BIỆN PHÁP THI CÔNG
PHẦN I TỦ ĐIỆN TRUNG THẾ
PHẦN II MÁY BIẾN ÁP
PHẦN III MÁY PHÁT ĐIỆN
PHẦN IV BỘ TỰ ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI NGUỒN
PHẦN V TỦ ĐIỆN,THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT
PHẦN VI MÁNG CÁP, ỐNG LUỒN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN
PHẦN VII ĐÈN CHIẾU SÁNG, Ổ CẮM VÀ CÔNG TẮC
PHẦN VIII HỆ THỐNG NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT
PHẦN I: TỦ ĐIỆN TỔNG THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT
A. Trước khi lắp đặt
1. Đệ trình bản vẽ chi tiết lắp đặt
2. Đệ trình catalogue các vật tư, thiết bị được sử dụng trong quá trình chế
tạo tủ điện. Đệ trình vật tư mẫu nếu có yêu cầu của chủ đầu tư.
3. Đệ trình phương án vận chuyển, bảo quản trước khi lắp đặt, quá trình lắp
đặt và biện pháp bảo quản sau khi lắp đặt.
B. Quá trình lắp đặt
Trước khi lắp đặt phải dọn dẹp mặt bằng và tiến hành vệ sinh khu vực,
lắp đặt biển báo KHU VỰC THI CÔNG.
Đánh dấu vị trí lắp đặt tủ điện và các đường cáp vào/ ra tủ điện trên
mặt bằng bằng mực phát quang hoặc loại mực có màu sắc tương phản với màu
sắc của tường và sàn nhà.
Đổ bệ móng cho tủ điện trung thế với vật liệu thích hợp.
Thực hiện việc khoan và lắp đặt hệ thống giá đỡ cho hệ thống đường
dẫn cáp vào/ ra tủ.
Lắp đặt hệ thống đường dẫn cáp và cân chỉnh theo cao độ qui định
trong bản vẽ.
Kiểm tra sự phù hợp theo catalogue và đơn đặt hàng của tủ điện khi nó
được vận chuyển đến công trường.
Vận chuyển tủ điện trung thế đến nơi lắp đặt bằng phương pháp thích
hợp:
Dùng các phương tiện như con lăn, thanh ray, xe cần cẩu, xe nâng, tời
kéo, con đội, ...
Lắp đặt cố định tủ trung thế và kết nối hệ đường dẫn cáp với tủ.
Làm vệ sinh bên trong và bên ngoài tủ.
Đo trị số điện trở cách điện và tính thông mạch của các đường dây
điện và cáp điện trước khi tiến hành đấu nối vào tủ. Ghi lại các trị số
đo được vào các biểu mẫu đã được ban hành.
Thực hiện việc đấu nối cáp điện.
C. Sau khi lắp đặt
Dùng máy hút bụi, máy thổi khí nén làm vệ sinh tủ. Kiểm tra lại một lần nữa
các mối nối về độ cứng chắc của bu-lon, cách điện của đầu cáp, màu sắc và
bảng số đánh dấu cáp.
Bao che tủ điện chống bụi bặm và va chạm cơ học.
PHẦN II: MÁY BIẾN ÁP
I. Yêu cầu kỹ thuật:
– Công suất của máy biến áp (mba) được sản xuất trong nước.
Sđm ( Stt
Trong đó: Sđm: là công suất định mức của mba cần chọn
Stt : là công suất tính tóan của phụ tải.
– Công suất máy biến áp ngọai nhập phải xét đến hệ số hiệu chỉnh
nhiệt độ :
Sđm( Stt/Khc
Trong đó: Khc: là hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ
o Đối với các MBA làm việc ở những nơi có nhiệt độ trung bình hàng
năm ((tb) lớn hơn 5(C , thì Khc được tính như sau :
Khc=1- ((tb-5)/100
o Khi môi trường đặt máy có nhiệt độ cực đại lớn hơn 35(C , thì ta
phải hiệu chỉnh thêm một lần nữa:
Khc=[1- ((tb-5)/100][1-((cđ-35)/100]
Ở đây : 35(C((cđ(45(C
– Điện trở tiếp đất cho trạm biến áp không được lớn hơn 4( (theo
tiêu chuẩn Việt Nam)
II. Qui định chung khi lắp đặt:
– Phải có thông gió cho phòng MBA
– Phòng đặt MBA & tủ phân phối hạ áp nên tách riêng 2 phòng . Nếu
đặt chung thì MBA phải được che chắn cách ly (có thể bằng lưới
mắc cáo) và có cửa khóa riêng.
