, nơi có rễ con cấp II mọc ra. 16
F
Vẽ lại mẫu quan sát và ghi chú từng phần của rễ.
4.3.1.2. Nhận dạng các loại rễ cây
F Quan sát các loại rễ bố trí trong phòng thí nghiệm và phân loại các loại: rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ bám, rễ khí sinh, rễ mút và rễ củ. Đặc điểm nhận dạng chính như sau: −
Rễ cọc: Rễ cái phát triển hơn rễ con.
−
Rễ chùm: Rễ cái và rễ con bằng nhau.
−
Rễ bám: Mọc ra ở các mấu của thân, bám vào các vật để cây leo lên.
−
Rễ khí sinh: Mọc ra từ thân và nằm trong không khí. Mặt ngoài có mô xốp dể hút nước cung cấp cho cây.
−
Rễ mút: Rễ của các loài cây sống ký sinh vào các cây khác với các giác mút mọc đâm vào cây chủ để hút chất dinh dưỡng.
−
Rễ củ: Rễ cái, rễ con hoặc rễ phụ phát triển thành củ.
4.3.2. Cấu tạo giải phẫu của rễ cây Quan sát các tiêu bản sau đây trên kính hiển vi. Trước hết, quan sát ở vật kính nhỏ để thấy toàn bộ cấu tạo của vi phẫu. Sau đó chuyển sang vật kính lớn hơn để xem chi tiết. 4.3.2.1. Cấu tạo của rễ cây lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) (i)
Cấu tạo cấp một:
F
Yêu cầu: Quan sát tiêu bản rễ Si và chỉ ra được các phần sau: ngoại bì, mô mềm vỏ, nội bì, trụ bì, gỗ cấp một, libe cấp một và mô mềm ruột. Cách quan sát:
Với vật kính nhỏ, quan sát thấy trên vi phẫu có hai phần lớn: phần vỏ và trụ giữa. Trong trụ giữa có các bó libe-gỗ xếp xen kẽ nhau. Riêng bó gỗ có sự phân hóa hướng tâm. Chuyển chỗ nào có cấu tạo rõ nhất vào giữa kính trường để quan sát chi tiết. Với vật kính lớn, quan sát lần lượt từ ngoài vào trong thấy (Hình 13): §
Phần vỏ:
−
Ngoại bì: Cấu tạo bởi một lớp tế bào có màng ngoài dày hoá bần. Không có lông hút ở bên ngoài.
−
Mô mềm vỏ: Gồm các tế bào hình đa giác tương đối đều nhau, ở các góc có khoảng gian bào. Phía trong, gần sát nội bì có các ống nhựa mủ.
−
Nội bì: Cấu tạo bởi một lớp tế bào, trên vách xuyên tâm có khung hoá bần (đai Caspari).
§
Phần trụ giữa: 17
−
Trụ bì: Nhiều lớp tế bào hình chữ nhật đều nhau nằm sát nội bì, các góc có những chỗ dày hoá gỗ.
−
Bó libe: Hình bầu dục, nằm sát ngay dưới lớp trụ bì, gồm những tế bào nhỏ bắt màu đỏ, xếp luân phiên với các bó gỗ bắt màu xanh.
−
Bó gỗ: Hình tam giác, đỉnh nhọn hướng ra ngoài, tiếp giáp với trụ bì, đáy rộng quay vào trong. Bó gỗ cấu tạo bởi các mạch gỗ, không có sợi gỗ và mô mềm gỗ.
−
Mô mềm ruột: Là phần trong cùng của trụ giữa, gồm những tế bào hình đa giác, có kích thước tương đối lớn, xếp sát nhau nên không có khoảng gian bào.
(ii)
Hình 13. Cấu tạo cấp một của rễ non cây Si 1. Biểu bì; 2. Mô mềm vỏ; 3. Nội bì; 4. Trụ bì; 5. Libe cấp 1; 6. Gỗ cấp 1; 7; Mô mềm ruột Cấu tạo cấp hai: Yêu cầu:
F
Làm tiêu bản rễ Bí ngô theo quy trình ở mục 1.3.1 (trang 2).
F
Quan sát cấu tạo giải phẫu rễ Bí ngô và chỉ ra các phần sau: bần, mô mềm vỏ, libe cấp 2, gỗ cấp 2, tầng phát sinh libe-gỗ, tia ruột, gỗ cấp 1 và mô mềm ruột.
F
Vẽ sơ đồ tổng quát và một bó libe-gỗ của rễ Bí ngô.
18
Cách quan sát: Trước hết quan sát ở vật kính nhỏ để thấy cấu tạo tổng quát, sau đó chuyển sang vật kính lớn để xem chi tiết. Từ ngoài vào trong thấy (Hình 14): −
Lớp bần: Gồm vài lớp tế bào có màng hoá bần bắt màu xanh, xếp đều đặn thành những vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm.
−
Mô mềm vỏ: Gồm một vài lớp tế bào có màng mỏng, xếp không đều, có các khoảng gian bào nhỏ.
−
Bó libe gỗ cấp hai: Các bó mạch lớn, xếp theo lối chồng chất, libe bắt màu hồng nằm bên ngoài, gỗ nằm phía trong bắt màu xanh. ở giữa là tầng phát sinh libe gỗ. Mỗi bó gỗ có 3-5 mạch gỗ lớn. Giữa các bó libe gỗ là các tia ruột khá rộng.
−
Tầng phát sinh libe gỗ: Nằm giữa libe cấp hai và gỗ cấp hai gồm nhiều lớp tế bào nhỏ hình chữ nhật, có màng mỏng, xếp thành dãy đều đặn.
Hình 14. Cấu tạo cấp hai ở rễ cây Bí ngô 1. Bần; 2. Libe cấp 1; 3. Libe cấp 2; 4. Tầng phát sinh libe - gỗ; 5. Gỗ cấp 2; 6. Tia ruột; 7 Gỗ cấp )
4.3.2.2. Cấu tạo của rễ cây lớp Hành (Liliopsida) Yêu cầu:
F
Quan sát tiêu bản rễ Thiên môn đông và chỉ ra được các phần sau: tầng lông hút, mô mềm vỏ, nội bì, trụ bì, gỗ cấp một, libe cấp một và mô mềm ruột.
F
Vẽ sơ đồ tổng quát của rễ Thiên môn đông.
19
Cách quan sát Tiến hành quan sát tương tự như tiêu bản rễ Si. Lưu ý cấu tạo của rễ Thiên môn đông cũng tương tự như cấu tạo của rễ Si vì cùng có cấu tạo cấp 1. Tuy nhiên, có một vài điểm chi tiết khác nhau là: bên ngoài cùng của rễ Thiên môn đông có tầng lông hút (do cắt qua tầng lông hút) bao gồm các tế bào ngoại bì kéo dài ra, số bó libe gỗ trong rễ Thiên môn đông nhiều hơn (Hình 15). Hình 15. Cấu tạo cấp một ở rễ cây Thiên môn đông (1. Tầng lông hút; 2. Ngoại bì; 3. Mỏ mềm vỏ; 4. Nội bì; 5. Trụ bì; 6. Libe cấp 1; 7. Gỗ cấp 1; 8. Mô mềm ruột) 4.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:
STT Nội dung thực tập 1. Chỉ ra và vẽ được các phần của rễ cây đậu non 2. Phân loại được các mẫu rễ bố trí trong bài thực tập 3. Chỉ ra được các phần trong tiêu bản rễ Thiên môn đông 4. Chỉ ra được các phần trong tiêu bản rễ Si 5. Làm được tiêu bản rễ Bí ngô đạt tiêu chuẩn 6. Chỉ ra được các phần trong tiêu bản rễ Bí ngô 7. Vẽ đúng sơ đồ tổng quát của rễ Bí ngô 8. Vẽ đúng một bó libe-gỗ trong rễ Bí ngô 9. Vẽ đúng sơ đồ tổng quát của rễ Thiên môn đông
20
Đạt
Không đạt
5. THÂN CÂY 5. 1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Trình bày và vẽ được các đặc điểm hình thái của thân cây và phân biệt được các loại thân cây.
-
Phân biệt được cấu tạo cấp một và cấp hai của các loại thân cây lớp Ngọc lan và lớp Hành.
-
Vẽ được sơ đồ tổng quát của các loại thân cây: Thầu dầu non, Dâm bụt, Thiên môn đông.
-
Vẽ được một phần cấu tạo chi tiết của thân cây Dâm bụt.
-
Làm được tiêu bản vi học thân cây Dâm bụt.
5.2.
MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: STT 1 1.1 2 2.1 2.2 2.3 3 3.1 3.2 3.3 3.4
5.3.
Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Mẫu hình thái Mẫu hình thái thân Tiêu bản mẫu Thân Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Thân non Thầu dầu (Ricinus comunis L.) Thân Dâm bụt (Hibiscus rosa – sinensis L.) Dụng cụ Kính lúp cầm tay Kính hiển vi Bộ dụng cụ cắt tiêu bản (xem mục 1.2- trang 1) Bộ hoá chất tẩy nhuộm tiêu bản (xem mục 1.2- trang 1)
Có
Không
NỘI DUNG THỰC TẬP
5.3.1. Hình thái của thân 5.3.1.1. Nhận dạng các phần của một thân Yêu cầu:
F
Quan sát trên một mẫu thân và chỉ ra các phần của thân: thân chính, mấu, gióng, chồi ngọn, chồi bên, cành.
F
Vẽ và ghi chú từng phần.
F
Phân biệt thân đơn trục và hợp trục.
21
Cách làm: Quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp (nếu cần) các mẫu cây ớt, cây mào gà, cây mã đề, cây nho. Phân biệt các phần của thân trên các mẫu này. 5.3.1.2. Nhận dạng các loại thân cây Yêu cầu:
F
Quan sát các loại thân bố trí trong phòng thí nghiệm và phân biệt các loại: thân gỗ, thân rạ, thân bò, thân leo, thân củ, thân rễ và thân hành. Các đặc điểm chính: Thân gỗ: cây gỗ to. Thân rạ: Thân rỗng ở gióng và đặc ở các mấu. Thân bò: Thân mọc bò lan trên mặt đất và có các rễ phụ mọc ra ở các mấu. Thân leo: Leo bằng thân cuốn, tua cuốn hay rễ bám. Thân củ: Thân phồng lên thành củ để chứa chất dự trữ. Thân rễ: Có hình dạng gần như rễ, mang các vảy mỏng do các lá biến đổi thành. Thân hành: Thân rất ngắn, mang rễ ở mặt dưới, phần trên có nhiều lá mọng nước gọi là vảy hành.
5.3.2. Cấu tạo giải phẫu của thân cây Quan sát các tiêu bản sau đây trên kính hiển vi. Trước hết quan sát ở vật kính nhỏ để thấy toàn bộ cấu tạo của vi phẫu. Sau đó chuyển sang vật kính lớn hơn để xem chi tiết. 5.3.2.1. Cấu tạo thân cây lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) (i)
Cấu tạo cấp một: Yêu cầu:
F
Quan sát tiêu bản thân non cây Thầu dầu và chỉ ra được các phần sau: biểu bì, mô mềm vỏ, nội bì, trụ bì, bó libe-gỗ cấp một và mô mềm ruột. Cách quan sát:
Dùng vật kính nhỏ để quan sát toàn bộ vi phẫu, sau đó chọn chỗ rõ nhất chuyển sang vật kính lớn để quan sát chi tiết. Từ ngoài vào trong có các phần sau (hình 16):
22
Phần vỏ:
1
− Biểu bì: Là một lớp tế bào ngoài cùng xếp sát vào nhau, đều đặn, màng ngoài có một lớp cutin mỏng bao bọc. Đôi khi quan sát thấy có lỗ khí.
2
− Mô mềm vỏ: Gồm nhiều lớp tế bào hình nhiều cạnh, có góc tròn, tại các góc có những khoảng gian bào nhỏ. − Nội bì: Là một hàng tế bào xếp sát nhau thành vòng không tròn đều. Phần trụ giữa: 3
-‐ Trụ bì: Là một lớp tế bào nằm ngay sát dưới lớp nội bì và xếp luân phiên với tế bào nội bì.
4 5
6
7
-‐ Bó libe gỗ cấp một: Nằm ngay sát trụ bì, libe ở ngoài gồm có mô mềm libe và mạch rây, bó gỗ ở trong gồm có mạch gỗ và mô mềm gỗ.
8
Mô mềm ruột: Nhiều tế bào hình đa Hình 16. Cấu tạo cấp một ở thân non cây Thầu dầu giác, gần như tròn, các góc có khoảng gian bào nhỏ. 1. Biểu bì; 2. Mô mềm vỏ; 3. Nội bì; 4. Trụ bì; 5. Libe cấp một; 6. Tầng phát sinh libe gỗ; 7. Gỗ cấp một; 8. Mô mềm ruột (ii)
Cấu tạo cấp hai Yêu cầu:
F
Làm tiêu bản thân Dâm bụt theo quy trình ở bài 1.
F
Quan sát cấu tạo giải phẫu rễ Bí ngô và chỉ ra các phần sau: bần, mô mềm vỏ, libe cấp 2, gỗ cấp 2, tầng phát sinh libe-gỗ, sợi libe, tia ruột và mô mềm ruột.
F
Vẽ sơ đồ tổng quát và một phần cấu tạo chi tiết của thân Dâm bụt. Cách quan sát:
Dùng vật kính nhỏ để quan sát toàn bộ vi phẫu, sau đó chọn chỗ rõ nhất chuyển sang vật kính lớn để quan sát chi tiết. Từ ngoài vào trong có các phần sau (Hình 17):
23
Hình 17. Cấu tạo cấp hai của thân cây Dâm bụt 1. Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Libe cấp 1; 4. Libe cấp 2 (hóa sợi); 5. Libe cấp 2; 6. Tầng phát sinh libe-gỗ; 7. Gỗ cấp 2; 8. Gỗ cấp 1; 9 Mô mềm ruột −
Lớp bần: Cấu tạo bởi vài hàng tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn thành các vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm, màng tế bào hoá bần, bắt màu xanh. Trên lớp bần có thể thấy lỗ vỏ.
−
Tầng phát sinh bần, lục bì: một lớp tế bào mỏng hình chữ nhật bắt màu đỏ nhạt, nằm ngay sát dưới lớp bần và trên lớp mô mềm vỏ (màu đỏ sẫm).
−
Mô mềm vỏ cấp một: gồm nhiều tế bào hình đa giác không đều, các góc có khoảng gian bào.
−
Bó libe cấp một: Những lớp tế bào bị ép bẹp màu đỏ sẫm, không nhìn rõ hình dạng tế bào, nằm trong mô mềm vỏ cấp một. 24
−
Libe cấp hai: Cấu tạo xen kẽ giữa các mạch rây và mô mềm libe bắt màu đỏ với sợi libe bắt màu xanh (libe kết tầng).
−
Gỗ cấp hai: cấu tạo bởi những mạch gốc và mô mềm gỗ, xếp đều đặn thành từng dãy xuyên tâm. Kích thước phần này khá lớn.
−
Gỗ cấp một: Bị dồn vào trong ở ngay dưới phần gỗ cấp hai. các bó gỗ cấp một gồm các mạch gỗ xếp thành hình tam giác, đỉnh hướng vào trong (phân hoá ly tâm).
−
Tầng phát sinh libe-gỗ: Gồm một lớp tế bào dẹt, có màng mỏng, nằm ngay giữa libe và gỗ cấp hai.
−
Ruột và tia ruột: Ruột nằm chính giữa của thân, cấu tạo bởi những tế bào mô mềm không đều, các góc có khoảng gian bào nhỏ. Tia ruột gồm 1-2 dãy tế bào đi từ ruột qua lớp gỗ cấp hai và loe ra hình phễu ở phần libe cấp hai. Tế bào của tia ruột thường lớn hơn tế bào mô mềm gỗ.
5.3.2.2. Cấu tạo thân cây lớp Hành (Liliopsida) Yêu cầu
F
Quan sát tiêu bản thân Thiên môn đông và chỉ ra được các phần sau: biểu bì, mô mềm vỏ, nội bì, trụ bì, bó libe – gỗ cấp một và mô mềm ruột.
Hình 18. Cấu tạo cấp một của thân cây Thiên môn đông 1. Biểu bì; 2. Mô mềm vỏ; 3. Nội bì; 4. Trụ bì; 5. Gỗ; 6. Libe; 7. Mô mềm ruột
25
Cách quan sát Dùng vật kính nhỏ để quan sát toàn bộ vi phẫu, sau đó chọn chỗ rõ nhất chuyển sang vật kính lớn để quan sát chi tiết. Từ ngoài vào trong có các phần sau (Hình 18): §
Phần vỏ
−
Biểu bì: Một hàng tế bào, phía ngoài có lớp cutin mỏng và có thể thấy cả lỗ khí.
−
Mô mềm vỏ: Gồm 5-6 lớp tế bào xếp sát nhau, đôi chỗ có các khoảng gian bào nhỏ.
−
Nội bì: Một lớp tế bào mỏng nằm sát lớp trụ bì hoá mô cứng ở bên trong.
§ − − −
5.4.
Phần trụ giữa: Trụ bì: Gồm vài lớp tế bào hoá mô cứng xếp sát nhau, bắt màu xanh. Mô mềm ruột: Nhiều tế bào đa giác hoặc trong, góc có khoảng gian bào. Bó libe gỗ: Nhiều bó libe gỗ sắp xếp theo lối đồng tâm xếp rải rác trong mô mềm ruột. Các bó phía ngoài nhỏ hơn phía trong. Bó gỗ hình chữ V, góc nhọn quay vào trong, phân hoá ly tâm. Libe nằm kẹp giữa hai cạnh của bó gỗ. ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:
STT Nội dung thực tập 1 2 3 4 5 6 7 8
Đạt
Chỉ ra và vẽ được các phần của thân cây Phân loại được các mẫu thân cây bố trí trong bài thực tập Chỉ ra được các phần trong tiêu bản thân Thầu dầu non Vẽ đúng sơ đồ tổng quát của thân Thầu dầu Làm được tiêu bản thân Dâm bụt đạt tiêu chuẩn Chỉ ra được các phần trong tiêu bản thân Dâm bụt Vẽ đúng sơ đồ tổng quát của thân Dâm bụt Chỉ ra được các phần trong tiêu bản thân Thiên môn đông
26
Không đạt
6. LÁ CÂY 6.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
−
Trình bày và vẽ được các đặc điểm hình thái của một lá.
−
Phân biệt và vẽ được cấu tạo giải phẫu của các loại lá cây đại diện cho lớp Ngọc lan và lớp Hành.
−
Làm được thành thạo tiêu bản lá Trúc đào.
6.2.
MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
TT 1 2 2.1 2.2 3 3.1 3.2 3.3 3.4 6.3.
Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Mẫu hình thái lá Tiêu bản mẫu Lá Trúc đào (Nerium oleander L.) Lá Ý dĩ (Coix lachryma – jobi L.) Dụng cụ, hóa chất Kính lúp cầm tay Kính hiển vi Bộ dụng cụ cắt tiêu bản (xem mục 1.2- trang 1) Bộ hoá chất tẩy nhuộm tiêu bản (xem mục 1.2trang 1)
Có
Không
NỘI DUNG THỰC TẬP
6.3.1. Hình thái lá 6.3.1.1. Nhận biết các phần của lá
F Quan sát lá cây Đinh lăng và chỉ ra được các phần: phiến lá, cuống lá và bẹ lá. F
Quan sát các lá cây Hà thủ ô đỏ, cây Tra làm chiếu và cây Sa nhân và chỉ ra các phần : bẹ chìa, lá kèm và lưỡi nhỏ.
6.3.1.2. Phân biệt các thứ lá
F Xác định các loại lá bố trí trong phòng thí nghiệm là loại lá đơn hay lá kép (loại gì). Dựa vào hình vẽ các dạng phiến lá để xác định kiểu phiến lá của các mẫu trên (Hình 19).
27
Hình 19. Các hình dạng phiến lá thường gặp 1. Hình kim; 2. Hình tim; 3. Hình tam giác; 4. Hình Elip; 5. Hình lưỡi liềm; 6. Hình mác; 7. Hình mũi giáo; 8. Hình tuyến; 9. Hình đàn Lia (Lyre); 10. Hình tim ngược; 11. Hình mũi giáo ngược; 12. Hình thuôn; 13. Hình trứng ngược; 14. Hình tròn; 15. Hình trái xoan; 16. Hình trứng; 17. Hình thận; 18. Thùy xẻ ngược; 19. Hình tên; 20. Hình thìa
Hình 20. Các hình dạng mép phiến lá thường gặp 1. Mép nguyên; 2. Mép có lông mi; 3. Mép lượn sóng; 4. Mép khía tai bèo; 5 – 6. Mép khía răng; 7. Mép khía rắng 2 lần; 8. Mép cuốn trong; 9. Mép cuốn ngoài; 10. Lá chia thùy; 11- 12. Lá chẻ; 13 – 14. Lá xẻ
28
Dựa vào hình vẽ các dạng mép lá để xác định kiểu mép lá của các mẫu trên (hình 20). 6.3.1.3. Phân biệt các kiểu gân lá
F
Dựa vào bảng hình vẽ các kiểu gân lá để xác định kiểu gân của các lá bố trí trong phòng thí nghiệm (Hình 21).
F
Vẽ 3 ví dụ về hình dạng của phiến lá và kiểu gân lá.
Hình 21. Các kiểu gân lá thường gặp 1. Gân hình cung; 2. Gân hình chân vịt; 3. Gân song song; 4. Gân hình lông chim; 5. Gân hình mạng. 6.3.1.4. Nhận biết cách sắp xếp của lá trên cành
F
Xác định cách mọc của các mẫu lá bố trí trong bài thực tập. Xác định công thức lá cho mỗi loại.
6.3.2. Cấu tạo giải phẫu 6.3.2.1. Cấu tạo lá cây lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) Yêu cầu:
F
Làm tiêu bản lá Trúc đào theo quy trình ở bài 1.
F
Quan sát và chỉ ra các phần trong cấu tạo giải phẫu lá Trúc đào.
F
Vẽ sơ đồ tổng quát cấu tạo giải phẫu lá Trúc đào. Cách quan sát
Trước hết quan sát ở vật kính nhỏ, thấy vi phẫu có hai phần: Phần phồng to ở giữa là gân chính (giữa) của lá; phần hẹp ở hai bên là phiến lá (hình 22). Đưa từng phần vào giữa vi trường và quan sát ở vật kính lớn để xem chi tiết. § Phần phiến lá: Từ trên xuống dưới quan sát thấy: − Biểu bì trên: Một lớp tế bào có màng cutin, không có lỗ khí. − Hạ bì trên: 2-3 lớp tế bào nằm ngay sát dưới biểu bì, chứa nước và màng hơi dày. − Mô giậu trên: Hai lớp tế bào hình trụ, chứa nhiều lạp lục. 29
− Mô khuyết: Nằm ở giữa phần thịt lá. − Mô giậu dưới: Chỉ gồm một lớp tế bào ngắn, trong chứa lạp lục. − Hạ bì dưới: mỏng hơn hạ bì trên. − Biểu bì dưới: tương tự như biểu bì trên nhưng mang các phòng ẩn lỗ khí (phần lõm vào), bên trong có các cặp lỗ khí. § Phần gân lá: − − − −
Biểu bì trên và dưới: Một lớp tế bào mỏng nối tiếp với biểu bì ở phần phiến lá. Mô dày: Một lớp mỏng ở sát dưới lớp biểu bì trên và dưới của gân lá. Mô mềm: Nhiều tế bào hình đa giác hoặc hình tròn, các góc có khoảng gian bào nhỏ. Có tinh thể canxi oxalat. Bó libe gỗ: Làm thành hình cung ở chính giữa gân lá, mặt lõm quay về phía trên, gỗ bắt màu xanh ở giữa, libe bắt màu đỏ bao bọc xung quanh. Phía ngoài libe có các đám sợi xếp rời nhau thành một vòng bao quanh bó libe gỗ.
Hình 22. Cấu tạo giải phẫu của lá Trúc đào 1. Biểu bì trên; 2. Mô dày; 3. Mô mềm; 4. Libe; 5. Gỗ; 6 Mô mềm; 7. Biểu bì trên; 8. Hạ bì trên. 9. Mô giậu; 10. Hạ bì dưới; 11. Biểu bì dưới; 12. Mô khuyết; 13. Phòng ẩn lỗ khí
6.3.2.2. Cấu tạo lá cây lớp Hành (Liliopsida) Yêu cầu:
F
Quan sát tiêu bản lá Ý dĩ và chỉ ra các phần trong cấu tạo giải phẫu.
F
Vẽ chi tiết cấu tạo giải phẫu lá Ý dĩ. 30
Hình 23. Cấu tạo giải phẫu lá Ý dĩ 1. Biểu bì; 5. Mô mềm; 3.Gỗ; 4. Libe; 5. Vòng mô cứng; 6. Mô cứng Cách quan sát: Nhìn tổng thể ở vật kính nhỏ thấy lá Ýdĩ khác với lá Trúc đào ở chỗ không phân biệt hai phần khác biệt là phiến lá và gân lá. Lá ý dĩ có mặt trên và dưới như nhau. Đưa lên quan sát chi tiết ở vật kính nhỏ, từ ngoài vào trong có các phần (hình 23): − Biểu bì: Lớp tế bào mỏng ở ngoài cùng phủ một lớp cutin mỏng, có tế bào lỗ khí (có thể có ở cả biểu bì trên và biểu bì dưới. − Mô mềm đồng hoá: Nhiều tế bào hình tròn hay nhiều cạnh. − Mô cứng: Gồm các tế bào có màng hoá gỗ, bắt màu xanh, làm thành các cột nâng đỡ nối liền bó libe gỗ với biểu bì hoặc bao quanh bó libe gỗ. − Bó libe gỗ: Xếp thành một hàng trong phiến lá, tương ứng với các gân lá song song. 6.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:
TT 1 2 3 4 5 6 7
Nội dung thực tập Chỉ ra và vẽ được các phần chính và phụ của lá cây Phân loại được các mẫu lá bố trí trong bài thực tập về kiểu lá, hình dạng phiến lá, kiểu gân và cách sắp xếp lá trên cành Làm được tiêu bản lá Trúc đào đạt tiêu chuẩn Chỉ ra được các phần trong tiêu bản lá Trúc đào Vẽ đúng sơ đồ tổng quát của lá Trúc đào Chỉ ra được các phần trong tiêu bản lá Ý dĩ Vẽ đúng cấu tạo chi tiết lá Ý dĩ 31
Có
Không
CHƯƠNG 2. CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT BẬC CAO 1. HOA (BÔNG) 1.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Sử dụng thành thạo các dụng cụ thông thường để phân tích hình thái hoa.
-
Phân loại và vẽ được các kiểu cụm hoa.
-
Phân biệt và vẽ được đặc điểm hình thái của các bộ phận trong một hoa như đế, đài, tràng, bộ nhị và bộ nhụy.
1.2.
MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: TT 1
2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 1.3.
Mẫu vật, dụng cụ Mẫu hình thái Hoa: Ngọc lan, Cẩm chướng, Tai tượng, Bưởi, Gạo, Dâm bụt, Hồng, Cải, Đậu, Móng bò, Rau má, Mã đề, Mào gà hoa trắng, Mẫu đơn, Cỏ thiên thảo, Cà hôi, Hướng dương, Huệ, La dơn, Loa kèn, Phong lan. Dụng cụ Kính lúp cầm tay Kính lúp soi nổi Kim mũi mác đầu nhọn Panh kẹp Đĩa petri Dao lam
Có
Không
NỘI DUNG
1.3.1. Nhận dạng các kiểu cụm hoa (hoa tự)
F Chọn các mẫu hoa sau đây để tiến hành quan sát và phân loại. Dùng dụng cụ phân tích hoa là kẹp, kim mũi mác để phân tích và quan sát. Đối với các hoa có kích thước nhỏ thì nên dùng kính lúp soi nổi để quan sát. Xác định loại hoa đó mọc đơn độc hay mọc thành cụm. Nếu là cụm hoa thì xác định kiểu cụm hoa và vẽ sơ đồ cụm hoa đó. 1.3.1.1. Hoa mọc riêng lẻ: Dâm bụt, Hồng 1.3.1.2. Cụm hoa: (i)
Cụm hoa đơn:
o
Đơn vô hạn: 32
o
(ii)
-
Chùm: Xem ở hoa một số cây họ Đậu (Fabaceae) như hoa Thàn mát (Millettia ithiochtoma), Vông mồng gà (Erythrina crista-gali).
-
Bông: Xem ở cụm hoa cây Mã đề (Plantago major L.), Mào gà hoa trắng (Celosia argentia ), Tai tượng (Acalypha wilkesiana Muel.Arg.) (bông đuôi sóc).
-
Tán: Xem cây Rau má (Centella asiatica (L.) Urb.).
-
Đầu: Xem ở các cây họ Cúc như Hướng dương (Helianthus sp.).
Đơn hữu hạn: -
Xim 1 ngả hình đinh ốc: Xem ở cụm hoa La dơn (Gladiolus communis L.).
-
Xim 2 ngả: Xem cụm hoa Mẫu đơn (Ixora nigricans R.Br. ex Wight et Arn.) .
-
Xim co: Xem ở các cây họ Bạc hà (Lamiaceae), ví dụ như Cỏ thiên thảo (Anisomeles indica (L.) O.Ktze).
Cụm hoa kép: -
Chùm kép: Xem cụm hoa Bưởi (Citrus grandis (L.) Osbeck).
-
Tán kép: Xem cụm hoa Giần sàng (Selinum monnieri L.).
1.3.2. Nhận dạng cấu tạo các phần của một hoa
F Chọn các mẫu hoa theo yêu cầu trong phần này để quan sát và phân loại. Dùng kim mũi mác, kẹp nhỏ, dao lam để tiến hành phân tích. Đối với các mẫu có kích thước nhỏ thì có thể quan sát trên kính lúp soi nổi. Đối với từng loại hoa, tiến hành phân tích từ bên ngoài vào trong và từ dưới lên trên. Quan sát, nhận dạng và vẽ lại từng bộ phận của hoa. 1.3.2.1. Cấu tạo của bao hoa (i)
Đài hoa: Yêu cầu:
-
Quan sát các hoa sau đây: hoa Hồng (Rosa sinensis L.), hoa Cẩm chướng (Dianthus sp.), hoa Dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis L.), hoa Huệ (Polyanthes tuberosa L.), hoa Tai tượng (Acalypha wilkesiana Muel.Arg.).
-
Phân loại và vẽ các kiểu đài đã quan sát. Cách làm:
-
Quan sát xem ở hoa nào có lá đài (đài màu xanh lục) hay cánh đài (đài có màu giống cánh hoa).
33
-
Đối với hoa có lá đài, quan sát xem đài hoa hàn liền hay rời; số lượng; hình dạng và kích thước các lá đài. Ngoài ra, quan sát xem đài hoa có hình dạng gì đặc biệt không?
-
Đối với hoa có cánh đài, quan sát màu sắc,số lượng, hình dạng và kích thước của cánh đài.
Ví dụ: Hoa Dâm bụt tàu (Malvaviscus arboreus Cav.) có 5 lá đài màu xanh, hàn liền với nhau thành hình ống dài khoảng 1-2cm. Bên ngoài ống đài có một số đài phụ hình sợi mảnh, rời, số lượng không cố định. (ii)
Tràng hoa: Yêu cầu:
F F
Quan sát các hoa sau đây: Hồng, Cẩm chướng, Dâm bụt, Huệ, Cải, Đậu các loại, Móng bò, Bưởi, Phong lan, Ngọc lan, Cà độc dược, Cà hôi, Cỏ thiên thảo, Hướng dương. Phân loại và vẽ các kiểu tràng đã quan sát. Cách làm:
-
Quan sát xem hoa có cánh hoa rời nhau hay hàn liền.
-
Đối với cánh hoa rời, quan sát xem hình dạng và kích thước của cánh hoa giống nhau (tràng rời đều) hay khác nhau (rời không đều); số lượng cánh hoa. Về hình dạng, cánh hoa thuộc các kiểu nào trong số các kiểu sau:
-
•
Tràng rời đều: hình hoa hồng; hình hoa cẩm chướng, hình chữ thập.
•
Tràng rời không đều: hình bướm, hình hoa lan.
Đối với cánh hoa hàn liền, quan sát xem hình dạng và kích thước của các cánh hoa giống nhau (tràng liền đều) hay khác nhau (liền không đều); số lượng các cánh hoa hàn liền thành ống hoa là bao nhiêu. Về hình dạng, cánh hoa hàn liền thuộc các kiểu nào trong số các kiểu sau: •
•
Tràng liền đều: hình phễu, hình đinh, hình bánh xe, hình ống, hình nhạc và hình chuông; Tràng liền không đều: hình môi, hình lưỡi nhỏ và hình mặt nạ.
Ví dụ: Hoa Dâm bụt có tràng hoa gồm 5 cánh rời, đều, màu đỏ, hình hoa hồng, kích thước trung bình dài khoảng 10-15cm, rộng khoảng 6-8cm. (iii)
Tiền khai hoa
F
Quan sát các mẫu hoa trên, xác định hoa được quan sát có tiền khai hoa kiểu gì trong số sau: xoắn ốc, van, vặn, lợp, ngũ điểm, cờ và thìa. Vẽ sơ đồ kiểu tiền khai hoa đó. Ví dụ:
Hoa Dâm bụt có tiền khai hoa vặn.
34
1.3.2.2. Cấu tạo bộ nhị (i)
Cấu tạo một nhị hoa Yêu cầu và cách làm:
F
Chọn hoa Loa kèn có bộ nhị rời nhau, dùng dao mỏng hoặc kẹp sắt nhỏ tách mở bao hoa ra để quan sát nhị hoa. Tách riêng một nhị hoa ra, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp. Nhận dạng các phần chỉ nhị, bao phấn và trung đới. Cho biết bao phấn đính gốc hay đính lưng và cách nứt của bao phấn như thế nào?
F
Dùng dao mỏng cắt ngang qua bao phấn, nhận xét xem nhị hoa có bao phấn hai ô hay một ô. Quan sát kỹ bằng kính lúp hoặc bằng kính hiển vi thấy trong các túi phấn có nhiều hạt hình cầu rất nhỏ, đó là hạt phấn.
F
Vẽ lại hình dạng nhị hoa đó.
(ii)
Các kiểu bộ nhị Yêu cầu:
F
Chọn các hoa sau đây để quan sát và phân loại bộ nhị: Dâm bụt, Đậu, Gạo, Loa kèn, cỏ Thiên thảo, Cải, Phong lan.
F
Phân loại và vẽ các kiểu bộ nhị trong các hoa trên đây. Cách làm:
-
Tiến hành bộc lộ bộ nhị của các hoa tương tự như phần trên. Quan sát xem các bộ nhị trên thuộc kiểu nào trong số các kiểu sau: •
Bộ nhị một bó;
•
Bộ nhị hai bó;
•
Bộ nhị nhiều bó;
•
Bộ nhị ngang số;
•
Bộ nhị hai trội;
•
Bộ nhị bốn trội;
•
Cuống nhị nhụy;
•
Trụ nhị nhụy;
•
Bộ nhị có chỉ nhị phân nhánh.
Ví dụ: Hoa Dâm bụt có bộ nhị một bó gồm nhiều nhị hàn liền với nhau ở phần chỉ nhị tạo thành ống vặn xoắn, ở đầu mỗi chỉ nhị (phần không hàn liền) có mang bao phấn một ô, nứt dọc.
35
1.3.2.2. Quan sát bộ nhụy (i)
Cấu tạo của bộ nhụy Yêu cầu và cách làm:
F
Quan sát ở hoa Dâm bụt. Loại bỏ phần bao hoa và ống chỉ nhị, phần còn lại trên đế hoa là bộ nhụy, chỉ gồm có một nhụy, gồm ba phần (tính từ dưới lên trên) là bầu, vòi và núm nhụy. Quan sát thấy vòng bao hoa và bộ nhị đính ở phía dưới gốc bầu, như vậy gọi là bầu trên.
F
Vẽ lại cấu tạo của một nhụy hoa.
(ii)
Các kiểu bộ nhụy Yêu cầu:
F Chọn các mẫu hoa: Hồng; Cẩm chướng; cỏ Thiên thảo; Huệ; Đậu và Ngọc lan. F
Quan sát (bằng mắt thường hoặc soi dưới kính lúp) các kiểu bộ nhụy, phân loại theo các kiểu bộ nhị trên. Cách làm:
-
(iii)
Tiến hành bộc lộ bộ nhụy tương tự như phần, quan sát xem: •
Bộ nhụy có một lá noãn, hoặc
•
Bộ nhụy có nhiều lá noãn rời, hoặc
•
Bộ nhụy có nhiều lá noãn hàn liền một phần hoặc hoàn toàn.
Các kiểu đính noãn Yêu cầu:
F
Chọn các mẫu hoa và quả sau: Hoa Cẩm chướng, hoa Dâm bụt, hoa Huệ, quả Dưa chuột (Curcumis sativus K.), quả Đu đủ (Carica papaya L.) và quả Đậu cove.
F Xác định và vẽ kiểu đính noãn (vẽ lát cắt ngang qua bầu của nhụy hoa và quả). Yêu cầu:
F
Dùng dao mỏng cắt một lát mỏng ngang qua bầu. Đưa lát cắt đó soi lên kính hiển vi hoặc kính lúp soi nổi. Quan sát số lá noãn, số ô trong một bầu và cách đính noãn. Phân loại các bộ nhụy của các hoa trong phần thực tập có kiểu đính noãn nào trong số các kiểu sau: Đính noãn gốc; đính noãn trung tâm; đính noãn trung trục; đính noãn bên và đính noãn giữa.
Ví dụ: Hoa Dâm bụt có bộ nhụy gồm 5 lá noãn hàn liền tạo thành một nhụy. Bầu trên, 5 ô, đính noãn trung trục. 36
1.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:
T T Nội dung thực tập 1 Phân biệt được các kiểu cụm hoa 2 Làm được các thao tác phân tích hình thái các bộ phận của hoa bằng các dụng cụ cần thiết 3 Nhận thức và phân loại được các phần của bao hoa (đài, tràng) và cách sắp xếp các phần đó trong hoa 4 Phân biệt được các phần của một nhị và các kiểu bộ nhị 5 Phân biệt được các phần của một nhụy, các kiểu bộ nhụy và cách đính noãn
Có
Không
2. QUẢ (TRÁI) 2.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Làm quen và sử dụng thành thạo các dụng cụ thông thường để phân tích hình thái quả.
-
Phân biệt và vẽ được các đặc điểm hình thái của một quả.
2.2.
MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: TT 1
2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.3.
Mẫu vật, dụng cụ Mẫu hình thái quả Cam (hoặc Chanh, Bưởi); Dưa chuột (hoặc Dưa hấu); Táo tây; Đào (hoặc Mận); Ổi; Hồi; Đậu côve; Mào gà; Thầu dầu; Hướng dương; Tía tô; Mùi; Thóc; Na; Dứa; Mít; Dâu tằm; Bằng lăng. Dụng cụ Kính lúp cầm tay Kính lúp soi nổi Kim mũi mác đầu nhọn Panh kẹp Đĩa petri Dao lam
Có
Không
NỘI DUNG THỰC TẬP
2.3.1. Các phần của quả
F
Chọn quả Cam (hoặc Chanh, Bưởi) để quan sát cấu tạo các phần bằng cách cắt ngang qua quả. Trên mặt cắt ngang của quả, xác định vỏ quả 37
ngoài, vỏ quả giữa và vỏ quả trong. Ở quả loại này có đặc điểm gì đặc biệt giúp phân biệt với các loại quả khác.
F
Vẽ cấu tạo các phần của mẫu quả trên.
2.3.2. Các loại quả -
Việc phân loại quả rất phức tạp, đặc biệt khi dựa vào nguồn gốc hình thành và sự tiến hoá của nó. Trong chương trình học này, tiến hành phân loại quả dựa trên các đặc điểm cấu tạo và hình dạng khi chín.
F
Lấy mẫu các loại quả đã được bố trí trong bài thực tập, tiến hành quan sát và phân loại chúng. Có thể cắt ngang, cắt dọc (đối với những loại quả thịt) hoặc tách (đối với những loại quả khô) và quan sát dưới kính lúp (tuỳ theo độ nhỏ của mẫu mà dùng kính lúp cầm tay hoặc soi nổi). Các loại quả được phân chia thành các loại sau:
(i)
Quả đơn:
(ii)
Quả thịt: bao gồm quả mọng và quả hạch. Quả khô: • Tự mở: bao gồm quả đại, quả loại đậu, quả hộp và quả nang. • Không tự mở: bao gồm quả bế (đơn, đôi, tư), quả thóc (dĩnh). Quả tụ.
(iii)
Quả kép. Yêu cầu: Chọn các loại quả sau để quan sát và phân loại chúng:
F
Cho biết các loại quả Cam (Citrus spp.), Táo tây (Malus domestica Borkh.), Mận (Prunus communis Franch), ổi (Psidium guajava L.), Dưa chuột thuộc loại quả thịt. Hãy quan sát và phân loại chúng thuộc loại quả mọng hay quả hạch.
F
Các loại quả Hồi (Illicium verum Hook.), Đậu côve, Mào gà (Celosia argentea L.), Thầu dầu, Bằng lăng (Lagerstroemia frosreginae Retz.) thuộc nhóm quả khô tự mở. Hãy quan sát và phân loại chúng thuộc loại quả nào.
F
Các loại quả Hướng dương (Helianthus annus L.), Tía tô (Perilla frutescens), Rau mùi (Coriandrum sativum L.) , Lúa (Oriza sativa L.) thuộc loại quả khô không tự mở. Hãy quan sát và phân loại chúng thuộc loại quả nào trong nhóm trên.
F
Quan sát và nhận xét quả Na (Annona squamosa L.), Dứa (Ananas sativa L.), Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.), Dâu tằm (Morus alba L.), Dâu tây (Fragaria vesca L.) thuộc loại quả kép hay quả tụ.
38
2.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:
TT 1 2 3
Nội dung thực tập
Đạt
Không đạt
Làm được các thao tác phân tích hình thái các bộ phận của quả bằng các dụng cụ cần thiết Vẽ 1 mẫu quả để phân biệt các phần của quả Phân biệt được các loại quả
3. HẠT (HỘT) 3.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Sử dụng thành thạo các dụng cụ thông thường để phân tích hình thái hạt.
-
Phân tích và vẽ được cấu tạo của hạt nói chung và các kiểu hạt đã được quan sát.
3.2.
MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
TT 1 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 3.3.
Mẫu vật, dụng cụ Mẫu hình thái hạt Đậu cô ve; Thầu dầu; Hồ tiêu; Hoa sữa; Quả gỗ Dụng cụ Kính lúp cầm tay Kính lúp soi nổi Kim mũi mác đầu nhọn Panh kẹp Đĩa petri Dao lam
Có
Không
NỘI DUNG THỰC TẬP
3.3.1. Các phần của hạt Quan sát ở hạt Đậu côve và hạt Thầu dầu. Đối với hạt khô, có thể ngâm qua với nước cho vỏ hạt mềm để dễ quan sát.
F
Hạt Đậu côve có hình thận, ở mặt lõm thấy có vết sẹo dài và hẹp gọi là rốn hạt. Trên rốn hạt có thể thấy một chấm nhỏ, đó là vết tích của lỗ noãn. Phía trên lỗ noãn còn thấy có một u lồi nhỏ, tương ứng với đầu rễ mầm. Dùng kim mũi mác bóc vỏ hạt đậu thấy có một lớp vỏ. Bên trong có hai lá mầm lớn, không có nội nhũ hay ngoại nhũ.
F
Hạt Thầu dầu (Ricinus communis L.) có hình dạng đặc biệt: mặt ngoài của vỏ hạt có những đường vân, đầu hạt có một phần sùi lên gọi là mồng 39
(sinh bởi mép của lỗ noãn). Bóc vỏ hạt thầu dầu thấy có hai lớp vỏ: ở ngoài là lớp vỏ cứng, bên trong có lớp vỏ mềm màu trắng. Bổ dọc hạt thấy ở chính giữa mặt cắt lá cây mầm, phần úp ở ngoài cây mầm là nội nhũ.
F
Hạt Hồ tiêu (Piper nigrum L.) thường dùng để ăn chính là quả khô. Chọn quả to, già, ngâm hoặc đun với nước sôi vài phút cho mềm. Bổ dọc quả. Quan sát với kính lúp, ta thấy bộ phận có màu vàng nhạt nằm trong nhân hạt là ngoại nhũ, ở cực đối diện với cuống quả.
3.3.2. Các loại hạt đặc biệt
F
Quan sát ở hạt cây Sữa (Alstonia scholaris (L.) R.Br.); hạt cây Quả gỗ (Swietenia macrophylla Jacq.). Nhận xét đặc điểm đặc biệt ở hai loại hạt bày.
3.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:
TT 1 2 3
Nội dung thực tập Làm được thành thạo các thao tác phân tích hình thái các bộ phận hạt bằng các dụng cụ cần thiết. Phân biệt và vẽ được các phần của hạt. Nhận dạng được các loại hạt đặc biệt
Đạt
Không đạt
4. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN PHẤN HOA 4.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Làm được tiêu bản phấn hoa bằng phương pháp acetolyze, mô tả được cấu tạo màng hạt phấn theo phương pháp phân tích sáng tối.
4.2.
CHUẨN BỊ MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: TT 1 1.1 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9
Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Mẫu vật Mẫu hoa Sài đất (Wedelia chinensis (Osb.) Merr.) Dụng cụ và hoá chất Ông nghiệm Ông li tâm đầu nhọn Phễu lọc, vải lọc Máy li tâm có tốc độ 2000- 3000 vòng phút Phiến kính, lá kính Que lấy phấn hoa Khung định vị chỗ đặt mẫu Đèn cồn Bút viết kính 40
Có
Không
TT 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 2.15
Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Anhydric axetic Axit sunfuric đặc Glycerin-gelatin Parafin Bôm Canada Fucsin kiềm (diamant-fucsin, công thức C20H20N3Cl). 2.16 Đỏ Congo 4.3.
Có
Không
NỘI DUNG THỰC TẬP
4.3.1. Cách lấy mẫu nguyên liệu bào tử hoặc phấn hoa Muốn nghiên cứu về bào tử và phấn hoa, trước tiên phải lấy được mẫu nguyên liệu có mang đối tượng này: -
Đối với bào tử và phấn hoa cổ xa đã hoá thạch, nằm trong các lớp đất đá đã bị vùi sâu trong lòng đất lâu năm thì phải có phương pháp riêng (không trình bày trong tài liệu này).
-
Đối với thực vật không có hoa (như Dương xỉ, Thông đá, vv.) thì lấy những mẫu lá có mang túi hoặc ổ túi bào tử đã phát triển đầy đủ.
-
Đối với thực vật hạt trần (như Thông, Bách tán, Sa mu, vv.) thì lấy các nón đực đã trưởng thành.
-
Đối với Thực vật có hoa thì lấy nụ, cả hoa hoặc chỉ lấy riêng bộ nhị của chúng.
F Sau khi lấy cho ngay từng loại mẫu vào các túi giấy nhỏ riêng. Để nguyên cả túi đem phơi hoặc sấy khô. Có thể ngâm các nguyên liệu tươi ngay sau khi lấy vào acid acetic từ vài giờ tới vài năm. 4.3.2. Phương pháp xử lý bào tử và phấn hoa Theo phương pháp xử lý bào tử và phấn hoa hiện đại của Erdtman, một phương pháp được dùng phổ biến trên thế giới hiện nay:
F Cho nguyên liệu khô hoặc tươi (hoa Sài đất (Wedelia calendulacea) vào ống nghiệm. Dùng một đũa thủy tinh nghiền nhỏ nguyên liệu. -
Cho vào ống nghiệm trên 5ml dung dịch acetolyze mới pha. Đun cách thuỷ. Giữ ở nhiệt độ 70º- 100ºC trong khoảng 10 - 15 phút. Trộn đều các ống trong khi đun.
-
Chuyển sang ống li tâm có đáy nhọn, đặt vào máy li tâm, li tâm 5 – 10 phút ở tốc độ khoảng 2.500 vòng/phút. Gạn lấy cặn. Cho vào cặn 10ml nước cất, lắc đều. Ly tâm lại. Gạn đổ nước đi. Làm hai lần như vậy để rửa sạch cặn.