– Kiểm tra bệ móng & định vị các bulong phù hợp để đưa MBA vào vị
trí và xiết cố định .
– Các đồng hồ chỉ thị mức dầu , role hơi , van giảm áp phải nhìn
thấy được để theo dõi vận hành .
– Vệ sinh MBA sạch sẽ.
III. Qui cách lắp đặt:
a) Máy biến áp lắp đặt ngòai trời: (để tham khảo)
Chi tiết lắp đặt sứ cách điện:
1. INSULATOR Sứ cách điện
2. connecting bolt Ty sứ
3. cap
Chóp
sứ
4. arcing horn
Chống
sét sửng
5. gasket Gioăng chóp
6. separator Ngạnh ty sứ
7. gasket Gioăng chân sứ
8. hexagon nut Ecu hãm chống sét
9. hexagon nut Ecu ty sứ
10. plain washer Vòng đệm
11. spring washer Đệm vênh
12. hexagon nut Ecu chân sứ
13. plain washer Vòng đệm chân sứ
14. clamp suppor ring Vòng ôm chân sứ
15. clamp Kẹp sứ
" 10kV " "
" 22kV " "
" 35kV " "
"HIGH VOLTAGE "DISTANCE OF ARCING HORN © "
LỌAI TRUNG THẾ
1. INSULATOR UPPER PART - Sứ cách điện phần trên
2. INSULATOR LOWER PART - Sứ cách điện phần dưới
3. CONNECTING BOLT - Ty sứ
4. CAP - Chóp sứ
5. RING - Vòng đệm gioăng chóp sứ
6. CONNECTING FLANGE - Đầu nối
7. GASKET - Gioăng chóp sứ
8. GASKET - Gioăng đỡ chóp sứ
9. GASKET - Gioăng chân sứ
10. SEPARATOR - Gioăng đệm sứ
11. 1SEPARATOR - Gioăng đệm sứ 2
12. PLAIN WASHER - Vòng đệm
13. HEXAGON NUT - Ecu ty sứ
14. SPRING WASHER - Vòng đệm vênh
15. TIGNTENING BOLT - Ecu bắt đầu lên sứ
16. LỌAI HẠ THẾ
b) Máy biến áp lắp đặt trong nhà:
PHẦN III: MÁY PHÁT ĐIỆN
Trước khi lắp đặt
1. Đệ trình catalogue máy phát điện, các thiết bị trong hệ thống giải nhiệt
bằng cooling towers như : tháp, bơm, ống, van, … kích thước và chi tiết
bệ móng (nếu cú).
2. Đệ trình bản vẽ chi tiết lắp đặt, bản vẽ xây dựng bệ móng máy, phòng
máy.
3. Đệ trình phương án vận chuyển máy phát điện. Dự trù số lượng nhân công
tham gia và lượng vật tư phụ cần thiết, thời điểm tiến hành công việc và
thời khoảng hoàn thành.
4. Chuẩn bị mặt bằng, vệ sinh sơ bộ, kiểm tra các điều kiện thông thoáng,
ánh sáng, cách âm, nhiệt độ, ...
Quy trìnhh lắp đặt
1. Đánh dấu vị trí bệ móng máy và mương cáp trên mặt bằng.
2. Đánh dấu đường dẫn cáp và khoan, gắn giá đỡ.
3. Kiểm tra sơ bộ sự phự hợp của máy phát điện so với catalogue, đơn đặt
hàng.
4. Vận chuyển và lắp đặt máy phát điện bằng các phương pháp dựng tời kẹp,
xe cẩu, ...
5. Kiểm tra vị trí của máy phát điện trên bệ. Lắp đặt thiết bị chống rung
động nếu có. Cố định máy phát điện vào bệ máy.