41
-
Cho 10ml nước cất mới vào cặn, lắc đều. Lọc qua rây lọc bằng đồng hoặc bằng vải nylon, kích thước lỗ rây phụ thuộc vào độ lớn của bào tử hoặc phấn hoa để loại bỏ những phần không phải là bảo tử hoặc phấn hoa. Nước lọc có chứa bào tử hoặc phấn hoa được hứng vào một ống ly tâm mới. Trường hợp có ít nguyên liệu thì nên tráng phần cặn còn nằm lại trên rây bằng một ít cồn, để thu thập hết bào tử hoặc phấn hoa còn sót lại rồi lại ly tâm để lấy cặn.
-
Cho vào cặn này 5 ml dung dịch nước - glycerin (tỷ lệ 1/1). Lắc đều, để yên khoảng 15 phút. Ly tâm lại để lấy cặn.
-
Úp ngược ống ly tâm có chứa cặn trên tờ giấy lọc. Để khoảng vài giờ hoặc để qua đêm cho khô cặn. Cặn này là các bào tử hoặc phấn hoa đã được xử lý, sẽ được dùng làm tiêu bản phấn hoa. Chú ý:
-
Nếu nguyên liệu là nụ hoặc hoa khô và to thì trước khi xử lý cần ngâm vào nước nóng cho mềm. Sau đó tách lấy riêng bao phấn để làm theo phương pháp nói trên.
-
Có một số phấn hoa không thể áp dụng phương pháp này, vì chúng sẽ bị phá huỷ hoặc ít nhất cũng bị hư hại. Có thể xử lý chúng bằng phương pháp khác, ví dụ đun nóng trong dung dịch KOH hoặc NaOH loãng (25%), hoặc chỉ cần tẩy mầu trước khi soi.
4.3.3. Phương pháp làm tiêu bản bào tử hoặc phấn hoa F
Cách tiến hành:
-
Lau sạch lá kính và phiến kính, đặt phiến kính lên trên khung có đánh dấu vị trí cần đặt bào tử hoặc phấn hoa.
-
Đốt đỏ que lấy hạt phấn trên ngọn đèn cồn để loại hết vật lạ dính trên đó, để nguội hoặc nhúng nước cho nguội.
-
Dùng đầu kim lấy một miếng glycerin-gelatin bằng đầu tăm, chấm vào đáy ống li tâm có hạt phấn đã được xử lí, đặt miếng glycerin - gelatin lên chỗ qui định ở phiến kính.
-
Hơ nhẹ phiến kính trên ngọn lửa đèn cồn cho gelatin đủ chảy ra. Dùng đầu kim ngoáy nhẹ cho hạt phấn tan đều trong đó (điều chỉnh vết gelatin glycerin trên phiến kính có đường kính khoảng 2-3mm).
-
Khi galetin còn đang chảy lỏng thì đậy ngay lá kính lên. Tránh không cho có bọt khí.
-
Đặt một số mảnh vụn parafin lên phiến kính, cạnh mép lá kính, hơ phiến kính trên đèn cồn cho parafin chảy ra. Khi parafin bắt đầu chảy thì hơ nóng nhẹ ngay dưới lá kính để parafin đã chảy lỏng trải đều dưới lá kính mà không bị đông lại giữa chừng. 42
-
Lật ngược ngay tiêu bản, úp lên trên một giá gỗ có sẵn hoặc trên hai cái đũa thuỷ tinh rồi để nguội.
-
Khi tiêu bản đã nguội, cạo sạch parafin thừa ở quanh mép lá kính bằng lưỡi dao cạo mỏng, lau lại cho sạch bằng khăn mềm có tẩm xylen. 4.3.4. Quan sát, đo kích thước và chụp ảnh bào tử và phấn hoa 4.2.4.1. Quan sát ảnh chụp hạt phấn cây thuốc
F
Quan sát hạt phấn cây thuốc qua máy chiếu đa năng bố trí trong phòng thí nghiệm (Hình 24). 4.2.4.2. Quan sát, đo kích thước và chụp ảnh hạt phấn cây thuốc
F
Quan sát :
Cần chú ý: khi quan sát hạt phấn qua kính hiển vi, một lát cắt quang học không thể làm rõ cấu trúc tinh vi của exin, vì vậy phải suy ra từ cách đặt tiêu điểm cẩn thận qua các cấu trúc bề mặt của hạt. Bằng cách tập trung sự chú ý trên một khu vực nhỏ của exin và quan sát những thay đổi biểu kiến trong đó khi hạ thấp tiêu điểm, cấu trúc của sexin có thể được suy diễn. Các mô hình sáng và tối do sự hạ thấp tiêu điểm được gọi là ‘phân tích LO (từ Latinh lux= ánh sáng và obscuritas=bóng tối’ bởi Erdtman (1956). ‘LO’ là trình tự các đảo sáng và các kênh bóng tối (tiêu điểm cao) tiếp theo bởi những đảo tối và những kênh sáng (tiêu điểm thấp) thể hiện yếu tố nhô lên. Ngược lại trình tự từ các đảo tối và các kênh sáng tiếp theo bởi những đảo sáng và những kênh tối thể hiện yếu tố lồi.
1
2
3
4 43
Hình 24. Một số hạt phấn cây thuốc (1. Hạt phấn mào gà trắng (Celosia argentea L.): có nhiều lỗ trên toàn bề mặt hạt phấn; 2. Hạt phấn gai cua (Agemone mexicana): 3 rãnh ở xích đạo; 3. Hạt phấn Củ nâu trắng (Dioscorea simulans): 1 rãnh ở cực; 4. Hạt phấn Sài đất (Wedelia chinensis (Osb.) Merr.): 3 rãnh-lỗ xích đạo)
F
Đo và chụp ảnh hạt phấn cây thuốc trên kính hiển vi vật kính 40X và vật kính dầu
Đo kích thước ở kính hiển vi: có 2 cách: • Dùng trắc vi thị kính đã được xác định độ dài của một vạch tương ứng với các vật kính khác nhau Chụp ảnh hạt phấn và trắc vi vật kính ở cùng độ phóng đại (cùng vật kính, thị kính và cùng hệ số zoom của máy ảnh kỹ thuật số), ứng dụng phần mềm Photoshop chuyển ảnh vào máy vi tính, ghép ảnh rồi đo. 4.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:
TT 1 2 3
Nội dung thực tập
Đạt
Làm được tiêu bản phấn hoa bằng phương pháp acetolyze Mô tả được hạt phấn hoa cây thuốc (viết, vẽ) Chụp và đo được kích thước hạt phấn hoa cây thuốc
44
Không đạt
CHƯƠNG 3. PHÂN LOẠI VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC 1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOA 1.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Thực hiện được các bước phân tích hoa theo đúng trình tự quy định.
1.2.
MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: TT 1 1.1 2. 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6
1.3.
Mẫu vật, dụng cụ Mẫu vật Mẫu cây tươi có mang hoa Dụng cụ Kính lúp cầm tay Kính lúp soi nổi Kim mũi mác đầu nhọn Panh kẹp Đĩa petri Dao lam
Có
Không
NỘI DUNG THỰC TẬP
1.3.1. Phương pháp phân tích hoa Phân tích theo trình tự 6 bước, được mô tả trong Khung 1. Khung 1. Sáu bước phân tích hoa (1)
Xác định kiểu cụm hoa và vẽ sơ đồ cụm hoa;
(2)
Vẽ một hoa nguyên vẹn;
(3)
Mổ xẻ hoa: -
Tách riêng từng bộ phận của hoa, quan sát, mô tả và vẽ (kèm theo thước tỷ lệ).
-
Cắt dọc hoa để quan sát cách sắp xếp các bộ phận ở trong hoa. Mô tả và vẽ mặt cắt hoa cắt dọc.
-
Cắt ngang qua bầu, quan sát, mô tả số lượng ô và cách đính noãn. Vẽ thiết diện bầu cắt ngang.
(4)
Viết hoa thức;
(5)
Vẽ hoa đồ;
(6)
Các đặc điểm khác của cây.
45
Ví dụ: Phân tích hoa Huệ (Polianthes tuberosa L.) 1/ Cụm hoa: Bông, ở mỗi kẽ lá bắc có hai hoa. 2/ Vẽ hoa: Hình 3.1 A. 3/ Mổ xẻ hoa: Mô tả: Huệ là hoa có cấu tạo mẫu 3. Bao hoa hình phễu gồm 6 bộ phận hàn liền nhau ở 2/3 chiều dài của nó, chia làm 2 vòng: vòng ngoài là 3 lá đài hình cánh hoa, vòng trong có 3 cánh hoa màu trắng. Bộ nhị có 6 nhị rời, đính trên ống bao hoa chia thành hai vòng xếp xen kẽ nhau. Bao phấn đính lưng, hướng trong. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn, hợp thành một bầu dưới có 3 ô, mỗi ô có 2 dãy noãn, đính noãn trung trục. Vòi nhụy dài, tận cùng bởi một núm nhụy có 3 thuỳ nhỏ. -
Cắt dọc hoa: Hình 25B.
-
Cắt ngang qua bầu và vẽ bầu cắt ngang: hình 25C. Hoa thức: *
P(3+3) A3+3 G(3)
4/ Hoa đồ: Hình 25C. 5/ Ghi chú: Cây thuộc thảo. Lá dài, hẹp, không cuống, không có bẹ lá, gân lá song song. Quả nang. Hoa có mùi thơm, màu trắng.
Hình 25. Cấu tạo hoa Huệ (Polianthes tuberosa L.) A. Hình dạng bên ngoài; B. Hoa cắt dọc; C. Hoa đồ 1.3.2. Thực hành phân tích hoa F
Phân tích hoa Hồng, hoa La dơn hoặc hoa Loa kèn.
46
1.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:
TT 1 3 4
Nội dung thực tập Sử dụng thành thạo các dụng cụ phân tích hình thái hoa cây thuốc Phân tích được một mẫu hoa theo 5 bước quy định Hoàn thành được bản phân tích hoa theo đủ 5 bước qui định
Đạt
Không đạt
2. PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC CÂY THUỐC 2.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Nhận thức được 20 mẫu cây thuốc bố trí trong phòng thí nghiệm bằng các giác quan thông thường, gọi tên tiếng Việt của chúng dựa trên mẫu không có nhãn.
2.2.
MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
TT 1 1.1 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.2.4 1.2.5 1.2.6 1.2.7 1.2.8 1.2.9 2 2.1 2.2
Mẫu vật, dụng cụ Có Mẫu vật Mẫu cây tươi cành mang lá: 20 mẫu, chọn trong số các loài thuộc danh mục 150 cây cần nhận thức, xem và đánh dấu trong phụ lục Mẫu bắt buộc Thồm lồm (Polygonum chinense L.) Mơ tam thể (Paederia foetida L.) Gừng (Zingiber officinale Rosc.) Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.) Cam thảo dây (Abrus precatorius L.) Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L' Her. ex Vent.) Dây kí ninh (Tinospora crispa (L.) Hook.f. et Th.) Dây đau xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr.) Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C.B.Rob.) Dụng cụ Kính lúp cầm tay Kính lúp soi nổi
47
Không
2.3.
NỘI DUNG THỰC TẬP
2.3.1. Các phương pháp nhận thức cây thuốc 2.3.1.1. Nhận thức bằng thị giác Nhận thức bằng thị giác là phần quan trọng nhất đối với phần lớn các loài cây thuốc, dựa trên hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu trúc bề mặt của các cơ quan dinh dưỡng. Để phân biệt được các loài cây thuốc, cần nắm chắc đặc điểm hình thái của các cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá - xem các mục 4,5,6- chương 1), trong đó lá là quan trọng nhất. Các đặc điểm cần quan sát ở lá cây là: Loại lá: Lá đơn, kép. Nếu lá kép là loại nào? (lông chim, chân vịt, ba lá chét). Cách mọc của lá: Mọc so le, đối, vòng. Nếu là mọc vòng thì mỗi vòng có bao nhiêu lá?. Đặc điểm phiến lá: Hình dạng chung (ellip, trứng, trứng ngược, các hình dạng đặc biệt khác), gốc lá (tròn, nhọn, lõm, hình tim, vv.), mép lá (nguyên, khía răng, vv.), ngọn lá (tròn, nhọn, kéo dài, có đuôi, vv.), kiểu gân lá (lông chim, song song, hình cung), bề mặt lá (nhẵn, có lông), màu sắc phiến lá (xanh đậm, xanh nhạt, đỏ tía, vv.). Các đặc điểm đặt biệt của lá như lưỡi nhỏ (cây họ Lúa (Poaceae), Gừng (Zingiberaceae), lá kèm (cây họ Ngọc Lan (Magnoliaceae), Dâu tằm (Moraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Bông (Malvaceae), Cà phê (Rubiaceae), vv.), Bẹ chìa (họ Rau răm (Polygonaceae), có túi tiết tinh dầu (như cây họ Cam (Rutaceae). Các đặc điểm khác: Cành có tua cuốn (như cây họ nho (Vitaceae); nhựa mủ trắng (các cây họ Dâu tằm (Moraceae), Trúc đào (Apocynaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Thiên lý (Asclepiadaceae), Hồng xiêm (Sapotaceae), vv., dịch trong (cây họ Gai (Urticaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), vv.).
F
Cách nhận thức:
Đặt mẫu cây cần nhận thức ở nơi có đủ ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời, quan sát và mô tả. Phát hiện túi tiết tinh dầu bằng cách “soi lá”: Soi lá cần quan sát về phía có nguồn sáng mạnh (tốt nhất là ánh sáng mặt trời). Quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái của mẫu đó. Phát hiện nhựa mủ, dịch trong dựa trên mẫu tươi: Dùng dao khía nhẹ lên vỏ hay cắt ngang thân hay cuống lá cây, quan sát sau 30” đến 1’. 2.3.1.2. Nhận thức bằng khướu giác Các loài khác nhau có thể được phân biệt bằng mùi của chúng. Nhiều loài có mùi thơm (dịu, hắc, hăng, vv.), thường là các loài chứa tinh dầu, gặp ở các cây họ Long não (Lauraceae), Hồ tiêu (Piperaceae), Cam (Rutaceae), Cần 48
(Apiaceae), Bạc hà (Lamiaceae), Gừng (Zingiberaceae), vv. Một số loài có mùi thối (mùi đặc biệt), gặp ở nhiều họ khác nhau như cây Mơ tam thể (Paederia foetida L.), vv. Cũng có rất nhiều loài không có mùi đặc biệt, như nhiều loài trong họ Ngọc lan (Magnoliaceae), Na (Annonaceae), vv.
F
Cách nhận thức:
Dùng 2 ngón tay tay vò một mẫu cần nhận thức (mẩu lá, vỏ, gỗ) và ngửi mùi của nó. Không nên ngửi quá nhiều mẫu có mùi mạnh trong thời gian ngắn. Khi đó khướu giác không đủ nhậy để nhận biết các mùi khác nhau. 2.3.1.3. Nhận thức bằng vị giác Cơ quan dinh dưỡng của các loài có vị khác nhau do chứa các hợp chất tự nhiên khác nhau, gồm tất cả các vị là chua, cay, ngọt, mặn. Các loài có vị chua gặp các cây họ Thu hải đường (cuống lá) (Begoniaceae), Rau răm (thân cây Thồm lồm (Polygonum chinense L.), vv.; vị cay ở thân rễ các cây họ Gừng (Gừng (Zingiber officinale Rosc.), Địa liền (Kaempferia galanga L., vv.); vị ngọt ở cây Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.), Cam thảo dây (Abrus precatorius L.), vv., vị đắng ở thân cây Dây kí ninh (Tinospora crispa (L.) Hook.f. et Th.) vv. Cần lưu ý các cơ quan dinh dưỡng của nhiều loài không có vị đặc biệt.
F
Cách nhận thức:
Cắt một mẩu nhỏ của (các) cơ quan dinh dưỡng loài cần nhận thức, nhấm và cảm nhận vị của nó. Cũng như nhận thức bằng khướu giác, không nên nhận nếm quá nhiều mẫu trong thời gian ngắn. Cần lưu ý là một số loài có độc tính cao, do đó không được nếm mẫu với lượng lớn và nuốt chúng. 2.3.1.4. Nhận thức bằng súc giác Bề mặt cơ quan dinh dưỡng của các loài có thể chất khác nhau như trơn, ráp, có gai, dính, vv. tạo ra các cảm giác khác nhau khi sờ bằng tay. Lá các cây họ Dâu tằm thường ráp (cây Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L' Her. ex Vent.), Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.), Duối (Streblus asper Lour.), vv., Lá cây Dây đau xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr.) phủ lông mịn nên tạo cảm giác trơn mịn khi sờ. Vỏ cây Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C.B.Rob.) có chứa chất dính.
F
Cách nhận thức:
Dùng tay lướt nhẹ trên bề mặt cơ quan dinh dưỡng của loài cần nhận thức và cảm nhận cảm giác có được. Đối với loài chứa chất dính, cắt một mẩu nhỏ, dùng 2 ngón tay vò nát và ép chặt lại, sau đó nới dần và cảm nhận cảm giác có được. 2.3.1.5. Nhận thức bằng thính giác Lá của nhiều loài có thể chất cứng, tạo tiếng khác nhau khi va chạm, như lá cây Dạ hợp (Magnolia coco DC.).
49
F
Cách nhận thức:
Đặt lá cây sát tai, dùng tay gẩy nhẹ lá cây cần nhận thức và cảm nhận âm thanh có được. 2.3.2. Nhận thức cây thuốc
F
Sinh viên lập bảng nhận thức dựa trên 5 giác quan các mẫu cây bố trí trong phòng thí nghiệm theo mẫu sau:
F
Cách nhận thức:
Dùng tay lướt nhẹ trên bề mặt cơ quan dinh dưỡng của loài cần nhận thức và cảm nhận cảm giác có được. Đối với loài chứa chất dính, cắt một mẩu nhỏ, dùng 2 ngón tay vò nát và ép chặt lại, sau đó nới dần và cảm nhận cảm giác có được. 2.3.2. Nhận thức cây thuốc
F
TT
Sinh viên lập bảng nhận thức dựa trên 5 giác quan các mẫu cây bố trí trong phòng thí nghiệm theo mẫu sau: TTªn 3 ®Æc ®iÓm C¸c ®Æc ®iÓm nhËn thøc c©y næi bËt ThÞ gi¸c Khíu VÞ Sóc gi¸c ThÝnh thuèc (h×nh d¹ng, gi¸c nhÊt gi¸c (thÓ gi¸c
m¸u, kÝch thíc) 2.4.
(mïi)
(vÞ)
chÊt)
§¸nh gi¸
J Sinh viªn tù kiÓm tra kÕt qu¶ thùc tËp theo b¶ng kiÓm sau: TT Néi dung thùc tËp §¹t 1. LËp ®îc b¶ng nhËn thøc 20 mÉu c©y theo ph¬ng ph¸p ®· nªu 2. Nªu ®îc tªn tiÕng ViÖt cña 20 mÉu c©y thuèc kh«ng cã nh·n bè trÝ trong phßng thùc tËp
Kh«ng ®¹t
3. NHẬN BIẾT CÁC HỌ CÂY THUỐC LỚP NGỌC LAN (MAGNOLIOPSIDA) 3.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau bài thực tập này sinh viên phải:
-
Nêu được một đại diện và nêu được 3 đặc điểm điển hình của 21 họ thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida).
-
Phân tích đúng và đủ 5 bước hoa của một trong các cây: Ngọc lan ta (Michelia alba DC.), Hoa hồng (Rosa sp.), Dâm bụt (Hibiscus rosasinensis L.), Đậu ván (Lablab purpureus (L.) Sweet), Ba gạc (Rauvolfia vomitoria Afz. ex Spreng.), Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.) và Quỷ châm thảo (Bidens pilosa L.).
-
Nêu được tên và họ tiếng Việt của 21 mẫu cây thuộc 21 họ của lớp Ngọc lan dựa trên các mẫu cành mang lá không có nhãn. 50
3.2.
MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: TT 1 1.1
2 2.1 2.2 3.3.
Mẫu vật, dụng cụ Có Mẫu vật 21 -30 mẫu cây đại diện 21 họ cây hai lá mầm (mỗi họ 1-2 cây) trong danh mục 150 cây cần nhận thức trang 85, không trùng với các mẫu trong bài “Phương pháp nhận thức cây thuốc” (xem và đánh dấu) Dụng cụ Kính lúp cầm tay Kính lúp soi nổi
Không
NỘI DUNG THỰC TẬP
3.3.1. Nhận thức cây thuốc
F
Nhận thức 21 mẫu cây được bố trí theo danh mục theo các phương pháp nhận thức thông thường. Lập danh mục và ghi lại mỗi cây 3 đặc điểm nổi bật nhất.
3.3.1.1Phân lớp Ngọc Lan (Magnoliidae) Bộ Ngọc lan (Magnoliales): (1)
Họ Ngọc lan (Magnoliaceae)
Ngọc lan trắng (Michelia alba DC.): Cây gỗ to, lá mọc so le, thường xanh, chồi được bao bằng lá kèm, khi rụng để lại sẹo dạng nhẫn bao quanh thân, hoa có nhiều cánh đài, nhiều nhị, nhiều lá noãn, tất cả xếp xoắn trên một đế hoa lồi, quả tụ gồm nhiều đại (hình 26). Hình 26. Ngọc lan hoa trắng (Michelia alba DC.) Cành mang hoa ; 2 - 4. Bao hoa ở vòng ngoài cùng, vòng giữa và vòng trong cùng; 5. Hoa cắt dọc ; 6. Bộ nhụy ; 7. Nhị
51
Bộ Na (Annonales). (2)
Họ Na (Annonaceae)
-
Na (Annona squamosa L.): Cây gỗ nhỏ. Cành mọc ngang. Lá so le, thường xếp thành hai dãy. Hoa có đề lồi, 3 lá đài, 3 cánh hoa nạc, thơm, xếp vòng, nhiều nhị, nhiều nhụy xếp xoắn trên đế hoa lồi. Bộ Long não (Laurales) :
(3)
Họ Long não: (Lauraceae)
-
Cây Long não (Cinnamomum camphora (L.) Presl.): Cây gỗ, thân có nhiều lỗ vỏ. Lá mọc so le, có mùi thơm, 3 gân từ gốc, có 2 tuyến nhỏ ở gần gốc phiến lá. Hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa, 12 nhị xếp thành 4 vòng trong đó có 3 nhị lép, bao phấn nứt van. Bộ Hồ tiêu (Piperales) :
(4)
Họ Hồ tiêu (Piperaceae)
Lá lốt (P. lolot DC.): Cây leo bằng rễ bám. Lá mọc so le, hình tim, có mùi thơm. 3.3.1.2. Phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae) Bộ Hoàng liên (Ranunculales) : (5)
Họ tiết dê (Menispermaceae)
-
Củ bình vôi (Stephania glabra (Roxb.) Miers): Dây leo bằng thân quấn. Rễ củ to. Phiến lá tròn có gân tỏa tròn. Hoa nhỏ đài gồm 6 lá đài xếp thành 2 vòng, cánh hoa 6, xếp 2 vòng, nhị nhiều, lá noãn nhiều rời nhau.
3.3.1.3. Phân lớp Cẩm chướng (Caryophyllidae) Bộ Cẩm chướng (Caryophyllales) : (6).
Họ Rau giền (Amaranthaceae)
-
Cỏ xước (Achysanthes aspera L.): Cây cỏ. Lá mọc đối, mép khía răng. Cụm hoa bông ở ngọn. Hoa có 5 lá đài, không cánh, 5 nhị, quả hộp, quặt lại, lá bắc còn lại biến thành gai. Bộ Rau răm (Polygonales) :
(7).
Họ Rau răm (Polygonaceae)
-
Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson): Dây leo bằng thân quấn, có rễ củ. Lá hình tim dài, có bẹ chìa mỏng. Hụm hoa dạng cờ ở kẽ lá, hoa nhỏ trắng, quả 3 cánh.
52
3.3.1.4. Phân lớp Sổ (Dilleniidae) Bộ Bí (Cucurbitales) : (8).
Họ Bí (Cucurbitaceae)
Gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng): Cây có rễ củ, leo bằng tua cuốn phân nhánh do cành biến đổi. Lá mọc so le, có 5 thùy. Hoa đơn tính, hoa cái mọc riêng lẻ, cụm hoa đực chùm. Quả loại bí hình trứng nhọn đầu, chứa dầu có nhiều caroten (tiền vitamin A), vỏ có nhiều gai nhỏ, khi chín mầu đỏ. Hạt dẹt vỏ nhăn nheo (gọi là mộc miết tử). Bộ Bông (Malvales): (9). Họ (Hình 27) -
Bông
(Malvaceae)
Bông tai (Malvaviscus arboreus Cav. var. drummondii S. Chery. L.): Cây nhỏ. Lá mọc so le, 3 thùy hoặc gần nguyên khía răng, có chất nhầy. Hoa riêng lẻ hoặc thành chùm, hoa có cuống dài, có đài phụ, rời, 5 lá đài hàn liền, 5 cánh hoa rời, nhiều nhị hàn liền thành ống phía trên phân nhánh mỗi nhánh mang bao phấn một ô, bộ nhụy 5 lá noãn, đính noãn trung trục, vòi nhụy xuyên qua ống nhị, núm nhụy có 10 thùy. Quả nạc màu đỏ.
Hình 27. Cây dâm bụt (Hibiscus rosa – sinensis L.) A. Hoa cắt dọc; B. Hoa đồ
Bộ Gai (Urticales) (10)
Họ Dâu tằm (Moraceae)
-
Dâu tằm (Morus alba L.): Cây gỗ nhỏ, có nhựa mủ. Lá mọc so le, hình tim hay 3 thùy, mép khía răng, có lá kèm, hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa đực là bông. Hoa đực có 4 lá đài, không cánh, 4 nhị, cụm hoa cái bông, 4 lá đài, không cánh, 2 lá noãn. Quả kép gồm nhiều hạch. Bộ Thầu dầu (Euphorbiales):
(11). Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). -
Thầu dầu (Ricinus communis L.): Câygỗ nhỏ, thân rỗng. Lá to mọc so le, thùy chân vịt, có lá kèm. Cụm hoa chùm. Hoa đơn tính cùng gốc, hoa gồm 5 lá đài , không cánh, hoa đực có nhiều nhị chỉ nhị phân nhánh, bao phấn 1 ô, hoa cái có 3 lá noãn. Qủa nang. Hạt có mào. 53
3.3.1.5. Phân lớp Hoa hồng (Rosidae) Bộ hoa hồng (Rosales): (12). Họ Hoa hồng (Rosaceae) Hoa hồng (Rosa sp.) : Cây bụi nhỏ, thân, lá có gai do lông dính nhau tạo thành. Lá kép lông chim lẻ, 5 lá chét, có lá kèm. Hoa triêng lẻ hoặc mọc thành chùm, hoa đều, lưỡng tính, đế hoa lõm, 5 lá đài rời, 5-nhiều cánh hoa, tràng hình hoa hồng, mầu đỏ, biểu bì cánh hoa có nhiều túi tiết tinh dầu, nhiều nhị. Đài, tràng, nhị đính trên miệng đế hoa, nhiều lá noãn, rời, đính noãn bên. Bộ Đậu (Fabales) : (13). Họ Đậu (Fabaceae) Cây hoè (Styphnolobium japonicum (L.) Schott): Cây gỗ nhỏ. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, có lá kèm. Cụm hoa chùm. Hoa lưỡng tính, không đều, 5 lá đài hàn liền, tràng hình cánh bướm, tiền khai cờ, bộ nhị 2 Hình 28. Hoa Thàn mát (Millettia bó, 9 nhị hàn liền tạo hình lòng máng ôm lấy ichthyochtona Drake) (A. Hoa nguyên vẹn; B. Hoa cắt dọc; C.Bộ nhị; D. Hoa đồ) bầu, một nhị riêng, bộ nhụy 2 lá noãn, bầu 1 ô, nhiều noãn, đính noãn mép. Bộ Cam (Rutales): (14). Họ Cam (Rutaceae) Cây Bưởi (Citrus maxima (Burm.) Osbeck) :
Hình 29. Cây bưởi (Citrus maxima (Burm.) Osbeck) 1. Lá; 2. Cụm hoa; 3. Bộ nhụy; 4. Bầu bổ dọc; 5. Hạt; 6. Hoa đồ - Cây gỗ, cao 3-4m, thân cành có gai. Lá mọc so le, có cánh, có nhiều túi riết tinh dầu kiểu dung sinh. Cụm hoa chùm. Hoa đều lưỡng tính, 5 lá đài hàn 54
liền, 5 cánh hoa, nhị nhiều, xếp thành nhiều bó, đĩa tuyến mật ngoài nhị, 8-20 lá noãn hàn liền thành bầu nhiều ô, đính noãn trung trục. Quả loại cam. Hạt nhiều trong một ô bầu (Hình 29). Bộ Cần (Apiales): (15). Họ nhân sâm (Araliaceae) -
Ngũ gia bì chân chim (Schefflera sp.): Cây gỗ nhỏ. Lá mọc so le, có bẹ lá, kép chân vịt, 5-8 lá chét, vỏ thân, cành, lá, rễ có mùi thơm đặc biệt. Cụm hoa chùm tán, hoa lưỡng tính, nhỏ, trắng, đều, mẫu 5, bầu dưới.
(16). Họ Cần (Apiaceae) -
Cây rau má (Centella asiatica Urb.): Cây cỏ, mọc bò. Lá mọc so le, có bẹ, phiến lá hình thận, gân chân vịt. Cụm hoa tán đơn, hoa gồm 1-5 hoa.
3.3.1.6. Phân lớp Bạc hà (Lamidae) Bộ Long đởm (Gentianales): (17). Họ Trúc đào : (Apocynaceae) -
Cây Dừa cạn (Catharanthus roseus Don): Cây cỏ, cao 30-40 cm. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục, gân lông chim. Cụm hoa xim ở ngọn cành hay kẽ lá. Hoa mầu hồng, đều, lưỡng tính, 5 lá đài, rời, 5 cánh hoa, liền hình đinh, tiền khai vặn, 5 nhị đính trên tràng, hai lá noãn rời ở bầu, liền ở vòi. Quả gồm 2 đại nhỏ.
(18). Họ (Rubiaceae) -
Cà
phê
Cây Mơ tam thể (Paederia tomentosa Bl.): Dây leo. Lá đơn, nguyên mọc đối, có lá kèm chung, có lông, có mùi thơm đặc biệt. Cụm hoa xim ở kẽ lá. Hoa màu tím, lưỡng tính, đều, 4-5 lá đài nhỏ liền, 4-5 cánh hoa, liền hình ống, 4-5 nhị đính trên tràng.
Hình 30. Cụm hoa, hoa, hoa đồ cây Mẫu đơn đỏ (Ixora coccinea L.)
Bộ Cà (Solanales) : (19). Họ Cà (Solanaceae) -
Cây cà độc dược (Datura metel L.): Cây bụi nhỏ. Lá mọc so le, đơn, gốc lá lệch, có hiện tượng lôi cuốn. Hoa to, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, đều luỡng tính mẫu 5, 5 lá đài hàn liền, 5 cánh hoa liền hình phễu, 5 nhị đính trên 55
tràng, bao phấn 2 ô, nứt dọc, 2 lá noãn, bầu 2 ô, có vách ngăn. Quả nang có gai, hạt nhiều, dẹt. Bộ Bạc hà (Lamiales): (20). Họ Bạc hà (Lamiaceae) -
Hương nhu trắng (Ocinum gratissinum L.): Cây cỏ thân thiết diện vuông. Lá mọc đối, chéo chữ thập. Cụm hoa xim co. Hoa đối xứng hai bên, lưỡng tính, 5 lá đài hàn liền, tràng gồm 5 cánh hoa, hàn liền, phía trên chia thành hai môi, 4 nhị đính trên tràng, bộ nhị hai trội, 2 lá noãn có vách ngăn tạo thành 4 ô. Quả đóng tư. Toàn cây có lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào, có mùi thơm dịu.
3.3.1.7. Phân lớp Cúc (Asteridae) Bộ Cúc (Asterales): (21). Họ Cúc (Asteraceae) Quỉ châm thảo (Bidens pilosa L.): Cây cỏ. Lá kép lông chim, mọc đối, không có lá kèm. Cụm hoa chùm đầu, đầu có 2 loại hoa, mỗi hoa thường ở kẽ một lá bắc. Hoa hình lưỡi nhỏ đối xứng hai bên, đài tiêu giảm, tràng gồm 5 cánh hoa hàn liền ở gốc, phía trên chia 3 thuỳ, nhị, nhụy tiêu giảm. Hoa hình ống đều, lưỡng tính, 2 lá đài tiêu giảm thành gai nhỏ, 5 cánh hoa hàn liền, phía trên chia 5 thuỳ, 5 nhị chỉ nhị rời đính trên tràng, bao phấn hàn liền thành ống, khe nứt mở vào phía trong. 2 lá noãn, bầu dưới, 1 ô, 1 noãn, vòi nhuỵ chui qua ống bao phấn, núm nhuỵ 2 thuỳ. Cấu tạo của hoa thích nghi cao độ với thụ phấn nhờ sâu bọ. Quả đóng, hạt có phôi lớn không có nội nhũ (Hình 31).
Hình 31. Hoa Quỉ châm thảo (Bidens pilosa L.) A, B, C, G: Hoa hình lưỡi nhỏ; E, F, H: Hoa hình ống
3.3.2. Phân tích hoa cây thuốc F
Phân tích một trong các hoa bố trí trong phòng thực tập theo 6 bước.
3.3.3. Phân loại các cây thuốc nhận thức theo họ F
Lập bảng phân loại 21 mẫu cây đã nhận thức theo phương pháp lưỡng phân, căn cứ vào các đặc điểm hình thái quan sát được. Ví dụ đối với các họ trong bài thực tập có khoá xác định sau: 56
1. Lá noãn rời 2. Nhiều nhị nhuỵ xếp xoắn 3. Đài tràng xếp xoắn.............................................. ..1. Magnoliaceae 3’. Đài tràng xếp vòng............................................. …2. Annonaceae 2’. Nhị nhuỵ không xếp xoắn 3. Cây leo hoa mẫu 3......................................…3. Mernispermaceae 3’. Cây leo hoa mẫu 5.................................................….4. Rosaceae 1’ Lá noãn hàn liền 2. Cánh phân, không cánh 3. Cánh phân 4. Bao phấn nứt lưỡi gà...........................................…5. Lauraceae 4’. Bao phấn nứt dọc hoặc nứt lỗ 5. có bẹ chìa..................................................... 6. Polygonaceae 5’. Không có bẹ chìa 6. Bộ nhị một bó ............................................. 7. Malvaceae 6’. Bộ nhị rời. 7. Cụm hoa tán 8. Cây thảo.............................................. 8. Apiaceae 8’. Cây gỗ……......................................9. Araliaceae 7’. Cụm hoa không phải tán 8. Cây không có túi tiết tinh dầu, quả loại đậu..... ………………………………………10. Fabaceae 8’ Cây có túi tiết tinh dầu, quả loại cam..... …………............................................11. Rutaceae 3’. Hoa không cánh 4. Quả đơn 5. Cây có nhựa mủ..........................................12. Euphorbiaceae 5’. Cây không có nhự mủ............................ 13. Amaranthaceae 4, Quả kép….................................................................14. Moraceae 2’. Cánh liền 3. Bầu trên 4. Có nhựa mủ…..................................................15. Apocynaceae 4’. Không có nhựa mủ 5. Tràng đều..................................................….16. Solanaceae 5’ Tràng không đều..................................... …..17. Lamiaceae 3’ Bầu dưới. 4. Có tua cuốn…......................................... 18. Cucurbitaceae 4’ Không có tua cuốn 5. Có lá kèm chung.........................................19. Rubiaceae 5’. Không có lá kèm chung.............................20. Asteraceae
57
3.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự đánh giá kết quả theo bảng kiểm sau:
TT 1 2 3 4
Nội dung thực tập Đạt Bản phân tích hoa đủ 5 bước Danh mục các mẫu cây được bố trí tại phòng thí nghiệm và đặc điểm nổi bật nhất của chúng Nêu được tên tiếng Việt của các mẫu cây thuốc không có nhãn bố trí trong phòng thực tập Bảng phân loại các mẫu cây theo phương pháp lưỡng phân
Không đạt
4. NHẬN BIẾT CÁC HỌ VÀ CÂY THUỐC THUỘC LỚP HÀNH (LILIOPSIDA) 4.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Nêu được một đại diện và 3 đặc điểm điển hình của 20 họ thuộc lớp Hành (Liliopsida).
-
Phân tích đúng và đủ 5 bước hoa một trong các cây Chuối Musa paradisiaca L.), Hoa huệ (Polianthes tuberosa L.) , Sẹ (Alpinia sp.), Kim cang (Smilax sp.), Cau (Areca catechu L.).
-
Nêu được tên và họ tiếng Việt của 20 mẫu cây thuộc 20 họ của lớp Hành dựa trên các mẫu cành mang lá không có nhãn.
4.2.
MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: TT 1 1.1
2 2.1 2.2
Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Có Mẫu vật 20 -25 mẫu cây đại diện 20 họ cây một lá mầm (mỗi họ 1-2 cây) trong danh mục 150 cây cần nhận thức trang 85, không trùng với các mẫu trong bài “Phương pháp nhận thức cây thuốc” (xem và đánh dấu) Dụng cụ Kính lúp cầm tay Kính lúp soi nổi
58
Không
4.3.
NỘI DUNG THỰC TẬP
4.3.1. Nhận thức cây thuốc
F
Nhận thức 20 mẫu cây được bố trí theo danh mục theo các phương pháp nhận thức thông thường. Lập danh mục và ghi lại mỗi cây 3 đặc điểm nổi bật nhất. 4.3.1.1. Phân lớp Hành Bộ Loa kèn trắng (Liliales): (1). Họ La dơn (Iridaceae) Cây Rẻ quạt (Belamcanda chinensis (L.) DC): Cây cỏ, có thân rễ. Lá hình dải hẹp giống như ngọn giáo, xếp thành hai dãy, gân lá song song. Bộ Thuỷ tiên (Amaryllidales): (2). Họ Hành (Alliaceae) Cây Hành ta (Allium ascalonicum L.): Cây cỏ, có thân hành áo. Lá hình trụ, rỗng dạng ống, mùi thơm. (3). Họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae) Cây Náng (Crinum asiaticum L.): Cây cỏ, có thân hành. Lá hình dải rộng, nhẵn bóng. Bộ Thiên môn (Asparagales): (4). Họ Thiên môn (Asparagaceae) Cây Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.): Cây leo. Cành hình lá. Lá thật biến thành vẩy. (5). Họ Tóc tiên (Convallariaceae) Cây Mạch môn đông (Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker.-Gawl.): Cây cỏ. Lá hình dải hẹp. (6). Họ Huyết giác (Dracaenaceae) Cây Bồng bồng (Dracaena angustifolia Roxb.): Cây gỗ thứ cấp, thân có sẹo do vết lá rụng để lại. Lá mọc thành túm ở đỉnh, không cuống. Bộ Khúc khắc (Smilacales) (7). Họ Khúc khắc (Smilacaceae) Cây Kim cang (Smilax sp.): Dây leo nhờ tua cuốn do lá kèm biến đổi thành, có gai. Gân lá cong hình cung, xuất phát từ gốc lá. .Bộ Củ nâu (Dioscoreales): (8). Họ Củ nâu (Dioscoreaceae) Cây Củ cái (Dioscorea alata L.): Dây leo nhờ thân quấn. Thân có cánh. Lá có gân hình cung. Bộ Râu hùm (Tacales): (9). Họ Râu hùm (Taccaceae) Cây Hồi đầu thảo (Tacca plantaginea (Hance) Dreth.): Cây cỏ có thân rễ. Lá chụm thành hoa thị ở gốc. Haemodolales : (10). Họ Tỏi voi lùn (Hypocydaceae) Cây Sâm cau lá to (Curculigo capitulata (Lour.) Kuntze): Cây cỏ, có thân rễ dạng củ, lá có gân song song và nổi rõ, hình cái thuyền. 59
.Bộ Lan (Orchidales): (11). Họ Lan (Orchidaceae) Cây Lan: Cây cỏ. Lá nạc, nhẵn. Bộ Gừng (Zingiberales): (12). Họ Chuối (Musaceae)
Hình 32. Hoa chuối (Musa paradisiaca L.)
1. Cây mang buồng quả; 2. Hoa nguyên vẹn; 3. Hoa cắt dọc; 4. Hoa đồ Cây Chuối (Musa paradisiaca L.): Cây cỏ, có thân rễ. Lá lớn, có bẹ lá dài, ôm nhau thành thân giả, lá nguyên, gân lá dạng lông chim. Cụm hoa mọc xuyên qua thân khí sinh lên trên ngọn. Lá bắc lớn. Mỗi kẽ lá bắc có 1-3 hàng hoa (thường là 2). Hoa đối xứng hai bên, có đủ 3 loại hoa trên một cụm hoa: Hoa cái (ở dưới), lưỡng tính (ở giữa) và đực (ở trên cùng). Bao hoa dạng cánh hoa, mẫu 3. Bộ nhị 5. Bô nhuỵ 3 lá noãn dính nhau tạo thành bầu dưới (Hình 32).
(13). Họ Gừng (Zingiberaceae) Cây Sa nhân (Amomum villosum Lour.): Cây cỏ, có thân rễ. Lá có bẹ ôm nhau tạo thành thân giả, xếp hai dãy, có lưỡi nhỏ. (14). Họ Mía dò (Costaceae) Cây Mía dò (Costus speciosus (Koenig) Sm.): Cây cỏ, có thân rễ. Lá xếp xoắn. Bộ Cói (Cyperales): (15). Họ Cói (Cyperaceae) Cây Cỏ bạc đầu (Kyllinga nemoralis (Forst. et Forst. f.) Dandy ex Hutch.): Cây cỏ, có thân rễ, mọc bò. Thân có thiết diện hình tam giác. Lá xếp 3 dãy. Bộ Thài lài (Commelinales): (16). Họ Thài lài (Commelinaceae) Cây Thài lài tía (Commelina communis L.): Cây cỏ lâu năm, thân bò. Lá có bẹ kín. 60
Bộ Lúa (Poales): (17). Họ Lúa (Poaceae) (Hình 33) Cây Ý dĩ (Coix lachrymajobi L.): Cây cỏ. Lá có bẹ và lưỡi nhỏ, mép lá sắc do phủ silic.
Hình 33. Hoa lúa (Oryza sativa L.) 1. Cây mang cụm quả; 2.Hoa; 3. Hoa đồ
4.3.1.2. Phân lớp Cau Bộ Cau (Arecales): (18). Họ Cau (Arecaceae) (Hình 34) Cây Móc (Caryota mitis Lour.): Cây thân cột. Lá thành túm ở ngọn, xẻ thuỳ lông chim. Hình 34. Hoa cau (Areca catechu L.) A. Hoa đực, B. Hoa cái, C. Hoa cái cắt dọc, D. Hoa đồ của hoa đực, E. Hoa đồ của hoa cái.
Bộ Dứa dại (Padanales) : (19). Họ Dứa dại (Padanaceae) Cây Dứa dại (Pandanus tonkinensis Mart. ex Stone): Cây có thân hoá gỗ. Lá hẹp, dài mặt lá hình chữ V, có 3 hàng gai: hai hàng ở mép lá và một hàng ở gân lá. Bộ Ráy (Arales) : (20). Họ Ráy (Araceae) -
Cây Lân tơ uyn (Raphidophora decursiva (Roxb.) Schott.): Cây cỏ, nạc, leo bám trên cây khác. Lá xẻ sâu, có hai hàng lỗ dọc cạnh gân lá.
4.3.2. Phân tích hoa cây thuốc
F
Phân tích một trong các hoa bố trí trong phòng thực tập theo 6 bước. 61
4.3.3. Phân loại các cây thuốc nhận thức theo họ
F
Lập bảng phân loại 20 mẫu cây đã nhận thức theo phương pháp lưỡng phân, căn cứ vào các đặc điểm hình thái quan sát được (xem cách thực hiện ở bài trước).
4.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự đánh giá kết quả theo bảng kiểm sau:
TT 1 2 3 4
Nội dung thực tập Bản phân tích hoa đủ 5 bước Danh mục 20 các mẫu cây được bố trí tại phòng thí nghiệm và đặc điểm nổi bật nhất của chúng. Nêu được tên tiếng Việt của 20 mẫu cây thuốc không có nhãn bố trí trong phòng thực tập Bảng phân loại các mẫu cây theo phương pháp lưỡng phân.
Đạt
Không đạt
5. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN CÂY KHÔ 5.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi thực tập sinh viên phải làm được tiêu bản thực vật khô hoàn chỉnh từ thu mẫu đến khâu mẫu. 5.2. @ TT 1 1.1 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14
MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Mẫu vật Mẫu tiêu bản cây thuốc thu hái từ vườn (5 mẫu) Dụng cụ Giấy ép cây Thùng và cặp đựng cây Túi ni lon, túi dứa Cặp ép cây Kéo cắt cây, kéo cắt cành cao Chai thủy tinh hoặc chai nhựa có miệng rộng Túi giấy nhỏ,túi ni lông nhỏ Nhãn đeo Nhãn tiêu bản Bút chì đen Sổ thu mẫu Bìa cứng để khâu tiêu bản Kim, chỉ Khay men 62
Có
Không
TT 2.15 2.16 2.17 2.18
Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Đũa thuỷ tinh Thủy ngân clorua Găng cao su Tủ sấy
Có
Không
Tầm quan trọng của tiêu bản thực vật: -
Quản lí nguồn tài nguyên thực vật của một địa phương.
Lưu giữ mẫu tài nguyên thực vật phục vụ việc so mẫu trong công tác nghiên cứu thực vật và dược liệu, và các mục đích kinh tế khác. Xác định tên khoa học của cây: Cây cỏ chỉ ra hoa, kết quả theo mùa, và nhiều loài chỉ phân bố ở một địa phương nhất định trong một nước, hoặc khu vực nào đó trên trái đất. Tiêu bản thực vật giúp ta trong một thời điểm và một địa điểm nhất định nhất định có được các mẫu cây cần thiết cho việc nghiên cứu hình thái và giám định tên cây. Một số bảo tàng thực vật trên thế giới: Trên thế giới, từ thế kỷ 16 đã có các nhà bảo tàng thực vật. Hiện nay có đến 1.000 bảo tàng thực vật trên toàn thế giới với gần 120 triệu tiêu bản. Ở Trung Quốc có 370 phòng tiêu bản, với tổng số tiêu bản là 16.135.347, trong đó số có 47 phòng tiêu bản có từ 1.000.000 đến 1.900.000 tiêu bản. Phòng tiêu bản nhỏ nhất ở Ninh Hạ (1.200 tiêu bản ), phòng tiêu bản lớn nhất ở Viện Thưc vật, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (1.900.000 tiêu bản). Theo Index Herbarium xuất bản lần thứ 6 (năm 1974), trên thế giới có các bảo tàng thực vật lớn sau: STT Tên Bảo tàng thực vật 1 2 3
4 5
Kew: The Herbarium and Library,(K) Leiden: Rijksherbarium, (L) Leningrad: Herbarium of the Department of Higher Plant, V.L. Komarov Botanical Institute of the Academy of Sciences of the USSR, (LE) Pari: Muséum National D'histoire Naturelle, Laboratoire de Phanérogamie, (P) Peking: Institute of Botany, Academia Sinica, (PE)
Năm thành lập 1853 1573 1714
Sốlượng tiêu bản (1974) 4-5.000.000 2.500.000 5.000.000
1635
6.000.000
1950
750.000
Các phòng tiêu bản lớn ở Việt nam: -
Phòng tiêu bản Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), trong đó có một phần tiêu bản từ thời thuộc Pháp thuộc. 63
-
Phòng tiêu bản Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP), trong đó có một phần tiêu bản từ thời thuộc Pháp thuộc. Có nhiều mẫu cây thuốc.
-
Bảo tàng thực vật quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (HN). Trong đó có nhiều tiêu bản từ thời Pháp thuộc. Có mẫu của tất cả các họ.
-
Phòng tiêu bản quốc gia đặt ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia. Có mẫu của tất cả các họ.