6. Lắp đặt hệ thống đường dẫn cáp.
7. Tiến hành kéo cáp nếu điều kiện cho phù hợp.
8. Lắp đặt hệ thống dẫn dầu.
9. Lắp đặt hệ thống dẫn nước giải nhiệt.
10. Lắp đặt hệ thống khó xả.
11. Lắp đặt hệ thống cách âm.
12. Nối kết các hệ thống dẫn dầu, nước giải nhiệt, khó xả, ... vào máy phát
điện.
13. Đo trị số điện trở cách điện và tính thông mạch của các đường cáp điện.
Ghi trị số vào biểu mẫu.
14. Tiến hành đấu nối đường cáp điện vào máy phát điện.
15. Dọn dẹp, vệ sinh khu vực thi cụng. Lắp đặt bảng biểu cảnh báo. Nhất
thiết phải có biển MÁY PHÁT ĐIỆN CÓ THỂ KHỞI ĐỘNG BẤT KỲ LÚC NÀO KHÔNG
BÁO TRƯỚC.
Sau khi lắp đặt
1. Mời các nhân viên kỹ thuật của nhà cung cấp, nhà sản xuất máy phát điện
đến công trường để kiểm tra thực tế lắp đặt thiết bị đó tuân thủ đúng
theo những yêu cầu, chỉ dẫn của nhà sản xuất hũng bảo đảm cho điều kiện
bảo hành sản phẩm.
2. Tiến hành chạy thử không tải và hoà đồng bộ các máy phát điện với nhau.
Sau đó cho mang tải và tăng dần từ 0 đến 100% tải. Ghi lại các thông số
theo chu kỳ thời gian và biểu mẫu do nhà sản xuất yêu cầu và cung cấp
hoặc các biểu mẫu theo tiêu chuẩn của nhà thầu.
PHẦN IV: BỘ TỰ ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI NGUỒN
A. Mô tả
Bộ tự động chuyển đổi nguồn (ATS) thực hiện việc phối hợp việc cung
cấp nguồn điện chính (Nguồn lưới) và nguồn dự phòng (Nguồn máy
phát) để cung cấp điện cho công trình ổn định và đạt thời gian mất
điện ngắn nhất.
Hệ thống được điều khiển bởi bộ điều khiển trung tâm có khả năng
điều chỉnh được các thông số thời gian để phù hợp với yêu cầu sử
dụng.
Thời gian khởi động máy phát từ khi mất điện.
Thời gian duy trì sử dụng nguồn máy phát khi có điện lưới trở
lại.
Thời gian duy trì hoạt động của máy phát khi đã chuyển về nguồn
lưới.
1. Hệ thống có thể thực hiện các báo lỗi về sự cố của nguồn điện lưới
và nguồn máy phát.
2. Trong trường hợp được yêu cầu có thể lập biểu đồ làm việc để thực
hiện
Đảo nguồn theo thời gian.
Đảo nguồn theo sự cố mất điện.
3. Khả năng truyền tín hiệu báo trạng thái làm việc về phòng quản lý
trung tâm.
B. Quá trình lắp đặt
1. Trước khi lắp đặt
Đệ trình Catalogue thiết bị điện, thiết bị điều khiển, vật tư để
chế tạo tủ điện
Đệ trình bản vẽ nguyên lý, bản vẽ chế tạo và nguyên lý vân
hành.
2. Quá trình lắp đặt
Chế tạo tủ điện , lắp thiết bị tại phân xưởng .
Lập trình, kiểm tra và vận hành mô phỏng tại xưởng.
Lắp đặt tủ điện, cáp điện ở công trường kết hợp với máy phát và
máy biến thế.
Đấu nối các đường cáp tín hiệu, nguồn liên tục cho ATS.
3. Sau khi lắp đặt
Vê sinh các đường cáp, mương cáp.
Kiểm tra các mối đấu nối.
Kiểm tra thông mạch và đo cách điện các tuyến cáp.
Vận hành thử nghiệm không tải, điều chỉnh các thông số cần
thiết.
Kết hợp làm việc với máy phát và máy biến thế.
Hướng dẫn vận hành và bàn giao hệ thống.