-
Phòng tiêu bản của Viện Dược liệu. Mẫu cây thuốc.
-
Phòng tiêu bản Phân viện Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu cây thuốc.
-
Phòng tiêu bản Viện Điều tra Quy hoạch rừng, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Mẫu các loài cây rừng.
-
Phòng tiêu bản Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai. Mẫu các loài cây rừng.
5.3.
NỘI DUNG THỰC TẬP
5.3.1. Thu mẫu tiêu bản
F
Thực hành thu mẫu tiêu bản:
Đối với thực vật có hoa, cần thu mẫu có đủ cành lá, hoa, quả, hạt (mẫu mang bộ phận sinh sản). Tuy nhiên nhiều khi không có dịp quay lại hoặc thời gian thu mẫu không phải mùa hoa, quả nên phải lấy cả những mẫu không có hoa qủa (mẫu không mang bộ phận sinh sản). Đối với dương xỉ nên lấy mẫu có thân rễ và cơ quan mang bào tử. Đối với rêu, tảo lấy cả khóm nhỏ trong đó có các cơ quan sinh sản. Những mẫu lấy trên cùng một cá thể từ một quần thể cây cùng loài mọc cạnh nhau thì mang cùng một số hiệu. Các mẫu lấy từ những cá thể khác nhau hay từ những quần thể cây khác nhau (mặc dù chúng cùng một loài) phải mang các số hiệu khác nhau. Số lượng tiêu bản cho mỗi số hiệu cần từ 3- 10 mẫu. Mỗi loài nên lấy lặp lại 3- 4 số hiệu ở các cá thể khác nhau. Để tránh nhần lẫn, sau khi lấy mẫu cần ghi ngay nhãn bằng bút chì rồi đeo vào mẫu. Trên nhãn ghi một số điểm cần thiết như số hiệu mẫu, tên cây, ngày lấy, người lấy và nơi lấy. Đồng thời cần ghi đầy đủ lý lịch của mẫu vào sổ mẫu với nội dung ở Khung 2. Chú ý nhãn phải làm bằng giấy dai cứng và phải viết rõ ràng bằng bút chì để không bị nhàu nát và mờ chữ khi xử lí bằng cồn và khi ngâm tẩm sau này. Ở mặt sau của trang lý lịch có thể vẽ một số hình cần thiết. Chú ý những đặc điểm dễ mất khi mẫu được làm khô như màu sắc, mùi, vị, nhựa mủ, vv. hoặc dễ biến dạng khi cây bị ép khô.
64
Khung 2. Mẫu ghi chép một mẫu tiêu bản cây thuốc Số hiệu mẫu (số hiệu của người thu mẫu) : ……………………………………... Tên khoa học : ............................................................ Họ :........................................................... Tên địa phương : ..................................................................................................... Dạng cây : ...................................... Đường kính: ............. Cao: ............................ Lá:............................................................................................................................. Cụm hoa:………….................................................................................................. Hoa (màu sắc, mùi, kích thước):.............................................................................. Quả : ........................................................................................................................ Hạt :.......................................................................................................................... Các đặc điểm khác:................................................................................................... Công dụng :............................................................................................................... Bộ phận dùng :.......................................................................................................... Chế biến:................................................................................................................... Nơi lấy mẫu:............................................................................................................. Độ cao: ................ Toạ độ địa lý: Kinh độ: ............................ Vĩ độ: ..................... Ngày thu mẫu: .......................................... Người thu mẫu: .................................... Khi thu mẫu cần chú ý: -
Nên lấy vào lúc trời khô ráo.
- Mẫu cây mang quả to (trừ những quả quá to không thể ép được) thì bổ dọc quả, chỉ để lại phần giữa đính vào cuống quả để ép. Đối với các quả mọng (quả Cà chua, quả ổi, vv.) nên ngâm vào cồn 700 hay dung dịch focmon 3%, để giữ được hình dạng của chúng. - Những cây có quả, hạt nhỏ dễ rơi rụng nên gói riêng quả, hạt vào một tờ giấy, hoặc cho vào phong bì nhỏ đã làm sẵn, ghi cùng số hiệu với mẫu để không thất lạc sau này. - Nếu là cây làm thuốc, cần lấy thêm bộ phận sử dụng (vỏ thân, rễ củ, hạt, v.v…). 5.3.2. Ép và làm khô mẫu tiêu bản (Hình 35)
F Mẫu cây sau khi thu, được sử lý bằng một trong hai phương pháp : (i) Phương pháp khô : Mẫu được ép phẳng và làm khô càng nhanh càng tốt, đặc biệt đối với các bộ phận dễ hỏng như hoa. Nếu cây không được làm khô nhanh thì lá, hoa dễ bị thâm đen và rụng khỏi cành, có khi bị thối, phải bỏ đi ; (ii) Phương pháp ướt : Mẫu được xông cồn 70o và bảo quản trong túi nilon, buộc kín để tránh bay hơi cồn, khi có điều kiện mới ép và làm khô. Cũng có thể ép sẵn sau đó mới xông cồn. Phương pháp ngày được áp dụng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, hay trong một chuyến đi thực địa dài ngày, không có điều kiện phơi hay sấy hằng ngày. 65
Có thể tỉa bớt một số lá. Nếu lá dài qúa khổ giấy ép thì có thể gấp đôi lại theo hình chữ V, hoặc gấp ba theo hình chữ N. Nếu lá quá lớn thì cắt lá ra làm nhiều phần rồi lấy đoạn gốc, giữa và đoạn cuối đại diện cho cả lá. Trong trường hợp này, cần ghi lại kích thước của lá ở lý lịch mẫu. Trong khi ép cần lật ngược một vài lá. Tiếp tục ép các mẫu khác cho đến khi tập cây ép dày khoảng 15- 20 cm. Mỗi tập này được ép trong một cặp ép và buộc chặt bằng dây không giãn do nhiệt trong quá trình phơi hay sấy. Hình 35. Gợi ý cách sắp xếp mẫu cây lên tờ báo trước khi ép (a) nếu là cây nhỏ, đặt nhiều mẫu cho đầy tờ báo; (b) nếu cây, lá hoặc hoa dài, uốn cong chúng thành hình chữ V hoặc chữ N; (c) nếu các cành dài và rậm, tỉa thân, một số cành nhánh và lá, thận trọng để giữ nguyên hình dáng chung; (d) hoa, quả hoặc lá ẩn có thể để lộ ra bằng cách bỏ một vài phần hoặc bẻ cong lá; (e) thể hiện hai mặt lá và hoa; (f) nên cắt lát quả và cành lớn thành miếng không dày quá 2-3cm. Mẫu sau khi ép cần làm khô bằng 2 cách: (i) phơi nắng: Để mẫu cây chóng khô, nên đặt các cặp ép ở chỗ thoáng gió hoặc phơi nắng (ii) sấy, cho cả cặp ép vào tủ sấy (dưới 800 ). Sau vài giờ phơi hay sấy, mẫu bị “ngót”, cần thắt lại cặp ép để các mẫu được phẳng. Thay giấy ép hằng ngày. Các giấy thay ra đem phơi khô để dùng lại. Thay giấy nhiều lần cho đến khô (thường sau 3-4 lần thay giấy). 5.3.3. Khâu mẫu tiêu bản
F Giấy khâu phải đủ cứng, có kích thước 28 - 42 cm. Đặt mẫu cây lên tờ giấy khâu theo hình dạng tự nhiên của cây và tiến hành khâu. Các mũi khâu cách nhau khoảng 3-5cm dọc theo cành, cuống, gân lá, cụm hoa, hoa và quả (Hình 36).
66
Hình 36. Cách dán và khâu mẫu A. Khâu, dán đúng; B Khâu dán sai 1. Khâu; 2. Dán
Chú ý để chừa một góc phía dưới, bên phải một khoảng trống có kích thước khoảng 10 x 13 cm để dán nhãn. Trên nhãn ghi các nội dung như trình bày ở hình 37. Trường Đại học Dược Hà Nội Phòng tiêu bản cây thuốc (HNIP) Số: HNIP… Hệ thực vật: Ba Vì Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burkill Họ: Dioscoreaceae Tên Việt Nam: Củ mài Tên địa phương: Củ mài Nơi thu mẫu: Thôn Sổ, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây Độ cao : 200 m ...................
Kinh độ:………..Vĩ độ:
Bộ phận dùng: rễ củ Công dụng: bổ Ngày thu mẫu: 15/06/1996 Người thu mẫu, số: Bich, 32 Ngưòi định tên: Lê Đình Bích Hình 37. Ví dụ một nhãn tiêu bản cây thuốc đã được điền đầy đủ 67
5.3.4. Bảo quản tiêu bản
F
Trước khi khâu mẫu vào bìa cần tẩm độc cho mẫu cây, nhằm để giữ mẫu được lâu không bị mốc mọt. Có thể dùng dung dịch thuỷ ngân clorua pha trong cồn. Ngâm từng mẫu 5-10 phút sau đó vớt ra để ráo rồi đem sấy khô.
Trong quá trình giữ mẫu để chống mối mọt xâm nhập, có thể dùng bột DDT, naphtalen (băng phiến) hoặc định kì xông hơi độc bằng một số hóa chất như acid cyanhydric (HCN), carbon tetraclorua (CCl4) và carbon disunfua (CS2). 5.3.5. Sắp xếp và quản lí tiêu bản Để dễ tìm kiếm, các tiêu bản cần được sắp xếp theo các khu hệ thực vật, trong từng khu hệ thực vật lại xếp theo họ, chi, loài theo thứ tự a,b,c. Một số họ hoặc chi (tuỳ theo số loài nhiều hay ít) được xếp trong các ngăn tủ hoặc hòm đựng mẫu. Mỗi tiêu bản có một tờ bìa mỏng bao bên ngoài có ghi tên loài, các loài trong một chi lại được bọc trong một bìa chung có ghi tên chi. Các chi cùng họ lại được xếp trong một tập mẫu có ghi tên họ.
F
Sổ sách ghi chép quản lí tiêu bản:
STT Tên loài
Họ
Số hiệu
Số lượng
Tình trạng
1 2 ... Có thể sử dụng các phần mềm máy tính để quản lí và tìm kiếm thông tin nhanh chóng hơn như BG-RECODER (phần mềm chuyên dụng cho vườn thực vật và phòng tiêu bản), CDS/ISIS, Microsoft Access, Microsoft Excell, vv.. 5.4.
ĐÁNH GIÁ
J
Sinh viên tự đánh giá kết quả theo bảng kiểm sau:
TT 1 2 3 4
Nội dung thực tập Thu mẫu tiêu bản và ghi chép đúng phương pháp Xử lý và ép tiêu bản đúng phương pháp Mỗi sinh viên làm 1 tiêu bản hoàn chỉnh và nộp cho phòng tiêu bản HNIP vào cuối kỳ thực tập Khâu tiêu bản đúng phương pháp
Đạt
Không đạt
6. PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ CÂY THUỐC 6.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Mô tả được một cây thuốc bằng văn viết, hình vẽ và ảnh chụp, dựa trên các đặc điểm của cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản. 68
6.2.
MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: TT 1 1.1 2. 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10
6.3.
Mẫu vật, dụng cụ Mẫu vật Mẫu cây tươi có mang hoa (3 mẫu bất kỳ) Dụng cụ Kính lúp soi nổi Kim mũi mác đầu nhọn Panh, kẹp Đĩa petri Dao lam Máy ảnh cơ có ống nối Máy ảnh kỹ thuật số Máy tính Chân máy ảnh Thước đo
Có
Không
NỘI DUNG THỰC TẬP
6.3.1. Mô tả bằng văn viết Thực hành mô tả cây thuốc: F Mô tả một mẫu cây thuốc bố trí trong phòng thí nghiệm theo ba “qui tắc mô tả cây" trong Khung 3. Khung 3. Qui tắc mô tả cây thuốc 1. Rõ ràng. 2. Mô tả từ tổng quát đến chi tiết, từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong. 3. Bắt đầu câu văn bằng chủ đề cần mô tả. Bản mô tả cây cần ngắn và logic. Ngắn có nghĩa là loại bỏ tất cả các từ không cần thiết mà vẫn rõ nghĩa. Logic nghĩa là phải mô tả từ tổng quát đến chi tiết các bộ phận, bắt đầu từ dưới và kết thúc ở trên cùng của bộ phận cần mô tả, từ ngoài vào trong. Như vậy, với một cây cần mô tả theo thứ tự rễ → thân → lá → hoa → quả → hạt, đối với hoa cần mô tả cụm hoa → hoa (cuống → đế → đài → tràng → bộ nhị → bộ nhuỵ); với lá cây cần mô tả cuống → phiến (gốc → mép → ngọn); vv. Cấu trúc thường gặp của một câu văn mô tả là: Chủ đề cần mô tả [số lượng, hình dáng, kích thước, bề mặt, màu sắc, phẩm chất, mùi, vị, các đặc điểm cần chú ý khác]
69
Cần lưu ý là không phải tất cả các bộ phận cần mô tả đều có đầy đủ các nội dung trên. Ví dụ cành cây, lá cây, vv. không thể nêu số lượng. Ví dụ một đoạn văn mô tả cây không đúng qui tắc: “…Đây là cây dây leo. Hạt có màu đỏ và lá có lông ở mặt dưới và mặt trên màu xanh, trong khi đó có 10 nhị đính trên họng tràng màu xanh. Không có lá kèm, nhưng có 5 đài hoa, các cánh đài này có ngọn nhọn hoắt và vỏ cây có màu nâu. Cây bụi này sống lâu năm và có lá khía răng cưa và thuôn đều, gốc lá nhọn…” Bản mô tả này còn rất sơ sài, không thể đủ dữ liệu để xác định đến loài. Tuy nhiên, với các dữ liệu sẵn có, đoạn văn mô tả này có thể được sửa lại đúng qui tắc như sau: “Cây bụi leo. Vỏ màu nâu. Lá thuôn đều, gốc lá nhọn, mép lá khía răng cưa, mặt trên màu xanh, mặt dưới phủ lông tơ. Lá kèm không có. Đài 5, nhọn. Tràng màu xanh. Nhị 10, đính trên họng tràng. Áo hạt màu đỏ.” Có hai cách mô tả: (i) Mô tả phân tích: Mô tả tất cả những gì chúng ta thấy, thường áp dụng khi ta chưa quen biết cây cần mô tả, đặc biệt đối với các nhà phân loại nghiệp dư, (ii) mô tả chẩn đoán: Chỉ mô tả các đặc điểm đặc biệt để phân biệt được loài (hay bậc phân loại) này với loài (hay bậc phân loại) khác, thường áp dụng khi phân loại một nhóm cây cùng bậc phân loại (họ, chi, loài). Trong mô tả cây thuốc, thường áp dụng phương pháp mô tả phân tích, tạo ra một bản mô tả phải đầy đủ (các bộ phận) và chi tiết để có đủ thông tin phân biệt và xác định đến loài (xem ví dụ mô tả). 6.3.2. Mô tả bằng hình vẽ F
Mô tả bằng hình vẽ một cành (phác hoạ), một lá (vẽ chi tiết) và phân tích hoa (xem bài phân tích hoa) theo cách sau :
6.3.2.1. Phác hoạ Chỉ vẽ thể hiện không gian 2 chiều, chỉ sử dụng đường bao và các đường nét chính bên trong của bộ phận cần vẽ. Bản vẽ cho thấy hình dáng chung của bộ phận cần mô tả. Cách thực hiện: Cố định bộ phận cần vẽ theo hướng mô tả được rõ nhất các bộ phận của chúng, ở chỗ có nguồn sáng đầy đủ. Vẽ bằng bút chì đen. Để bản vẽ giống, cần tuân theo hình dáng, tỷ lệ của vật cần vẽ. 6.3.2.2. Vẽ chi tiết Là cách vẽ thể hiện không gian 3 chiều bằng cách đánh bóng các vị trí khuất sáng của vật cần vẽ. Bản vẽ giống như vật cần mô tả. Cách thực hiện: Sau khi vẽ phác, có thể đánh bóng các hình vẽ này bằng cách chấm hay dùng đường vạch với mật độ khác nhau để thể hiện các vị trí khuất sáng của vật (Hình 38). 70
A
B
C
Hình 38. Một số kiểu mô tả bằng hình vẽ A. Phác hoạ bằng một đường nét; B. Vẽ chi tiết có đánh bóng bằng đánh chấm; C. Vẽ chi tiết có đánh bóng bằng đường gạch 6.3.2.3. Chú thích bản vẽ Một bản vẽ cần có chú thích, trong đó giải thích chủ đề và các bộ phận chi tiết muốn thể hiện (Hình 39 trang 62). 6.3.3. Mô tả bằng ảnh chụp F
Mô tả bằng ảnh chụp một cành mang lá và một phận chi tiết của hoa theo cách sau:
6.3.3.1. Mô tả hình dáng chung của cây Là chụp một bức ảnh cây thuốc có nhiều bộ phận, thường được áp dụng để chụp một cây, cành mang lá, một cụm hoa, vv. Cách thực hiện: Chụp hình dáng chung của một cây: Đứng cách cây cần chụp ở khoảng cách hợp lý sao cho cây cần chụp thể hiện hết trên ống kính. Cần xác định nguồn sáng, thường là mặt trời, đến từ hướng nào để quyết định hướng chụp. Không nên chụp ngược sáng, nghĩa là cây cần chụp nằm ở giữa người và nguồn sáng. Nên chụp xuôi sáng, nghĩa là người chụp và nguồn sáng nằm về một phía so với cây cần chụp, hay chếch sáng. Chụp chếch sáng thường cho bức ảnh có chiều sâu và rõ ràng (Hình 40). Tuỳ theo hình dạng cây, có thể chụp theo kiểu chân dung (portrait) hay kiểu phong cảnh (landscape). Chụp một cành mang lá: Cố định cành lá cần chụp ở nơi có nguồn sáng đầy đủ, theo hướng tự nhiên (xuôi hay ngược tuỳ loài), phía sau cần đặt phông để tránh nhiễu thông tin trong ảnh chụp. Khoảng cách chụp tuỳ thuộc độ lớn của cành mang lá, sao cho chủ đề cần chụp đầy trên khuôn hình.
71
Hình 39. Bản vẽ chi tiết một cành mang lá, hoa, qủa cây Vang (Caesalpinia sappan L.) sử dụng cách đánh bóng bằng chấm
6.3.3.2. Mô tả một chi tiết một bộ phận (chụp đặc tả) Là chụp một bức ảnh chỉ thể hiện một chủ đề, ở cự li gần. Thường được áp dụng để mô tả các bộ phận có kích thước nhỏ như một bông hoa, nhị hoa, gân lá, lá kèm, vv.
Hình 40. Các hướng chụp ảnh A. Chụp ngược sáng, B. Chụp xuôi sáng, C. Chụp chếch sáng Cách thực hiện : Chụp qua kính lúp soi nổi : Lắp hệ thống chụp ảnh vào kính lúp soi nổi. Có thể sử dụng máy ảnh cơ hay máy ảnh kỹ thuật số. Đặt bộ phận cần chụp trên một đĩa petri để có thể xoay các hướng một cách dễ dàng. Soi và chọn hướng thể hiện bộ phận cần chụp rõ nhất và bấm máy. Để bức ảnh có chiều sâu, cần điều chỉnh ánh sáng nhân tạo, như bóng đèn, ở các góc xiên so với bộ phận cần chụp. Có thể thể hiện kích thước của vật cần chụp bằng cách đặt một tờ giấy ô li, có kích thước đến milimet, lên trên đĩa petri, sau đó đặt vật cần chụp lên tờ giấy này. 72
Chụp bằng máy ảnh cơ học có ống nối : Lắp ống nối vào máy cơ, ở giữa thân máy và ống kính. Tuỳ thuộc kích thước bộ phận cần chụp mà nối các đoạn ống với nhau thích hợp. Các bộ phận cần chụp càng nhỏ thì ống nối càng được kéo dài hơn. Cố định máy ảnh vào chân máy. Đặt vật cần chụp trên phông có màu sao cho vật đó tương phản với phông chụp rõ nhất. Cần đặt một thước, chia độ đến milimet, bên cạnh vật cần chụp. Điều chỉnh độ nét của máy sao cho bộ phận cần chụp hiện rõ nhất. Bấm máy một cách nhẹ nhàng để tránh rung máy. Tốt hơn là dùng dây bấm máy kéo dài. Ví dụ mô tả cây thuốc 1.
Mô tả bằng văn viết theo phương pháp mô tả phân tích
Cây Sa nhân (Amomum villosum Lour. var. villosum T.L.Wu ex Senjen Chen, Zingiberaceae) Cây cỏ, cao 1-3m. Thân rễ mọc bò lan trên mặt đất, đường kính 1-1.5cm, được bao bởi các bẹ màu đỏ nâu. Lá xếp hai dãy, so le, không cuống. Phiến lá hình elip hẹp , dài 30-40cm, rộng 5-9cm, chỉ số lá 4-6m; gốc lá tròn; mép lá nguyên; ngọn lá kéo dài thành đuôi dài 2-3cm; mặt trên xanh đậm, bóng, nhẵn; mặt dưới xanh nhạt, nhẵn; mùi thơm dịu. Lưỡi nhỏ 5-7mm, xanh nhạt, dai; mép nguyên; ngọn thuôn đều, tròn hay lõm. Cụm hoa dạng bông, mọc rải rác từ thân rễ gần hay xa thân khí sinh, dài 5-16cm (khi hoa nở). Cuống cụm hoa mảnh khảnh, dài 3-12cm, đk. 0,3-0,5cm, mang 5-7 bẹ màu nâu nhạt, hình elip, các bẹ này to dần từ dưới lên trên, chóng thối rữa khi hoa nở. Hoa 5-11 trên một cụm, nhìn chung màu trắng. Cuống hoa rất ngắn, phủ lông mịn. Lá bắc ngoài hình elip, dài 1,8-2cm, rộng 6mm, nâu; gốc có lông mịn; mép nguyên hay hơi khía răng; ngọn có mũi nhọn. Lá bắc trong dạng ống, bao lấy 1/3 phía dưới của ống đài và ống tràng, dài 1-1,6cm, trên chia 2 răng, các răng có lông mịn. Đài 3, dính nhau tạo thành ống, dài 1,5-2cm, phần dưới trắng, phần trên hơi nâu, chia 3 răng, nhẵn. Tràng 3, dính nhau tạo thành ống dài 22,5cm, trắng, nhẵn, trên chia 3 thuỳ; thuỳ giữa lớn nhất, hình trứng ngược, dài 1,5-2cm, rộng 5-6mm, khum như cái thuyền, mép nguyên, ngọn có mũ; hai thuỳ bên bé hơn, không có mũ. Cánh môi tròn, rất lõm dạng cái thìa, dài rộng 1,62cm; gốc cánh môi do gân giữa kéo dài, uốn cong 1 góc 90o so với trục hoa, có 2 cánh nhỏ 2 bên; 2 bên mép nguyên; ngọn lồi, chia 2 thuỳ nhỏ, ưỡn về phía trước hay cuộn ra phía sau; gân giữa dầy, nửa phía dưới có 2 dãy chấm-rạch màu đỏ tía, chuyển sang vàng ở nửa phía trên; từ gân giữa có 5-8 đôi gân phụ trong mở 73
toả ra 2 bên cánh môi. Bộ nhị 1, có chỉ nhị dài bằng bao phấn. Chỉ nhị dầy, nạc, dài 6-7mm, rộng 2mm, trắng, nhẵn. Bao phấn dài 6-7mm, rộng 4mm, trắng, nhẵn, cong về phía cánh môi; trung đới có mào. Mào chia 3 thuỳ riêng biệt, trắng, nạc; thuỳ giữa cao 2-3mm, rộng 4-6mm, ngọn tròn, cuộn ra sau; hai thuỳ bên bé hơn, vểnh ra 2 bên như 2 cái tai. Bộ nhuỵ do 3 lá noãn tạo thành bầu dưới. Bầu gần tròn, trắng, phủ lông mịn; vòi nhuỵ trắng, mảnh, phía dưới nhẵn, trên có lông thưa; núm nhuỵ gần tròn, nhẵn, có miệng. Vòi nhuỵ lép 2, dài 2-3mm, trắng, nạc, ngọn lồi. Cụm quả có 1-5 quả. Quả hình cầu, đk. 1-2cm; cuống quả dài 1-2mm; bề mặt phủ gai mịn, cong hay dựng đứng, nguyên hay xẻ hai; trong có 3 ô, 10-25 hạt. Hạt có nhiều góc, đk. 2-3mm, phủ áo hạt; bề mặt hạt có nhiều gai-u nhỏ; có mùi thơm đặc biệt và vị cay khi chín. Chữ ký của người mô tả Nguyễn Văn Giáp 2.
Mô tả bằng hình vẽ theo phương pháp mô tả phân tích (Hình 41)
Hình 41. Cây Sa nhân (Amomum villosum Lour. var. villosum T.L.Wu ex Senjen Chen) 1. Dạng thân rễ ; 2. Thân khí sinh mang lá; 3. Lưỡi nhỏ, nhìn nghiêng (3a) và nhìn thẳng (3b); 4. Dạng chung của cụm hoa; 5. Cụm quả; 6. Một hoa nguyên vẹn; 7. Lá bắc ngoài; 8. Lá bắc trong; 9. Đài hoa; 10. Thuỳ giữa và thuỳ bên của tràng hoa; 11. Cánh môi, nhìn nghiêng (11a) và nhìn thẳng (11b); 12. Bộ nhị; 13. Bầu và vòi nhụy lép; 14. Phần trên của vòi nhuỵ và núm nhuỵ; 15. Khối hạt; 16. Bề mặt hạt. 74
3.
Mô tả bằng ảnh chụp đặc tả (Hình 42)
Hình 42. Cây Sẹ (Alpinia sp.) 1. Cụm hoa; 2. Hoa nguyên vẹn; 3. Đài hoa; 4. Tràng hoa; 5. Cánh môi; 6. Nhị lép dạng dùi ở gốc cánh môi; 7. Bầu và vòi nhụy, vòi nhụy lép; 8. Bộ nhị 6.4. J TT 1 2 3
ĐÁNH GIÁ Mỗi sinh viên đánh giá bản mô tả của người khác trong tổ (theo chỉ định của giảng viên), theo bảng kiểm sau: Nội dung thực tập Mô tả bằng văn viết đúng qui tắc Mô tả bằng hình vẽ, có chú thích đúng cách Mô tả bằng ảnh chụp đủ chi tiết, có chú thích đúng cách
Đạt
Không đạt
7. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÊN CÂY 7.1.
MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
-
Xác định được tên khoa học (đến bậc chi) của một mẫu cây thuốc, dựa trên bộ khoá phân loại của Lecomte.
7.2.
MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
@
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: TT 1 1.1 1.2 2 2.1 2.2
Mẫu vật, dụng cụ Mẫu vật Mẫu cây tươi có mang hoa (3 mẫu đã mô tả ở phần trước) Bản mô tả cây thuốc đã thực hiện ở bài trước Dụng cụ Bộ khoá phân loại đến chi của Lecomte (tiếng Việt) Bộ khoá phân loại đến họ của Thonner (tiếng Anh)
75
Có Không
7.3.
NỘI DUNG THỰC TẬP
7.3.1. Tìm hiểu khoá phân loại (Identification key) Trong việc tìm hiểu cây thuốc cũng như nghiên cứu về cây cỏ, tên khoa học của một loài cây có vai trò như một “từ khoá” để mở ra các hiểu biết của nhân loại về loài cây này thông qua các hệ thống thông tin khác nhau. Vì vậy, xác định đúng tên khoa học là việc vô cùng quan trọng trong tìm hiểu, nghiên cứu cây thuốc, nhằm tiết kiện sức lực, tiền bạc và thời gian. Để xác định tên khoa học, ta có thể gửi mẫu cho một nhà phân loại chuyên nghiệp, các nhà phân loại chuyên nghiệp này chỉ cần “liếc nhìn” cũng đã có thể cho ta biết tên khoa học của mẫu, đặc biệt là các mẫu thuộc về các bậc phân loại quen thuộc của nhà phân loại chuyên nghiệp đó. Ta cũng có thể tự xác định dựa trên các bộ “khoá phân loại”. Khoá phân loại là tập hợp các “lời khai” – là các câu hỏi cần trả lời khi ta muốn xác định tên cây. Một đặc điểm nào đó của cây (ví dụ “cách mọc của lá”) được trình bày thành một bộ lời khai, gồm một cặp câu cùng trả lời đặc điểm đó (ví dụ “lá mọc đối” và “lá mọc so le”). Cặp câu này dẫn chúng ta đến 2 huớng khác nhau và cứ như vậy cho đến khi xác định được bậc phân loại cần biết (ví dụ như loài, chi hay họ). Để sử dụng được khoá phân loại, trước hết ta cần nắm chắc các đặc điểm của mẫu cần xác định. Điều này được thực hiện thông qua việc “mô tả cây” theo phương pháp mô tả phân tích (xem phần trước). Bước tiếp theo là xác định tên khoa học của mẫu, dựa trên đường dẫn của khoá và đi theo các lời khai phù hợp với mẫu (ví dụ như “lá mọc đối” → “có lá kèm” → bầu dưới → vv. cho đến khi xác định được tên của mẫu. F Sinh viên làm quen với các bộ khoá phân loại: Bộ khoá phân loại đến chi của Lecomte (tiếng Việt): Được xây dựng theo kiểu “khoá thụt”, trong đó mỗi cặp đặc điểm được viết thụt vào một cấp. Bộ khoá phân loại đến họ của Thonner (tiếng Anh): Được xây dựng theo kiểu “khoá trong ngoặc”, trong đó mỗi nhóm đặc điểm được kết thúc bằng tên bậc phân loại cần xác định hay chỉ dẫn đến con số tiếp theo. 7.3.2. Thực hành xác định tên khoa học của cây thuốc F Xác định tên khoa học của cây thuốc đã mô tả ở bài trước, sử dụng một trong 2 hay cả 2 bộ khoá phân loại của Lecomte (tiếng Việt) và của Thonner (tiếng Anh). Lập biên bản xác định tên khoa học, bao gồm tiêu đề, tên tiếng Việt của cây thuốc, nội dung xác định (tóm tắt đường dẫn), kết luận và ký tên. Kết quả giám định là tên khoa học (đến chi) của mẫu cây đó. 7.4. ĐÁNH GIÁ J
Sinh viên tự đánh giá kết quả theo bảng kiểm sau:
TT Nội dung thực tập 1. Biên bản giám định tên khoa học 2. Tên khoa học của mẫu mô tả đúng 76
Đạt
Không đạt
PHẦN 2 CÁC DỤNG CỤ, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ DÙNG TRONG THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC 1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU 1.1.
DỤNG CỤ
1.1.1. Kính hiển vi quang học 1.1.1.1. Khái niệm Kính hiển vi quang học là một dụng cụ cần thiết cho công tác nghiên cứu khoa học. Nhờ nó mà có thể thấy được những cấu tạo rất nhỏ, không nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp cầm tay. Kính hiển vi quang học có nhiều loại, nhiều kiểu khác nhau về hình dạng và cách bố trí các bộ phận song những nguyên tắc cấu tạo, về cơ bản là như nhau. Nguyên tắc quang học của kính hiển vi: Phần quang học của kính hiển vi được cấu tạo bởi hai hệ thống thấu kính hội tụ, mỗi hệ thống hoạt động như một kính lúp. Hệ thống thấu kính quay về vật quan sát gọi là vật kính, còn hệ thống thấu kính quay về phía mắt nhìn gọi là thị kính.Vật để quan sát AB được đặt trước vật kính một khoảng cách lớn hơn tiêu cự của vật kính một chút. Ảnh thật đảo ngược A’B’ của vật sẽ thu được ở bên kia vật kính, nằm trong khoảng tiêu cự của thị kính. Thị kính hoạt động như một kính lúp. Qua thị kính, ta sẽ thấy được ảnh ảo A’’B’’ được phóng to lên của ảnh thật A’B’. Các bộ phận chính của kính hiển vi: Hình 43. Cách sử dụng kính hiển vi: Kính hiển vi là một loại máy móc chính xác, cần phải biết sử dụng và bảo quản để đảm bảo độ chính xác trong nghiên cứu và không hư hỏng. Chuẩn bị kính: Khi quan sát, kính cần được đặt trên bàn một cách chắc chắn, nơi có đủ ánh sáng tự nhiên hoặc có đèn. Người ngồi quan sát không cao quá hoặc thấp quá so với kính. Đối với một số kính, khi cần có thể nghiêng kính một góc 10-150 cho vừa tầm mắt. Khi dùng xong, lau bên ngoài kính bằng khăn mềm và sạch. Chiếu sáng: Đối với kính hiển vi có đèn chiếu sáng trong chân kính thì chỉ cần cắm điện rồi bật đèn. Khi cần thì điều chỉnh tụ quang sao cho ánh sáng tập trung vào kính trường tốt nhất. Đối với những kính hiển vi phải dùng gương để lấy ánh sáng từ bên ngoài thì làm như sau:
77
− Nếu dùng ánh sáng tự nhiên thì quay mặt phẳng của gương ra phía cửa sổ để tập trung ánh sáng vào kính (dùng ánh sáng khuyếch tán, không để ánh sáng chiếu thẳng vào gương làm chói mắt người soi kính). − Nếu dùng ánh sáng đèn thì quay mặt lõm của gương về phía có nguồn sáng đề tập trung ánh sáng vào kính. Sau đó, mở hết các chắn sáng, xoay vật kính có độ phóng đại bé nhất vào đúng trục của ống kính. Nhìn vào thị kính và điều chỉnh gương để lấy ánh sáng vào kính. Khi nào thấy kính trường sáng nhất và sáng đều là được (nếu ánh sáng chói quá thì đóng bớt các chắn sáng).
Hình 43. Kính hiển vi quang học 1. Thị kính; 2. Giá đỡ thị kính (có thể quay 1800); 3. Thân máy; 4. Bàn xoay vật kính; 5. Vật kính; 6. Tiêu bản; 7. Mâm kính đặt tiêu bản; 8. Vòng chiết sáng; 9. Nguồn sáng; 10. Chân kính; 11. Núm di chuyển tiêu bản; 12. Ốc vi cấp; 13. Ốc đại cấp; 14. Thanh trượt
Quan sát: Đặt tiêu bản lên mâm kính và cặp chặt lại. Điều chỉnh cho vật cần quan sát vào đúng giữa lỗ thủng trên mâm kính. Bao giờ cũng quan sát với vật kính nhỏ nhất trước rồi lần lượt đến các vật kính lớn hơn sau. Một số điều cần chú ý: -
Ốc vi cấp chuyển động được cả 2 chiều, mỗi chiều ít nhất 2 vòng. Nếu đang vặn mà thấy ốc bị kẹt cứng thì phải dừng lại ngay và quay ngược chiều. Tuyệt đối không được dùng sức mạnh để vặn tiếp vì sẽ làm hỏng bộ phận này. Trong trường hợp này, phải dùng ốc điều chỉnh thô để nâng hay hạ ống kính, đến khi nhìn thấy vật soi rồi mới dùng ốc vi cấp để điều chỉnh thêm cho rõ nét.
-
nh thấy trong kính hiển vi luôn luôn ngược chiều với vật quan sát. Vì vậy, để cho hình ảnh trong kính thuận chiều, dễ quan sát, khi đặt tiêu bản lên mâm kính phải quay ngược lại với chiều muốn có. Khi di chuyển tiêu bản trên mâm kính cũng phải chuyển ngược với chiều mình muốn.
-
Khi quan sát, cần thường xuyên vặn ốc vi cấp lên xuống để quan sát được đầy đủ trên các mặt phẳng khác nhau của vi phẫu. 78
Người ta quy ước chia vị trí trên kính trường như trên mặt kính đồng hồ (chia từ 1 đến 12 giờ) để có thể trao đổi dễ dàng công việc với nhau.
-
1.1.2. Kính lúp cầm tay Là một dụng cụ quang học đơn giản dùng để nhìn những vật nhỏ. Khi quan sát một vật qua kính lúp, ta trông thấy một ảnh ảo của vật lớn hơn vật, do đó có thể nhìn rõ nhiều chi tiết hơn khi nhìn trực tiếp bằng mắt thường. Thông thường, kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự từ 1-2cm đến 510cm, được lắp vào một khung bằng kim loại hay bằng nhựa. Có loại có tay cầm (hình 44.1), có loại được xếp vào trong một vỏ nhựa để bảo vệ mặt kính khi không dùng đến. Về hình dáng, kính lúp có nhiều kiểu khác nhau, độ phóng to từ vài lần đến 20 lần. Đó là một dụng cụ thường dùng, nhất là khi quan sát ngoài thiên nhiên. 1.1.3. Máy cắt mỏng cầm tay (microtom) Dùng để cắt tiêu bản với số lượng lớn. Là một dụng cụ bằng kim loại, có 2 phần (hình 44.2): phần ngoài là một ống hình trụ rỗng, đường kính chừng 15mm, đầu trên của ống này gắn với một mặt phẳng tròn cũng bằng kim loại, dùng làm mặt trượt cho lưỡi dao khi cắt. Phần trong là một trục đẩy, phía dưới trục có chân đế rộng để cho máy đứng thẳng và để vặn xoay trục. Hai phần này nối với nhau bằng một hệ thống đường xoắn ốc dùng làm ốc vi cấp.
Hình 44. Một số dụng cụ thường dùng để làm tiêu bản vi học 1. Kính lúp cầm tay, 2. Máy cắt mỏng cầm tay
1 2 1.1.4. Dao cắt vi phẫu Loại dao này giống như con dao cạo của hiệu cắt tóc nhưng khác ở chỗ có một mặt phẳng và một mặt lõm. Đây là loại dao chuyên dụng để cắt lát mỏng thực vật khi dùng máy cắt mỏng cầm tay. Khi dùng dao cần chú ý: Dao này chỉ dùng để cắt lát mỏng thực vật, không dùng vào mục đích khác (như cắt khoai, gọt bút chì, vv.); Khi dùng xong, cần lau sạch lưỡi dao và trước khi cất đi phải bôi 79
một lớp dầu để chống gỉ; Trừ lúc dùng, dao phải luôn được gấp lại để tránh trường hợp vô ý bị đứt tay hoặc va chạm vào vật cứng làm hỏng dao. 1.1.5. Dao cạo (dao lam) Cũng dùng để cắt lát mỏng thực vật khi cầm vật cắt trực tiếp. Cần lưu ý không kê mẫu cần cắt lên các vật liệu cứng như sắt, kính, gạch men, vv. vì lưỡi dao sẽ chóng bị cùn. 1.1.6. Kim mũi mác Dùng trong phân tích hoa, bóc, tách biểu bì, vv. Kim mũi mác làm bằng kim loại ( đồng, inox, vv.), thiết diện hình trụ (dài khoảng 15cm, đường kính 2mm), một đầu tù và đầu còn lại dẹt hình mũi mác, hai cạnh sắc. 1.1.7. Lá kính và phiến kính Dùng để lên tiêu bản, bao gồm: Lá kính, có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, thường hình vuông (10x10mm, 18x18mm hoặc 24x24mm), có khi hình chữ nhật (25x50mm) hoặc hình tròn (đường kính 18mm). Độ dày trung bình là 0,17mm (có thể dao động từ 0,15-0,19mm); Phiến kính, hình chữ nhật (26x76mm), dày khoảng 1mm. 1.1.8. Mặt kính đồng hồ Dùng để đựng thuốc nhuộm, thuốc tẩy và thao tác trong quá trình tẩy, rửa và nhuộm tiêu bản. Hình tròn, đáy lõm, có nhiều kích thước khác nhau. 1.1.9. Đĩa petri Hình tròn, đáy phẳng, có thành cao khoảng 1-1,5cm. 2.2.
Hoá chất
2.2.1. Cloramin Dùng để tẩy các nội dung bên trong tế bào của tiêu bản. Là bột kết tinh hoặc tinh thể, màu trắng hay hơi vàng, có mùi clo, dễ tan trong nước, tan được trong cồn; không tan trong ete, cloroform và benzen. Có 2 loại cloramin: -
Cloramin B chứa từ 25-29% clo hoạt động và cloramin T chứa từ 24-26% clo hoạt động.
-
Cloramin B 5% trong nước thường dùng để làm sáng tiêu bản, loại bỏ các thành phần chứa trong tế bào và tẩy màu. Bảo quản trong chai thuỷ tinh màu, có nút thật kín và để nơi mát.
2.2.2. Cloranhydrat ( CCl3- CH(OH)2) Dùng để phá huỷ các thành phần trong tế bào, kể cả hạt tinh bột (trừ tinh thể canxi oxalat). Do vậy, dung dịch đậm đặc cloranhydrat trong nước để làm sáng vi phẫu hoặc để soi bột dược liệu. Là bột kết tinh hoặc tinh thể, không màu, mùi mạnh đặc biệt, vị hơi đắng, dễ tan trong nước và ete, cũng tan trong cồn và cloroform. 80
Công thức pha: Cloranhydrat
160g
Glycerin
50ml
Nước cất
100ml
2.2.3. Acid acetic ( CH3- COOH) Dùng để pha các loại dung dịch cố định, thuốc nhuộm hoặc pha nước rửa vi phẫu sau khi tẩy trắng bằng Cloramin. Là chất lỏng, không màu, trong suốt, vị chua, mùi mạnh đặc biệt, tan trong nước, cồn, ete, glycerin, dầu béo và tinh dầu; không tan trong CS2. 2.2.4. Xanh methylen Dùng để nhuộm các tế bào có vách hoá gỗ. Là bột kết tinh, màu xanh xám, gần như không mùi, bền vững trong không khí, tan trong nước, cồn và cloroform; không tan trong ete. Thường dùng dung dịch pha rất loãng trong nước cất ( từ 1/1000 đến 1/10000). Dung dịch xanh methylen trong phòng thí nghiệm thường pha với nồng độ 0,5% để bảo quản được lâu, do vậy khi dùng để nhuộm vi phẫu cần phải pha loãng. 2.2.5. Đỏ carmin ( Son phèn) Để nhuộm các tế bào có vách bằng cellulose. Là bột màu đỏ, được chiết từ chất bài tiết của con bọ dừa Coccus cacti (sống ký sinh trên một loài xương rồng mọc ở Nam Mỹ). Tan trong nước, rượu ethylic, acid sulfuric và amoniac. Thường dùng dung dịch carmin – phèn chua (Son phèn): Cách pha: Lấy 1g phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O), và 2 g son phèn vào cối, nghiền nhỏ, cho vào 200ml nước cất, đun nóng để hoà tan. Khi đun khuấy đều. Để nguội, lọc. Cho thêm 1ml formon hoặc 1g phenol để bảo quản. 2.2.6. Glycerin (C3H8O3) Glycerin thường dùng trong kỹ thuật hiển vi để: (1) Làm chất lỏng khi lên kính đối với những tiêu bản xem ngay (dùng đặc hoặc pha loãng với nước theo tỷ lệ 1/1); (2) Pha với cồn theo tỷ lệ1/1 để ngâm mềm các nguyên liệu cứng rắn như gỗ (làm mềm trước khi cắt) và để pha một số dung dịch khác. Là chất lỏng, sánh, trong suốt, không màu, vị nóng và ngọt, trộn lẫn trong nước và cồn theo bất cứ tỷ lệ nào; không tan trong ete, cloroform, benzen, dầu mỡ và tinh dầu, chỉ số khúc xạ nD= 1,456. Khi tiếp xúc với không khí ẩm, glycerin có khả năng hút nước (có thể hút đến 1/4 thể tích của nó). Nhược điểm của glycerin là làm cho lá kính dễ bị xê dịch, khó lau sạch tiêu bản và khó gắn mép lá kính trong trường hợp cần thiết. Glycerin còn có ảnh hưởng không tốt đến màu sắc của vi phẫu đã nhuộm.
81
2. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT LÀM MẪU KHÔ VÀ MẪU NGÂM CỦA CÂY THUỐC 2.1.
DỤNG CỤ DÙNG KHI THU MẪU TIÊU BẢN
2.1.1. Túi ni lon Dùng để giữ mẫu trong ngày đi thực địa để mẫu khỏi héo, quăn. Nên dùng loại túi cỡ lớn (50 x 100 cm), dầy. 2.1.2. Bao tải Dùng để đựng mẫu, bảo vệ túi nilon khỏi rách trong quá trình vận chuyển và thao tác. Túi nilon được lồng vào bao tải trước khi cho mẫu vào. 2.1.3. Kéo cắt cây, kéo cắt cành cao Kéo cắt cây dùng để cắt mẫu, tạo ra vết cắt thẳng góc để mẫu không chọc thủng túi. Kéo cắt cành cao có cán dài (gồm một số đoạn có thể nối nhau để mang đi cho thuận tiện) và có dây giật để cắt những cành ở cao. 2.1.4. Hộp carton Dùng để đựng và vận chuyển mẫu ngâm. Dùng các cỡ khác nhau, phù hợp với cỡ mẫu. Mẫu ngâm trong cồn được cho vào túi nilon, buộc kín và xếp gọn vào hộp carton. 2.1.5. Chai thủy tinh hoặc chai nhựa Dùng loại có miệng rộng, nút kín, đựng sẵn cồn 700 để ngâm hoa, quả mọng giữ được hình dạng của chúng và những bộ phận cần cố định để nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu. 2.1.6. Túi giấy nhỏ, túi nilon nhỏ Dùng đựng những bộ phận của cây dễ rơi vãi và những mẫu vật nhỏ như nấm, rêu, địa y hay các bộ phận của hoa. 2.1.7. Nhãn đeo Để đánh số hiệu mẫu cho mỗi cây hoặc bộ phận của cây trước khi cho vào túi đựng mẫu hoặc đưa vào cặp ép trên thực địa. Điều này đảm bảo bộ sưu tập của các loài khác nhau sẽ không bị trộn lẫn và bất kỳ phần nào của mẫu bị rơi ra trong quá trình vận chuyển hoặc cầm nắm để trả lại cho bộ đúp thích hợp. Dùng giấy dầy, chắc, có bề mặt ráp (để có thể viết bằng bút chì dễ dàng). Nhãn thường có kích thước 4 x 6 cm. Dây đeo bằng nilon có chiều dài gấp rưỡi chiều dài của nhãn để có thể lồng nhãn qua cành của mẫu tiêu bản. 2.1.8. Sổ ghi chép thực địa Dùng để lưu lại ghi chép về địa điểm thu mẫu, các số đo của cây, những điều quan sát được về thảm thực vật xung quanh và các chi tiết cần thiết khác như được mô tả ở khung 4 (in sẵn một phần). Sổ phải đảm bảo chất lượng trong điều kiện thực địa, như phải bền, dễ mở và các trang không được dính vào nhau 82
khi bị ẩm. Nên chọn loại giấy chất lượng cao không thấm nước và không có axit để có thể lưu trữ dữ liệu gốc được lâu. Khung 4. Mẫu một sổ thu mẫu cây thuốc được in sẵn một phần Số hiệu mẫu (số hiệu của người thu mẫu) : ……………………………………... Tên khoa học :........................................................................................................ Họ :........................................................................................................................ Tên địa phương : ................................................................................................... Dạng cây : .........................Đường kính: ............. Cao: ....................................... Lá: ....................................................................................................................... Cụm hoa:............................................................................................................... Hoa (màu sắc, mùi, kích thước): .......................................................................... Quả : .................................................................................................................... Hạt : ....................................................................................................................... Các đặc điểm khác : .............................................................................................. Công dụng : ........................................................................................................... Bộ phận dùng : ...................................................................................................... Chế biến: ............................................................................................................... Nơi lấy mẫu: .......................................................................................................... Độ cao: ................ Toạ độ địa lý: Kinh độ: ................... Vĩ độ: ............................ Ngày thu mẫu: ........................... Người thu mẫu: ................................................ 2.1.9. Bút chì Sử dụng bút chì thường, hoặc bút chì kim, màu đen. 2.1.10.Địa bàn và bản đồ khu vực nghiên cứu Dùng để xác định vị trí khu vực thu mẫu và phương hướng tại thực địa. Thường dùng bản đồ có tỷ lệ 1/10.000 hay 1/25.000. 2.1.11.Máy đo độ cao Dùng để xác định độ cao tuyệt đối so với mặt biển của vị trí thu mẫu. Máy hoạt động dựa trên nguyên tắc áp suất khí quyển. Cần điều chỉnh độ cao dựa trên một mốc đã biết hằng ngày, trước khi đi thu mẫu. 2.1.12.Máy thu GPS (GPS- Global Positioning System) GPS là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Máy thu GPS dùng để xác định toạ độ địa lý, độ cao của khu vực thu mẫu, dẫn đường, vẽ bản đồ, tính vận tốc, chiều dài, diện tích và chu vi đường đi,….Máy thu phải nhận được tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Khi nhận được tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh thì 83
máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao). Các máy thu hiện nay có thể bắt tín hiệu ở rừng rậm rạp, khe sâu hoặc thành phố với tòa nhà cao tầng. Độ chính xác có thể tới ±3m
1
2
Hình 45. 1. Vệ tinh GPS; 2. Máy thu GPS - GPSMAP. 60CSx của hãng Garmin có thể thu đồng thời 12 kênh song song (12 vệ tinh) 2.1.13.Máy ảnh, phim chụp âm bản, dương bản (xem mục 5, trang 79) 2.1.14.Những dụng cụ khác Dao con, dao đi rừng, xẻng nhỏ, cưa tay nhỏ: Dùng để đào đất (thu các bộ phận dưới đất như rễ, củ, thân rễ, vv.). 2.1.15.Lều đi rừng Có nhiều loại khác nhau, nên sử dụng loại của Trung Quốc hay Thái Lan vì có độ bền. Các loại lều này có thể chống được côn trùng rất nhỏ xâm nhập như muỗi, vắt, vv. 2.1.16.Trang bị cá nhân Giày đi rừng, tất chống vắt, chống muỗi, áo mưa, mũ nón, bi đông đựng nước uống, túi vải để đựng những thứ lặt vặt mang theo người, thuốc cấp cứu tối thiểu, lương thực thực phẩm, túi ngủ, vv. 2.2. DỤNG CỤ LÀM TIÊU BẢN MẪU CÂY KHÔ (Hình 46) 2.2.1. Giấy ép mẫu cây Giấy xốp, dày, dễ hút nước, có khổ 28 x 40 cm. Tốt nhất là giấy bản. Có thể dùng giấy báo. 2.2.2. Thùng và cặp đựng cây Dùng đựng mẫu cây trong quá trình thu mẫu. Có thể thay bằng túi nilon và bao tải.