PHẦN V: TỦ ĐIỆN, THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT
D. Trước khi lắp đặt
4. Đệ trình bản vẽ chi tiết lắp đặt
5. Đệ trình catalogue các vật tư, thiết bị được sử dụng trong quá trình chế
tạo tủ điện. Đệ trình vật tư mẫu nếu có yêu cầu của chủ đầu tư.
6. Đệ trình phương án vận chuyển, bảo quản trước khi lắp đặt, quá trình lắp
đặt và biện pháp bảo quản sau khi lắp đặt.
E. Quá trình lắp đặt
Trước khi lắp đặt phải dọn dẹp mặt bằng và tiến hành vệ sinh khu vực,
lắp đặt biển báo KHU VỰC THI CÔNG.
Đánh dấu vị trí lắp đặt tủ điện và các đường cáp vào/ ra tủ điện trên
mặt bằng bằng mực phát quang hoặc loại mực có màu sắc tương phản với màu
sắc của tường và sàn nhà.
Đổ bệ móng cho các tủ điện đặt trên sàn với vật liệu thích hợp.
Thực hiện việc khoan và lắp đặt hệ thống giá đỡ cho hệ thống đường
dẫn cáp vào/ ra tủ.
Lắp đặt hệ thống đường dẫn cáp và cân chỉnh theo cao độ qui định
trong bản vẽ.
Kiểm tra sự phù hợp theo catalogue và đơn đặt hàng của tủ điện khi nó
được vận chuyển đến công trường.
Vận chuyển tủ điện đến nơi lắp đặt bằng phương pháp thích hợp:
a. Đối với tủ điện đặt trên sàn, dùng các phương tiện như con lăn,
thanh ray, xe cần cẩu, xe nâng, tời kéo, con đội, ...
b. Đối với tủ điện loại treo tường, thường là có kích thước nhỏ và
trọng lượng bé nên có thể dùng xe nâng, giá đỡ, sức người, ... để lắp
đặt vào vị trí.
Lắp đặt cố định tủ và kết nối hệ đường dẫn cáp với tủ.
Làm vệ sinh bên trong và bên ngoài tủ.
Đo trị số điện trở cách điện và tính thông mạch của các đường dây
điện và cáp điện trước khi tiến hành đấu nối vào tủ. Ghi lại các trị số đo
được vào các biểu mẫu đã được ban hành.
Thực hiện việc đấu nối cáp và dây điện.
F. Sau khi lắp đặt
Dùng máy hút bụi, máy thổi khí nén làm vệ sinh tủ. Kiểm tra lại một lần nữa
các mối nối về độ cứng chắc của bu-lon, cách điện của đầu cáp, màu sắc và
bảng số đánh dấu cáp.
Bao che tủ điện chống bụi bặm và va chạm cơ học.
PHẦN VI: MÁNG –ỐNG DÂY VÀ CÁP ĐIỆN
A. Trước khi lắp đặt
1. Đệ trình bản vẽ lắp đặt, bao gồm bản vẽ mặt bằng, mặt dựng, mặt cắt
và các chi tiết lắp đặt cần thiết.
2. Đệ trình các vật tư mẫu hoặc catalogue các loại dây và cáp, vật tư
của hệ đường dẫn cáp.
3. Qui định chung:
1. Màu cáp:
Màu các pha dẫn thông thường : đỏ , xanh , vàng.
Màu cho dây trung tín : đen.
Màu cho dây tiếp địa an tòan : xanh/vàng,hoặc có thể dùng xanh
lá.
2. Dây cáp điện phải được sắp xếp , đánh dấu theo tuyến rõ ràng dễ bảo
trì.
3. Dùng dây rút cáp để giữ cáp.
B. Quá trình lắp đặt
1. Đánh dấu bằng mực phát quang hoặc mực có màu sắc tương phản với
tường, trần, sàn nhà.
2. Lắp đặt hệ thống giá đỡ cho hệ đường dẫn cáp.
3. Lắp đặt hệ thống đường dẫn cáp. Cân chỉnh theo cao độ và cố định
chắc chắn. Kiểm tra và làm vệ sinh bên trong hệ đường dẫn cáp để
chắc chắn rằng bề mặt kéo cáp và dây điện là trơn nhẵn. Việc lắp
đặt các co khủy, ngã rẽ, giảm cấp của hệ thống khay cáp, thang cáp,
máng cáp phải tuân thủ qui định về bán kính cong tối thiểu để việc
kéo cáp và dây điện được dễ dàng.