84
C E
B D A D Hình bb 46. Dụng cụ để lấy cây và ép mẫu bbKéo cắt cây; D. Thùng đựng cây; E. Kéo cắt cành trên A, B. Cặp ép cây; C. bb cao
2.2.3. Cặp ép Dùng để ép mẫu trong quá trình làm khô. Gồm 2 khung gỗ có các thanh ngang dọc thành hình ô vuông, kích thước khoảng 30 x 45cm, kèm theo dây thừng hoặc dây vải, là các loại dây không bị giãn do nhiệt độ cao trong quá trình phơi hay sấy. 2.2.4. Bìa Carton Dùng để đệm giữa các lớp mẫu đã ép bằng giấy báo, nhằm tăng khả năng thoát hơi ẩm trong mẫu. 2.2.5. Tủ sấy điện Dùng loại tủ có dung tích ít nhất là 200 cm3, có thể điều chỉnh nhiệt độ. 2.2.6. Máy sấy điện Dùng trong trong trường hợp không có tủ sấy điện. Có thể dùng loại máy sấy có quạt thổi của Nga. 2.2.7. Lò sấy tự tạo Dùng trong trường hợp cần làm khô mẫu ở nơi không có điện (Hình 47).
85
Hình 47. Một mẫu lò sấy tự tạo dùng để sấy mẫu tại thực địa Toàn bộ lò sấy được che bằng tấm kim loại có đục lỗ hình tam giác. Tấm lưới kim loại và khung gỗ, được đặt bên trong lò sấy, giữ cặp ép cây, để tránh các phần cây rơi xuống thiết bị cấp nhiệt và đồng thời cũng là một bệ để sấy phần cây. (Theo Gary J. Martin (1997) Dụng cụ tẩm clorua thuỷ ngân 2.2.8. Khay tráng men Dùng để đựng dung dịch thuỷ ngân clorua trong cồn. Dùng loại có kích thước 30 x 50 cm. 2.2.9. Đũa thuỷ tinh Dùng để gắp mẫu trong quá trình tẩm thuỷ ngân clorua. Dụng cụ và vật liệu trình bày mẫu 2.2.10.Bìa cứng Dùng để khâu tiêu bản. Nên chọn loại bìa cứng, màu trắng, không có acid để có thể tồn tại lâu dài vì mẫu tiêu bản thường được lưu trữ rất lâu. 2.2.11.Kim, chỉ Dùng để khâu mẫu. Nên dùng loại bền. 2.2.12.Nhãn tiêu bản Khung 5. Một mẫu nhãn tiêu bản Tên cơ quan lưu trữ tiêu bản Số hiệu mẫu (của phòng tiêu bản) Hệ thực vật: Tên khoa học: Họ: Tên thường dùng: Tên địa phương: Nơi thu mẫu: Độ cao: Kinh độ: Vĩ độ: Bộ phận dùng: Công dụng: Ngày thu mẫu: Người thu mẫu, số hiệu: Ngưòi định tên:
86
Có nhiều mẫu nhãn tiêu bản khác nhau, tuỳ thuộc từng phòng tiêu bản. Mỗi nhãn thường chứa các thông tin là: Tên cơ quan lưu trữ tiêu bản, số hiệu mẫu của phòng tiêu bản, tên mẫu (các loại), thông tin về sử dụng (bộ phận dùng, sử dụng, vv.), thông tin về nơi thu mẫu, thông tin về người thu mẫu (tên, số hiệu), thời gian thu mẫu, người giám định tên (Khung 5). 2.3. HÓA CHẤT 2.3.1. Etanol (C2H5OH) Dùng bảo quản mẫu trước khi sấy (theo phương pháp ướt) hay mẫu ngâm; pha dung dịch thủy ngân clorua. Có thể dùng cồn công nghiệp, thường dùng độ cồn 70o. Cần lưu ý cồn dễ bay hơi, dẫn đến giảm độ cồn làm hỏng mẫu; dễ cháy. 2.3.2. Thuỷ ngân clorua (HgCl2) Dùng để tẩm mẫu tiêu bản, có thể bảo quản lâu dài không bị các sinh vật gây hại. Cách pha: Thủy ngân II clorua (HgCl2) 20g o Cồn 6 0 - 70 1000ml Cần lưu ý đây là dung dịch rất độc. Cần bảo quản nơi an toàn tuyệt đối, theo qui định thuốc độc bảng A. Trong quá trình thao tác cần dùng găng tay cao su và đeo khẩu trang. Phần dư sau khi tẩm phải được đổ trở lại vào chai, nút kỹ và bảo quản theo qui định. 2.3.3. Anhydrit aseniơ (AsS2O3) Dùng để tẩm mẫu tiêu bản, có thể bảo quản lâu dài không bị các sinh vật gây hại. Cách pha: Thủy ngân II clorua (HgCl2) 25g Anhydrit aseniơ (AsS2O3) 5g o Cồn 90 100ml Nước 900ml Cần lưu ý đây là dung dịch cực độc. Cần bảo quản nơi an toàn tuyệt đối. 2.3.4. Băng phiến (Naphtalen) Dùng để xông hơi tiêu bản, có thể xua đuổi được một số côn trùng gây hại mẫu. Có thể cho vào các túi vải, buộc kín vào để trong tủ hay thùng đựng mẫu. 2.3.5. Acid cyanhydric (HCN) Dùng để xông, bảo quản tiêu bản. Là chất rất độc, cần bảo quản nơi an toàn tuyệt đối. Cần có thùng xông hay phòng xông mẫu. Cần xông lại sau vài năm. 2.3.6. Tetra clorua carbon (CCl4) Dùng để xông, bảo quản tiêu bản. Cần có thùng xông hay phòng xông mẫu. Cần xông lại sau vài năm. 2.3.7. Carbon disulfua (CS2) Dùng để xông, bảo quản tiêu bản. Cần có thùng xông hay phòng xông mẫu. Cần xông lại sau vài năm.
87
3. DỤNG CỤ DÙNG TRONG PHÂN TÍCH HÌNH THÁI THỰC VẬT Phân tích hình thái thực vật bao gồm phân tích các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng (Rễ, thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt), trong đó đặc biệt quan trọng là phân tích hoa. 3.1.
Kính lúp cầm tay (Hình 44, mục 2.1.2- trang 68)
3.2.
Kính lúp soi nổi ( Stereomicroscope)
Cũng là một loại kính lúp, nhưng có cấu tạo phức tạp hơn. Hệ thống quang học của kính được lắp trên một giá đỡ nên rất thuận tiện khi sử dụng trong phòng thí nghịêm. Độ phóng to thu nhỏ của kính có thể thay đổi từ 4 đến 100 lần nhờ một núm xoay gắn ở thân ống kính (hình 48). Tuỳ từng nước sản xuất mà có mà có các kiểu khác nhau. Dùng để quan sát đặc điểm bên ngoài của vật soi, nhất là khi vừa quan sát vừa phải phân tích, mổ xẻ vật cần quan sát (ví dụ khi phân tích hoa). Hình 48. Kính lúp soi nổi 1. Thị kính; 2. Giá đỡ thị kính (có thể quay 1800); 3.Ốc chỉnh nét; 4. Nguồn sáng trên; 5. Thân máy; 6. Vật kính; 7. Mâm kính đặt mẫu; 8. Nguồn sáng dưới; 9. Chân kính 3.3.
Bộ kim phân tích
Dùng trong phân tích hoa, và tách hoặc bóc biểu bì v.v…Gồm có hai loại: − Loại chỉ có đầu nhọn như kim khâu, gọi là kim nhọn. − Loại có đầu dẹt, hình mũi mác, hai cạnh sắc gọi là kim mũi mác. 3.4. Panh kẹp Dùng để gắp các mẫu vật nhỏ trong phân tích hình thái thực vật như phân tích hoa, quả và hạt. 3.5 Đĩa petri Dùng để đặt mẫu phân tích nhỏ lên và quan sát dưới kính lúp cầm tay hoặc soi nổi, để dễ dàng xoay mẫu vật theo các hướng khác nhau trong quá trình quan sát. Thường đặt một miếng giấy ô li (có mỗi ô = 1 mm) để xác định kích thước trong quá trình quan sát. 3.6. Dao lam Dùng để cắt lát mỏng ngang qua bầu, cắt dọc qua hoa, quả và hạt. 3.7. Dao mổ hoặc dao bài nhỏ Dùng để cắt khoai, cắt cành và lá cây, gọt bút chì v.v… 88
4. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT LÀM TIÊU BẢN PHẤN HOA 4.1. DỤNG CỤ 4.1.1. Ống nghiệm 4.1.2. Phễu lọc thông thường, vải lọc Vải lọc cần có kích thước lỗ khác nhau phù hợp với kích thước hạt phấn. 4.1.3. Máy li tâm Sử dụng loại có tốc độ 2000- 3000 vòng phút 4.1.4. Phiến kính, lá kính (xem mục 2.1.7, trang 69) 4.1.5. Que lấy phấn hoa Là một que dài giống như que cấy vi khuẩn nhưng ở đầu có gắn một kim nhọn bằng platin, dài khoảng 4cm để lấy hạt phấn sau khi đã xử lý ở trong ống ly tâm. 4.1.6. Khung định vị chỗ đặt mẫu Là một cái khung để xác định vị trí nơi đặt bào tử hoặc phấn hoa trên phiến kính (cần đặt tập trung ở một điểm cho dễ tìm khi quan sát). 4.1.7. Đèn cồn 4.1.8. Bút viết trên kính Có mực không phai khi bị ướt nước. Dùng để viết số hiệu mẫu trên ống nghiệm khi li tâm hay trên phiến kính. 4.1.9. Ống ly tâm Sử dụng loại ống nghiệm có vách dầy, đáy nhọn. 4.2. HÓA CHẤT 4.2.1. Dung dịch acetolyse Pha dung dịch axetolize: Trộn đều: Anhydrit axetic tinh khiết 9 phần Axit sunfuric đặc 1 phần Đổ từ từ Axit sunfuric vào Anhydrit axetic. Không cho ngược lại. Dung dịch pha xong phải dùng ngay. 4.2.2. Glycerin-gelatin Là hỗn hợp của glycerin và gelatin. Trong đó: Glycerin là chất lỏng sánh, trong suốt, không màu, không mùi, vị nóng và ngọt. Trộn lẫn nước và cồn theo bất cứ tỷ lệ nào. Không tan trong eter, cloroform, benzen, dẫu mỡ và tinh dầu. Gelatin là hợp chất chiết xuất từ collagen, trong đó có 25,5% glycine; 8,7% alanine; 3,2% leucine; 2,5% valine…Luôn tồn tại ở dạng gel, không màu hoặc màu vàng nhạt, trong suốt, không mùi. Tan nhiều trong nước nóng, glycerin, acid acetic. Không tan trong dung môi hữu cơ. 4.2.3. Acid phenic (Phenol) Là tinh thể không màu hoặc màu trắng. Tan trong nước, benzen; rất dễ tan trong cồn, cloroform, ete, glycerol. Dùng làm dung môi hữu cơ. Là chất rất độc. 4.2.4. Parafin Tồn tại dưới dạng cứng, mềm hoặc lỏng. Không màu hoặc trắng đục. Không tan trong nước, cồn. Tan trong benzen, cloroform, ete, carbondisulfit, dầu. Dùng trong sản xuất thuốc mỡ, làm giấy paraffin, nến, cố định mẫu vật… 89
4.2.5. Bôm Canada Dùng để gắn các tiêu bản cố định. Là nhựa của một số cây trong họ Thông như Abies balsamea, Abies fraseri, Tsuga canadensis, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Là chất lỏng, sánh, trong, màu hơi vàng, mùi thơm dễ chịu. Tan trong benzen, xylen, clorofoc, tinh dầu đinh hương, tinh dầu xét, ít tan trong cồn tuyệt đối, không tan trong nước. Khi dùng phải pha loãng với xylen. Tuỳ theo độ đặc của bôm mà chọn tỷ lệ bôm - xylen thích hợp, có thể từ 2/1 đến 1/1. 4.2.6. Fucsin kiềm (diamant-fucsin, công thức C20H20N3Cl). Là chất bột thô, màu xanh ôliu. Không tan trong nước, ít tan trong cồn. Là chất chỉ thị pH, nhuộm màu trong sinh học. 4.2.7. Đỏ Congo Là chất bột, màu nâu đỏ. Tan trong nước (tạo dung dịch có màu vàng đỏ), ethenol (dung dịch màu da cam). Tan ít trong acetone và gần như không tan trong ete. Được sử dụng làm chất nhuộm vải trong công nghệ dệt may và chất chỉ thị cho acid vô cơ trong nghiên cứu hoá học (chuyển màu xanh tím). 5. SỬ DỤNG MÁY ẢNH TRONG NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU THỰC VẬT 5.1.
Máy ảnh: Gồm 2 loại chủ yếu là:
5.1.1. Máy ảnh cơ (Film camera) Thường dùng máy của các hãng Nhật Bản như Nikon, Canon, Pentax, vv. (Hình 48) Các máy thường sử dụng phim thường chụp được vật ở khoảng cách tối thiểu từ 0.45 đến 0.5m, cho ảnh có chiều sâu tuỳ ý, có thể dùng để hạn chế các thông tin “nhiễu” ở phía trước và sau vật cần chụp. Ngày nay cùng với sự phát triển của máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh cơ ít được sử dụng hơn trong nghiên cứu thực vật do chi phí sử dụng đắt và kết quả ảnh chỉ có thể có được sau khi phim đã được tráng rửa. 1 2
Hình 49. Máy ảnh cơ Nikon FM10 có khoảng cách chụp tối thiểu là 0.5m, tốc độ chụp tối đa là 1/2000’’
3
1. Cần lên phim, 2. Núm điều chỉnh tốc độ lộ sáng, 3. Thân máy, 4. Ống kính 4 5.1.2. Máy ảnh kỹ thuật số (Digital camera) Máy ảnh kỹ thuật số là một máy điện tử dùng để thu và lưu giữ hình ảnh một cách tự động thay vì phải dùng phim ảnh giống như máy chụp ảnh cơ truyền 90
thống. Máy ảnh số có thể làm được nhiều điều mà máy ảnh phim không thực hiện được: hiển thị hình ảnh trên một màn ảnh tức thì sau khi chụp, lưu trữ hàng nghìn bức ảnh trên một phương tiện lưu trữ nhỏ gọn đi kèm trong máy, ghi được video có âm thanh, xóa bớt ảnh để giải phóng không gian lưu trữ. Trên một số máy ảnh còn có tích hợp thêm đèn flash để hỗ trợ chụp trong điều kiện thiếu sáng hoặc các chức năng chỉnh sửa ảnh đơn giản, chức năng định vị toàn cầu GPS xác định tọa độ địa lý nơi chụp ảnh. Vì vậy máy ảnh kỹ thuật số rất phù hợp và hiệu quả trong các chuyến đi nghiên cứu thực địa dài ngày. Máy ảnh số hiện nay rất đa dạng về chủng loại, kiểu mẫu, kích thước và chức năng. Có rất nhiều hãng sản xuất các dòng máy ảnh này trong đó một số hãng máy ảnh uy tín trên thị trường có thể kể tới bao gồm Canon, Nikon, Sony, Leica, Pentax,... Phổ biến hiện nay gồm các loại sau: Máy ảnh số tích hợp trong các thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại di động, máy tính bảng, máy quay cầm tay,… Hoạt động chụp ảnh của các máy này thường được thực hiện trên các menu chức năng của thiết bị điện tử đó. Ảnh chụp từ các thiết bị này thường có chất lượng không cao, người sử dụng khó kiểm soát được nét và độ sâu của ảnh vì vậy trong nghiên cứu thực vật các thiết bị này ít được sử dụng.
(a)
(b)
(c)
Hình 50. Các loại máy ảnh kỹ thuật số thường gặp (a) Máy ảnh số tích hợp trong thiết bị điện tử cầm tay (b) Máy ảnh số bỏ túi (c) Máy ảnh DSLR Máy ảnh số bỏ túi (compaq camera): Đây là dòng máy ảnh nhỏ gọn, có thể bỏ túi dành cho người chụp không chuyên. Ảnh chụp thường được máy điều chỉnh tự động sử dụng các chế độ chụp ảnh tự chọn được cài đặt sẵn trong máy. Các chế độ chụp tự động thường sử dụng là: Chụp hoàn toàn tự động (Full automatic mode), Chụp chân dung (Portrait), Chụp phong cảnh (Landscape), Chụp cận cảnh (Macro/Close up), Chụp ban đêm (Night), Chụp chế độ cài đặt sẵn (Preset Scence mode) (Hình 51). Trong chụp ảnh mô tả thực vật thường sử dụng chế độ chụp cận cảnh để có được những bức ảnh mô tả vật được sắc nét và tẩy nền tốt giúp loại bỏ những chi tiết gây nhiễu cho ảnh.
91
Hình 51. Các chế độ chụp ảnh thường gặp trên máy ảnh kỹ thuật số Máy ảnh kỹ thuật số một ống kính ngắm qua gương phản chiếu (Digital single-lense reflex camera – thường biết nhiều với tên viết tắt là DSLR): Đây là dòng máy lớn, thường phải có túi đeo máy riêng và dành cho người chụp bán chuyên hoặc chuyên nghiệp. Cấu tạo máy có một thân máy và các ống kính rời cho phép người chụp tối ưu hóa chất lượng bức ảnh bằng cách đổi các ống kính khác nhau và chế độ chụp tùy chỉnh tùy theo nhu cầu chụp. Các chế độ chụp tùy chỉnh thường gặp là Lập trình (Program – P ), Ưu tiên tốc độ (Shutter priority – Tv), Ưu tiên khẩu độ (Aperture priority –Av) và Chỉnh tay (Manual – M) (Hình 51). Trong chụp mô tả thực vật, thường sử dụng các chế độ chụp Av hoặc M giúp người chụp có thể kiểm soát tốt nhất độ nét ảnh và độ sâu của trường ảnh. Các ống kính được sử dụng hiệu quả trong mô tả thực vật là các ống kính có hỗ trợ chụp macro (độ phóng đại 1:2 hoặc lớn hơn) hoặc close-up (độ phóng đại nhỏ hơn 1:4). Các ống kính này cho phép lấy nét vật cần chụp ở khoảng cách rất gần (0,2-0,3m) nhờ vậy đem lại độ phóng đại của kích thước ảnh lớn và loại bỏ nền nhiễu tốt. Một số ống kính chụp cận cảnh được sử dụng nhiều như: Canon EF 100mm f/2.8 USM Macro Lens, Nikon Micro-Nikkor 60 f/2.8 Macro lens, Tamron SP 90mm f/2.8 DI 1:1 Macro Lens,… 5.2.
Các phụ kiện chụp ảnh
5.2.1. Đèn flash Do chụp ảnh đặc tả chi tiết các bộ phận của cây đòi hỏi trường ảnh khá sâu, và độ nét cao nên khẩu độ chụp khá thấp thường ở mức f/8-f/16, thậm chí đến f/22. Do đó tốc độ chụp thường khá chậm. Flash sẽ là 1 giải pháp khá hữu hiệu để giúp ta vẫn duy trì được trường ảnh sâu, tốc độ chụp không quá chậm gây 92
ra tình trạng rung máy, mất nét. Có thể sử dụng đèn flash đi kèm theo máy hoặc dùng flash gắn ngoài.
(a)
(b)
(c)
Hình 52. Một số loại flash sử dụng với máy ảnh số (a) Máy compact có flash trang bị theo máy, (b) Máy DSLR có flash trang bị sẵn theo máy và (c) Máy DSLR gắn flash ngoài chuyên dụng trong chụp cận cảnh 5.2.2. Chân máy Hỗ trợ việc chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, tốc độ chụp của máy chậm đặc biệt khi chụp cận cảnh hoặc close-up. 1 2 3
Hình 53. Chân máy sản xuất tại Đài Loan 1. núm xoáy nối máy ảnh, 2. cần điều khiển hướng chụp, 3. tay vặn điều chỉnh chiểu cao, 4. chân máy
4 5.2.3. Kính lọc close-up (Close-up filter) Các kính lọc close-up là phụ kiện của ống kính rời nên chỉ sử dụng được với máy ảnh DSLR (Hình 54). Phụ kiện này được sử dụng như là một giải pháp thay thế trong trường hợp người chụp có nhu cầu chụp mô tả vật ở độ phóng đại tương đối lớn nhưng không có các ống kính macro chuyên dụng. Bản chất của các close-up filter là phụ kiện hỗ trợ cho phép ống kính lấy nét vật thể ở khoảng cách gần hơn. Các filter này thường được ký hiệu +1, +2, .. hay x1, x4 để thể hiện độ phóng đại của filter này (ký hiệu này tùy theo hãng sản xuất). (Hình 55).
93
Hình 54. Bộ kính close-up với các mức độ phóng đại khác nhau sản xuất bởi hãng Tamron áp dụng với các ống kính có đường kính 55mm 5.3.
Hình 55. Ảnh chụp vật với các kính close-up ở các mức phóng đại khác nhau
Cách chụp ảnh thực vật
5.3.1. Chụp ảnh qua các thiết bị quang học Thường sử dụng các máy ảnh compaq do đặc điểm nhỏ gọn với ống kính bé có thể đặt vừa vào khe ngắm của thị kính. Các thiết bị quang học thường sử dụng trong nghiên cứu thực vật là Kính hiển vi (nghiên cứu cấu tạo vi phẫu) và kính lúp soi nổi (nghiên cứu hình thái thực vật). Chụp ảnh tiêu bản vi phẫu qua kính hiển vi: Cần kết hợp với sử dụng trắc vi thị kính để xác định kích thước của đối tượng cần chụp. Nghiên cứu viên trước tiên cần chụp mô tả tiêu bản ở mức tổng quát (vật kính 4x) để quan sát toàn bộ cấu tạo của tiêu bản sau đó chụp mô tả chi tiết từng loại mô từ ngoài vào trong ở các vật kính lớn hơn (40x). Ảnh chụp ở vật kính 10x có thể sử dụng như ảnh chụp tổng quát hoặc chi tiết tùy kích thước tiêu bản nghiên cứu là lớn hay nhỏ. Chụp ảnh tiêu bản vi phẫu qua kính lúp soi nổi: cần đặt đối tượng cần quan sát trên giấy kẻ ô li để xác định kích thước của đối tượng cần chụp. Độ phóng đại của vật quan sát có thể thay đổi bằng cách vặn nút zoom trên thân máy. Trong cả hai trường hợp chụp ảnh trên, máy ảnh có thể được cầm tay hoặc đặt cố định trên một ống nối cố định khoảng cách giữa ống kính máy ảnh và vật. Khi chụp ảnh qua các thiết bị quang học cần lưu ý để đảm bảo có được bức ảnh rõ nét ngoài khả năng lấy nét của máy ảnh đang sử dụng cần kiểm soát chính xác độ nét của vi trường của kính quan sát. 5.3.2. Chụp ảnh mẫu cây Máy ảnh sử dụng là máy ảnh cầm tay compaq hoặc máy ảnh ống kính rời DSLR, trong đó các máy ảnh thường có lợi thế hơn về kiểm soát độ sâu của ảnh nên cho ảnh thường có chất lượng tốt hơn. 94
Khi chụp mô tả cây cần chụp đầy đủ các đặc điểm tổng quát của cây (dạng sống) đến đặc điểm chi tiết từng bộ phận cụ thể (cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản). Người chụp cần đảm bảo các bức ảnh chụp mô tả vật cần thể hiện đầy đủ tất cả các đặc điểm hình thái của cây khi quan sát được tại thực địa. 5.4.
Quản lý và chỉnh sửa ảnh
Ảnh được quản lý trong máy tính theo các thư mục là các nhóm chủ đề cụ thể. Trong phân loại thực vật, ảnh chụp cây thường được sắp xếp vào các thư mục theo các taxon cùng bậc phân loại như họ, chi, loài,… để thuận tiện cho việc tra cứu. Ngoài ra hiện nay phổ biến các phần mềm quản lý ảnh chuyên nghiệp giúp hỗ trợ tối ưu hóa việc sắp xếp, tìm kiếm và chỉnh sửa ảnh. Các phần mềm này đa số có thể vận hành trên hai nền tảng máy tính phổ biến hiện nay là Windows và Macintosh. Một số phần mềm quản lý ảnh thường sử dụng hiện nay là: Picasa (Win/Mac), ACDsee (Win/Mac), Iphoto (Mac), Adobe Bridge (Win/Mac) và Adobe Lightroom (Win/Mac),… Trong nhiều hoàn cảnh, ảnh sẽ có chất lượng cao hơn nếu được xử lý hậu kỳ sau khi chụp. Hầu hết các phần mềm quản lý ảnh ở trên đều có tích hợp thêm các chức năng xử lý ảnh cơ bản như điều chỉnh sáng tối, độ tương phản, màu sắc, cân bằng trắng, độ nét,… Ngoài ra, nếu người sử dụng có nhu cầu chỉnh sửa ảnh nâng cao thì Adobe Photoshop là phần mềm phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong mô tả thực vật người nghiên cứu cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh làm biến dạng hoặc thay đổi các đặc điểm của vật đang mô tả gây ra những thông tin sai lệch trong nghiên cứu. 5.5.
Chia sẻ ảnh
Ảnh thực vật sau khi chụp xong có thể được chia sẻ với cộng đồng những người nghiên cứu khác qua các trang chia sẻ ảnh phổ biến hiện nay như www.flickr.com, www.picasaweb.com; hoặc các mạng xã hội như www.facebook.com; hoặc các diễn đàn chuyên môn thực vật và cây thuốc; hoặc các trang web/blog cá nhân. Việc chia sẻ ảnh qua mạng sẽ giúp cho nhiều người biết đến nghiên cứu của chúng ta hơn, qua đó chúng ta có thể nhận được những bình luận góp ý trong công tác định danh khoa học của cây, công bố 1 loài thực vật mới hoặc ý tưởng chung trong thực hiện một các đề tài nghiên cứu mới.
6. KHÓA XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC 6.1.
GIỚI THIỆU VỀ KHÓA PHÂN LOẠI
Khoá xác định các bậc phân loại dưới dạng như ngày nay lần đầu tiên được Lamark xây dựng trong bộ “Flore Francoise ” vào năm 1779. Bộ khoá này có cấu trúc như sau (Khung 6):
95
Khung 6. Cấu trúc bộ khoá do Lamark xây dựng
Theo khoá này, mỗi đặc điểm của cây được đặt trong một dấu ngoặc đơn, trong đó có chứa một cặp “lời khai” đối nghịch nhau về đặc điểm đó. Mỗi “lời khai” này có thể dẫn đến tên của bậc phân loại cần tìm nếu đã đủ dữ liệu, hay chỉ dẫn đến số hiệu của một cặp khác. Kiểu khoá phân loại hiện đại ngày nay gần giống như khoá của Lamark, trong đó thay cho mỗi dấu ngoặc đơn người ta dùng ký hiệu a, b (Khung 7), hay thậm chí chỉ dùng dấu (-) như trong bộ khoá của Thonner (xem phần dưới). Khung 7. Trích dẫn khoá phân loại trong bộ Note Boom, Revision Symplocaceae (1975), Leiden Botanical Series 1 .... 67a. Intra marginal vein close to margin. Bracts longer than 3 mm.................98. S. sumuntia b. Intra marginal vein far from margin. Bracts shorter than 3 mm .................................. 68 68a. Bracts longer than 1 mm. Calyx tube more than 1 mm high. Calyx limb to c. 1 mm long. Disk glabrous .....................................................................................105. S. viridissima b. Bracts to 1 mm long. Calyx tube to 1 mm long. Calyx limb longer than 1 mm. Disk hairy. ............................................................................................... 51. S. guillanauminii 69a. Leaf index more than 3 .............................................................................. 37. S. disepala b. Leaf index less than 3 ........................................................................ 65. S. megalocarpa 70a. ..... Trong bộ khoá này, đặc điểm số 67 là “vị trí gân mép của lá”, chứa một cặp đối nghịch, bao gồm: 67a: “gần mép lá” và 67 b: “xa mép lá”. Ngoài ra còn một đặc điểm phụ khác là “chiều dài lá bắc”, bao gồm: 67a: “dài hơn 3 mm” và 67b: “ngắn hơn 3 mm”. Các đặc điểm chỉ ra trong 67a đã đủ để xác định loài là Symplocos sumuntia. Đặc điểm 67b chưa đủ dữ liệu để xác định một loài, vì vậy được chỉ dẫn đến đặc điểm tiếp theo (68). Đặc điểm số 69 là “chỉ số lá”, chứa 96
một cặp đối nghịch là “chỉ số lá lớn hơn 3” (69a) và “chỉ số lá nhỏ hơn 3” (69b). Cả hai đặc điểm này đều đủ dữ liệu để xác định loài là Symplocos disepala (69a) và Symplocos megalocarpa (69b). Một kiểu khoá khác, được gọi là “khoá thụt”, trong đó mỗi cặp đặc điểm đối nghịch được đặt thụt một bậc như của bộ khoá trong Flora Malesiana (Khung 8). Khung 8. Trích dẫn khoá phân loại tới loài trong bộ Flora Malesiana 1. Foliar organs conspicuous and numerous at anthesis, divided in to narrowly linear to capillary segments, the ultimate segments bearing apical and often lateral solitary or fasciculate setulae. 2. Turions (winter buds) of tightly clustered modified foliar segments present at the apex of some of the stolons 3. Turions glabrous or at most so. Ultimate foliar segments with minute apical but with or without microscopic lateral setulae ................................................................................................. 22. U. minor 3’. Turions densely setulose. Ultimate foliar segments with ± numerous lateral setulae………………………………………………21. U. australis 2’. Turions not present 4. Primary foliar segments 3 or more semi-verticillate on the stolons usually with hyaline or foliose setulose stipule-like segments at the base. Scales on peduncle absent 5. Peduncle with a whorl of inflated ellipsoid floats some distance above the base. Basal segments of foliar organs hyaline. 6. Floats shortly stipulate with capillary foliar segments at the base .... ………......……………………………………………..20. U. muelleri 6’. Floats shortly stipulate without foliar segments at the base..............................................................................39a-j. U. stellaris 5’. .... (P. Taylor. Lentibulariaceae) 6.2.
MỘT SỐ BỘ KHÓA PHÂN LOẠI THƯỜNG DÙNG
Từ khi Lamark xây dựng bộ khoá phân loại đầu tiên đến nay, các nhà thực vật học trên thế giới đã xây dựng khá nhiều bộ khoá phân loại khác nhau, trong đó có bộ khoá xác định đến các họ thực vật có hoa của Hutchinson (1973); bộ khoá xác định các họ thực vật có hoa của Davies và Cullen (1979), chủ yếu xác định các họ thực vật có hoa ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, vv. 6.2.1. Bộ khoá phân loại của Lecomte H. Ở Việt Nam, nhà thực vật học ngưòi Pháp Lecomte H. đã xây dựng bộ khoá xác định tên khoa học của cây từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Bộ khoá này, được thiết kế theo kiểu “khoá thụt”, có 3 phần: (i) khoá xác định đến họ (bắt đầu từ trang 1), dùng khi ta chưa biết họ của mẫu cần xác định (ii) khoá xác định đến chi (bắt đầu từ trang 27), khi ta đã biết họ của mẫu đó), và (iii) khoá xác định đến loài (không có trong tài liệu thực tập), khi ta đã biết chi của mẫu. 97
Như vậy, ta có thể xác định tên khoa học của mẫu cây thuốc nào đó theo thứ tự 3 bước: xác định họ, xác định chi và xác định loài. Khung 9. Trích dẫn khoá phân loại tới chi của Lecomte H. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) ............. 7. Có đĩa, có cánh hoa, ít nhất trong các hoa đực: 8. Đài hoa đực có tiền khai hoa van hay không rõ rệt nhưng chắc chắn là không lợp. Chỉ có nhị trong dính liền: 9. Vòi chẻ đôi một lần. Cánh hoa mọc đứng. Đài hình mo, rách không đều. Quả to bằng quả óc chó.................................................. Aleurites 9’. Vòi hai lần chẻ đôi. Cánh hoa già gấp khúc .................. Deutzianthus 8’. Đài có tiền khai lợp: 9. Tất cả các nhị dính liền thành một cột ở giữa. Nhị thành 3 vòng: 5+5+5; 6 núm nhuỵ.............................................................. Tritaxis 9’. Nhị ít nhiều dính liền nhau. 8-10 nhị, những cái trong dính liền nhau....... Jatropha 7’. Không có đĩa, không có cánh hoa: 8. Tiền khai hoa lợp ................... ..................................................... Ricinus 8’. Tiền khai hoa van hoặc chắc chắn là không lợp: 9. Nhị liền thành cột. Đài mở sớm. Vòi đính liền một quãng dài. Bầu 520 ô. Nhiều nhị hướng ngoài………………………...................... Hura 9’. Nhị thành cụm trông như cây to ........................................ Homonoia .......... 6.2.2. Bộ khoá phân loại của Thonner Bộ khoá này được xây dựng theo kiểu “khoá trong ngoặc”, trong đó mỗi nhóm đặc điểm được kết thúc bằng bậc phân loại cần xác định hoặc chỉ dẫn đến con số tiếp theo để tra cứu tiếp.
Khung 10. Trích dẫn khoá phân loại tới họ của Thonner 820. 821. 822. 823.
.......... Leaves alternate (lá mọc so le) ......................................................... 822 Leaves opposite (lá mọc đối) ............................................................... 824 Style distinct (vòi nhuỵ phân biệt) ..................................................... 823 Stigma subsessile - New Zealand (gần như không có vòi nhuỵ - cây từ New Zealand) ........................................................... Winteraceae ............
98
6.2.3. Các phần mềm máy tính dùng xác định tới họ MEKA (sẵn có ở Bộ môn Thực vật, trường ĐH Dược Hà Nội): Phần mềm MEKA được Thomas Ducan và Christopher A. Meacham (Phòng tiêu bản Trường ĐH California ở Berkeley) phát triển từ năm 1986. Các phiên bản đầu tiên dựa trên ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal. Có thể sử dụng phần mềm này để xác định tới họ các mẫu cây trên thế giới. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh. Người sử dụng cần khai các đặc điểm quan sát được của mẫu vào máy. Với một số ít đặc điểm, phần mềm sẽ trả lời một danh mục khả năng các họ có thể. Càng khai chi tiết thì phần mềm sẽ đưa ra số họ ít đi cho đến khi chỉ còn một họ duy nhất, nếu có đủ dữ liệu. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR - Việt Nam) đã thử nghiệm xây dựng một cơ cở dữ liệu dựa trên phần mềm Microsoft Access để xác tra cứu nhanh các họ cây ở Việt Nam.
99
PHỤ LỤC DANH MỤC 150 CÂY THUỐC CẦN NHỚ TÊN KHOA HỌC (Xếp theo thứ tự tiến hóa của các họ, được đánh dấu theo bài) Họ
Tên Việt Nam
Tên khoa học
1. 2. 3. 4. 5. 6.
POLYPODIACEAE
Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J. Sm. Cibotium barometz (L.) Sm. Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook. Platycladus orientalis (L.) Franco Michelia alba DC.
7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21.
ANNONACEAE
22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31.
PAPAVERACEAE
CUCURBITACEAE
Cốt toái bổ Cẩu tích Kim giao Sa mu Trắc bách Ngọc lan hoa trắng Móng rồng Nhục đậu khấu Đại hồi Long não Quế Hoa sói Giấp cá Lá lốt Sen Hoàng đằng Dây kí ninh Dây đau xương Bình vôi Ô đầu Hoàng liên Trung Quốc Thuốc phiện Rau sam Sài hồ nam Cỏ xước Mào gà trắng Hà thủ ô đỏ Đại hoàng Đỗ trọng Lạc tiên Gấc
BRASSICACEAE
Qua lâu Bạch giới tử
32. 33.
DICKSONIACEAE PODOCARPACEAE TAXODIACEAE CUPRESSACEAE MAGNOLIACEAE
MYRISTICACEAE ILLICIACEAE LAURACEAE CHLORANTHACEAE SAURURACEAE PIPERACEAE NELUMBONACEAE MENISPERMACEAE
RANUNCULACEAE
PORTULACACEAE CARYOPHYLLACEAE AMARANTHACEAE POLYGONACEAE EUCOMMIACEAE PASSIFLORACEAE
100
Artabotrys hexapetalus (L.f.) Bhandari Myristica fragrans Houtt. Illicium verum Hook.f. Cinnamomum camphora (L.) Presl Cinnamomum cassia Presl Chloranthus spicatus (Thunb.) Makino Houttuynia cordata Thunb. Piper lolot C.DC. Nelumbo nucifera Gaertn. Fibraurea tinctoria Lour. Tinospora crispa (L.) Miers ex Hook.f. Tinospora sinensis (Lour.) Merr. Stephania glabra (Roxb.) Miers Aconitum carmichaeli Debx. Coptis chinensis Franch. Papaver somniferum L. Portulaca oleracea L. Polycarpaea arenaria (Lour.) Gagnep. Achyranthes aspera L. Celosia argentea L. Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Rheum palmatum L. Eucommia ulmoides Oliv. Passiflora foetida L. Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng Trichosanthes kirilowii Maxim. Sinapis alba L.
34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55. 56. 57. 58. 59. 60. 61. 62. 63. 64. 65. 66. 67. 68. 69. 70. 71. 72. 73.
Họ
Tên Việt Nam
Tên khoa học
MALVACEAE
Cối xay Bố chính sâm Ké hoa đào Mỏ quạ Dâu tằm Gai Khổ sâm Cỏ sữa lá nhỏ Phèn đen Chó đẻ răng cưa Sơn tra Kim anh Mâm xôi Ổi Sim Tô mộc Thảo quyết minh Ba chẽ
Abutilon indicum (L.) Sweet Hibiscus sagittifolius Kurz. Urena lobata L. Maclura cochinchinenis (Lour.) Corner. Morus alba L. Boehmeria nivea (L.) Gaud. Croton tonkinensis Gagnep. Euphorbia thymifolia L. Phyllanthus reticulatus Poir. Phyllanthus urinaria L. Malus doumeri (Bois. ) A. Chev. Rosa laevigata Michx. Rubus alceaefolius Poir. Psidium guajava L. Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk. Caesalpinia sappan L. Senna tora (L. ) Roxb. Dendrolobium triangulare (Retz.) Schindler Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. Erythrina variegata L. Lablab purpureus (L.) Sweet Pueraria thomsonii Benth. Styphnolobium japonicum (L.) Schott Dimocarpus longan Lour. Citrus reticulata Blanco Clausena dunniana H.Lév. et Fedde Phellodendron amurense Rupr. Tribulus terrestris L. Mangifera indica L. Taxillus gracilifolius (Schult.) Ban Ziziphus mauritiana Lamk. Elaeagnus latifolia L. Leea rubra Blume ex Spreng. Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr. Panax pseudo - ginseng Wall. Schefflera spp. Angelica dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook. Angelica sinensis (Oliv.) Diels. Centella asiatica (L.) Urb. Lonicera japonica Thunb.
MORACEAE URTICACEAE EUPHORBIACEAE
ROSACEAE
MYRTACEAE FABACEAE
APIACEAE
Kim tiền thảo Vông nem Bạch biển đậu Sắn dây Hoa hoè Nhãn Quít Dâm hôi Hoàng bá Bạch tật lê Xoài Tang ký sinh Táo ta Nhót Gối hạc Ngũ gia bì gai Tam thất Chân chim Bạch chỉ
CAPRIFOLIACEAE
Đương quy Rau má Kim ngân
SAPINDACEAE RUTACEAE
ZYGOPHYLLACEAE ANACARDIACEAE LORANTHACEAE RHAMNACEAE ELAEAGNACEAE LEEACEAE ARALIACEAE
101
74. 75. 76. 77. 78. 79. 80. 81. 82. 83. 84. 85. 86. 87. 88. 89. 90. 91. 92. 93.
Họ
Tên Việt Nam
Tên khoa học
DIPSACACEAE
Tục đoạn Mã tiền Dành dành Ba kích Mơ tam thể Câu đằng Long đởm thảo Sữa Ba gạc bốn lá Thông thiên Vằng Cà độc dược Xạ đen Nhân trần Sinh địa
Dipsacus japonicus Miq. Strychnos nux-vomica L. Gardenia angusta (L.) Merr. Morinda officinalis How. Paederia foetida L. Uncaria spp. Gentiana loureiroi (D.Don) Griseb. Alstonia scholaris (L.) R.Br. Rauvolfia tetraphylla L. Thevetia peruviana (Pers.) K. Schum. Jasminum subtripliverve Blume Datura metel L. Ehretia asperula Zoll. et Mor. Adenosma caerulea R.Br. Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Fisch. et C.A.Mey. Scoparia dulcis L. Scrophularia buergeriana Miq. Oroxylum indicum (L.) Vent. Plantago major L. Andrographis paniculata (Burm.f.) Wall. ex Nees Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk. Clerodendrum petasites (Lour.) Moore Vitex trifolia L. Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng. Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. Leonurus japonicus Houtt. Mentha arvensis L. Ocimum gratissimum L. Perilla frutescens (L.) Britt. Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Prunella vulgaris L. Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf. Artemisia vulgaris L. Chrysanthemum indicum L. Eclipta prostrata (L.) L. Eupatorium fortunei Turcz. Lactuca indica L. Pluchea indica (L.) Less. Siegesbeckia orientalis L.
LOGANIACEAE RUBIACEAE
GENTIANACEAE APOCYNACEAE
OLEACEAE SOLANACEAE BORAGINACEAE SCROPHULARIACEAE
BIGNONIACEAE PLANTAGINACEAE ACANTHACEAE
94. 95. 96. 97. 98. 99. 100. 101. 102. 103. 104. 105. 106. 107. 108. 109. 110. 111. 112.
Cam thảo đất Huyền sâm Núc nác Mã đề Xuyên tâm liên Xuân hoa
VERBENACEAE LAMIACEAE
CAMPANULACEAE ASTERACEAE
Bạch đồng nữ Mạn kinh Húng chanh Kinh giới Ích mẫu Bạc hà Hương nhu trắng Tía tô Hoắc hương Hạ khô thảo Đẳng sâm Ngải cứu Cúc hoa Nhọ nồi Mần tưới Bồ công anh Cúc tần Hy thiêm
102
Họ
Tên Việt Nam
Tên khoa học
113. 114. 115. 116. ALISMATACEAE
Sài đất Ké đầu ngựa Actisô Trạch tả
117. IRIDACEAE 118. 119. ALOACEAE 120. AMARYLLIDACEAE
Rẻ quạt Sâm đại hành Lô hội Trinh nữ hoàng cung Mạch môn Thiên môn đông Bồng bồng Huyết giác Huyết dụ Thổ phục linh Kim cang Củ mài Tỳ giải Bách bộ Hồi đầu thảo Sâm cau Thảo quả Sa nhân Nghệ vàng Nghệ đen Gừng Đăng tâm thảo Củ gấu Thài lài tía Ý dĩ Mần trầu Cỏ tranh Sả Cau Móc Dứa dại Thiên niên kiện Bán hạ Thạch xương bồ
Wedelia chinensis (Osbeck) Merr. Xanthium inaequilaterum DC . Cynara scolymus L. Alisma plantago-aquatica L. var. orientale (Sammuels) Juzep. Belamcanda chinensis (L.) DC. Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb. Aloe vera L. Crinum latifolium L.
121. 122. 123. 124. 125. 126. 127. 128. 129. 130. 131. 132. 133. 134. 135. 136. 137. 138. 139. 140. 141. 142. 143. 144. 145. 146. 147. 148. 149. 150.
CONVALLARIACEAE ASPARAGACEAE DRACAENACEAE ASTELIDACEAE SMILACACEAE DIOSCOREACEAE STEMONACEAE TACCACEAE HYPOXYDACEAE ZINGIBERACEAE
JUNCACEAE CYPERACEAE COMMELINACEAE POACEAE
ARECACEAE PANDANACEAE ARACEAE ACORACEAE
103
Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker Gawl. Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. Dracaena angustifolia Roxb. Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep. Cordyline fruticosa (L.) Gӧpp. Smilax glabra Wall. ex Roxb. Smilax sp. Dioscorea persimilis Prain et Burkill Dioscorea tokoro Makino Stemona tuberosa Lour. Tacca plantaginea (Hance) Dreth Curculigo orchioides Gaertn. Amomum aromaticum Roxb. Amomum villosum Lour. Curcuma longa L. Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe Zingiber officinale Rosc. Juncus effusus L. Cyperus rotundus L. Commelina communis L. Coix lachryma-jobi L. Eleusine indica (L.) Gaertn. Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Cymbopogon spp. Areca catechu L. Caryota mitis Lour. Pandanus tonkinensis Mart. ex Stone Homalomena occulta (Lour.) Schott Typhonium trilobatum (L.) Schott. Acorus gramineus Soland.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Bộ Y tế (1999), Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ IV, NXB Y học. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, NXB Nông nghiệp. Clive A. Stace (1989), Plant Taxonomy and Biosystematics, Cambridge University Press. Dianne Bridson, Leonard Forman (1992), The Herbarium Handbook, Royal Botanic Gardens, Kew. E.F. De Vogel (1987), Manual of Herbarium Taxonomy - Theory and Practice, UNESCO, MAB. Gary J. Martin (1997), Ethnobotany, Chapman & Hall. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam (quyển I, II, III), NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh. Katherine Esau (1979), Giải phẫu thực vật (người dịch: Phạm Hải), NXB Khoa học Kỹ thuật. Trần Công Khánh (1980), Kỹ thuật hiển vi dùng trong nghiên cứu thực vật và dược liệu, NXB Khoa học kỹ thuật. Trần Công Khánh (1981), Thực tập hình thái và giải phẫu thực vật, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Lecomte H. (1905-1952, Flore Générale de l'Indochine, tome 1-7, Paris. R. Geesink, A.J.M. Ridsdale, J.F. Veldkamp (1981), Thonner’s analytical key to the families of flowering plants, PUDOC & Leiden University Press. Samuel B. Jones, Arlene E. Luchsinger (198), Plant Systematics, MCGRAWHILL Book Company.