4. Đối với hệ thống dẫn dây điện bằng ống uPVC, cần phải sử dụng keo
dán ở các mối ghép nối khi chôn trong sàn bê-tông hoặc đặt âm trong
tường. Các co, khủy phải có góc uốn nhỏ hơn 45 độ, trong trường hợp
cần phải đạt góc uốn lớn hơn, cần phải uốn ống ở nhiều điểm khác
nhau trên ống. Tổng số lượng các góc uốn phải nhỏ hơn 3 góc 90 độ
giữa 2 điểm ra dây.
5. Tiến hành kéo dây và cáp theo từng phụ tải và sắp xếp có thứ tự
tong máng cáp, khay cáp, tránh trường hợp chồng chéo hoặc xoắn vào
nhau.
6. Quy cách lắp đặt cáp:
a. Lắp đặt trên thang cáp:
(Tham khảo hình trang bên)
b. Lắp đặt trong trunking
c. Lắp đặt trong ống điện (nổi hoặc âm)
d. Lắp đặt cáp ngầm:
C. Sau khi lắp đặt
1. Nhất thiết phải đo trị số điện trở cách điện và tính thông mạch của
dây và cáp trước khi thực hiện việc đấu nối dây vào thiết bị và tủ
điện.
2. Vệ sinh và đậy kín hệ thống đường dẫn cáp ở các nơi có người xâm
nhập và các trục đứng xuyên tầng.
PHẦN VII: ĐÈN CHIẾU SÁNG - Ổ CẮM – CÔNG TẮC
A. Trước khi lắp đặt
1. Đệ trình bản vẽ lắp đặt, bao gồm bản vẽ mặt bằng, mặt dựng, mặt cắt
và các chi tiết lắp đặt cần thiết.
4. Đệ trình các vật tư mẫu hoặc catalogue các loại đèn chiếu sáng - ổ
cắm – công tắc, vật tư phụ, ...
B. Quá trình lắp đặt
7. Đánh dấu bằng mực phát quang hoặc mực có màu sắc tương phản với
tường, trần, sàn nhà.
8. Lắp đặt hệ thống giá đỡ hộp âm tường, mặt nạ, . . ..
9. Tiến hành đấu nối đầu dây vào từng vật tư, thiết bị.
C. Sau khi lắp đặt
1. Nhất thiết phải đo trị số điện trở cách điện .
Vệ sinh và đậy kín từng vật tư, thiết bị ở các nơi có người xâm nhập
và các trục đứng xuyên tầng.
PHẦN VIII: HỆ THỐNG NỐI ĐẤT – CHỐNG SÉT
I) Nối đất trung tính
A. Trước khi lắp đặt
Thực hiện khảo sát công trình để xác định loại đất ở công trình
các đặc tính về độ ẩm độ pH và mực nước ngầm, để chọn hình thức nối
đất và số cọc cần thiết cho hệ thống.
Đệ trình bản vẽ chi tiết lắp đặt .
Đệ trình catalogue vật tư lắp đặt, vật tư mẫu nếu được yêu cầu.
B. Quá trình thi công
Thu dọn hiện trường thi công, làm dấu và xác định vị trí các cọc.
Xác định độ sâu cần thiết phải đóng cọc.
Kết nối các cọc thành mạng bằng dây đồng trần
Kiểm tra các mối nối , mối hàn, làm các hố bê tông để kiểm tra và
đo đạc.
Kết nối vào tủ điện tổng.
Làm các nhãn hiệu trên thanh cái nối đất.
C. Sau khi lắp đặt
Đo và kiểm tra điện trở nối đất.
Tìm biện pháp khắc phục trong trường hơp điện trở nối đất chưa đạt
có thể tăng thêm số cọc hoặc dùng hoá chất để thay đổi điện trở
suất của đất.
Làm sạch và đậy nắp các hố kiển tra.
Nối đất cho hệ chống sét
Được thực hiện độc lập và cách ly với hệ thống nối đất trung tính.
Quá trình thi công được thực hiện tương tự cho hệ nối đất trung
tính.
-----------------------