(Tổng hợp từ: http://www.hocbida.com)
1. ĐỘNG LỰC ĐỂ TÂP BIDA SƠ CẤP Sơ cấp tuy có vẻ đơn giản nhưng đây chính là 1 trong các giai đoạn khó chịu nhất của người tập bida, với tính chất nhàm chán bởi sự lặp đi lặp lại hằng ngày chỉ 1, 2 thế bi như vậy rất dễ đánh gục bất cứ cơ thủ nào thiếu kiên nhẫn và ít đam mê. Nhưng nếu ko vượt qua khoảng thời gian này về sau bạn sẽ bị dừng lại ở một mức độ nào đó, mình xin nêu vài điểm cần chú ý để mọi người có hứng thú tập tốt bước khởi đầu này: 1/ Sơ cấp được dành cho người mới bắt đầu bởi nó giúp sửa mọi thứ về cơ bản cho tốt, ví dụ: _ Tư thế đứng: nếu đứng sai tư thế rất dễ làm cú đánh bị lệch hướng, không phát đủ lực cần thiết, không cung cấp đủ độ xoáy cho bi chủ nhất là trong các cú trô kéo, đè ép bi,.....giả sử bạn bỏ qua giai đoạn này về sau vẫn đánh được, vẫn đi nhiều điểm nhưng sẽ có cảm giác khó khăn hơn người đã có tư thế hoàn chỉnh, cũng giống như đá bóng, chạy điền kinh, ......nếu tư thế xuất phát sai sẽ dẫn đến kết quả không như ý. _ Cách cầm cơ: cầm nhẹ nhàng thả lỏng tay, chỉ khi đánh đầu cơ bắt đầu tiếp xúc với bi mới siết nhẹ tay cho đến khi mũi cơ qua khỏi bi. Rất nhiều người chơi có thói quen gồng cứng người, bóp chặt cơ vì nghĩ như vậy sẽ chắc chắn hơn, chỉ mỗi điểm này cũng đủ để bạn đứng cơ 1 thời gian rất dài có khi đến chục năm. _ Cách phát lực: khi tập sơ cấp bạn sẽ làm quen với cách phát lực của trô kéo, đẩy, tán khi đánh 1 băng, tập thành thạo các loại lực này bạn sẽ có tất cả các cú đánh về sau. _ Cách ngắm bi: làm quen với các góc độ bi, canh dày mỏng bao nhiều phần, lúc không để ephe thì sao mà có ephe thì thế nào, nếu ngắm bi không chuẩn xác sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong khi tập điều bi sau này. _ Ephe: tất cả các cú đánh của sơ cấp đều có thể giúp người mới làm quen với nhiều kiểu để ephe, thuận nghịch, cao thấp,…… 2/ Bạn có thể đi cơ 30-50 nếu hoàn thiện sơ cấp: _ Tất cả các thế bi của sơ cấp đều có thể được ứng dụng vào thực tế, ngoài trừ những đường bi khó của bida cao cấp thì các thế bi thông thường khi thi đấu đều giống 90% các hình bi của sơ cấp. _ Không phải cứ đánh trúng vài lần 1 thế bi thì bạn đã hoàn thành nó, khi sắp bi đánh 1 mình tâm lý thoải mái, không áp lực gì bạn sẽ đánh chính xác hơn nhưng trên thực tế muốn áp dụng được trong thi thố bạn phải tập đến khi nó trở thành 1 phản xạ dù là đúng hình bi hay chỉ là tương tự, khi xử lý trung cấp sẽ có rất nhiều thế bi giống tương tự các hình đã tập trong sơ cấp thành ra nếu tập không đủ chỉ cần xê dịch 1 quả bi bạn đã có thể đánh hỏng. _ Nếu tập đủ mức độ cần thiết khi đánh thực tế sẽ dễ nhìn ra đường nào gom bi được, đây là hình bi gì, cần phải đánh ra sao, ephe thế nào……..Từ đó bạn dễ dàng đi được nhiều điểm.Nhưng cái quan trọng là bạn có tập đến mức được gọi là đủ hay không….
3/ Bạn có thể tự tập luyện để tiến bộ mà không cần nhiều sự chỉ dẫn: Thực tế cho thấy bạn chỉ cần đến người hướng dẫn khoảng 1 năm, khi hoàn thành hết sơ cấp (thật sự hoàn chỉnh) lúc đó bạn đã có đủ kiến thức cần thiết để tự nghiên cứu, cập nhật đường bi, cách đánh thông qua việc xem video, xem người giỏi hơn thi đấu, đọc sách,……Vì vậy mà mỗi người đều có lối đánh của riêng họ, sau khi học tốt sơ cấp ai cũng có thể chọn ra kiểu đánh ưa thích nhất…………
2. TƯ THẾ ĐỨNG, CÁCH CẦM CƠ, HƯỚNG MẮT NHÌN, RA CƠ Do đã có khá nhiều tư liệu nói về vấn đề cơ bản này nên tôi xin phép không nói đến nó nhiều nữa, ở đây tôi chỉ tóm tắt lại các điều cần lưu ý để người chơi có sự chuẩn bị tốt cho một cú đánh. 1/ Tư thế đứng Day học Bida : Tuy đã có lý thuyết chung về thế đứng của môn bida này nhưng trên thực tế cách đứng của người chơi lại rất ít khi giống nhau, điều này có thể giải thích do cơ thể mỗi người mỗi khác hay do điều kiện của các hoạt động thường ngày hoặc trước đó. Có người tập võ thuật lâu năm đến khi chơi bida lại đứng theo kiểu xoạc chân ngang, người thì thường ngày làm công việc dùng sức kéo nhiều nên cầm cơ lại đứng với khoảng cách 2 chân trước sau quá rộng, cũngcó nhiều người đứng gần như thẳng toàn thân nhưng lại điều khiển bi rất tuyệt vời….. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì tư thế đứng đúng cách luôn hình thành bằng cách đứng thẳng lưng, một chân bước lên với góc khoảng 30 độ, chân còn lại xoay hướng ra ngoài, tay cầm cơ thẳng góc với chân sau :
Như hình minh họa ở trên cho ta thấy 3 điểm trọng tâm tạo nên một tư thế đứng vững chắc, điều này sẽ giúp người chơi có cú đánh chuẩn xác giảm thiểu tối đa độ sai lệch. 2/ Cách cầm cơ Day học đánh Bida : Về cơ bản thì tay nên cầm cơ với lực vừa phải không quá chặt cũng không lỏng lẻo, chỉ đến lúc tác động vào bi mới siết nhẹ cán cơ. Trên thực tế đối với người đã thành thạo thì vấn đề siết cơ chặt hay lỏng đều được dùng chủ động cho các cú đánh có kết quả khác nhau. Trong thể loại bida tự do (libre) ít khi có sự thay đổi về cách cầm cơ, điều này dễ hiểu vì kỹ thuật thường dùng nhất trong môn này là rètro (trô), másse, đánh chết bi, các kỹ thuật này có điểm chung ở kiểu tác động một lực đột ngột vào viên bi và hiếm khi dùng lựclớn. Còn trong bida 3 băng cách cầm cơ sẽ biến đổi linh hoạt hơn đối với từng thế bi, kỹ thuật cần dùng cụ thể. Cầm cơ sao cho cổ tay và cánh tay thẳng hướng xuống, chủ yếu ngón cái và ngón trỏ giữ cơ còn các ngón khác để hờ (xem hình minh họa) Tiếp theo chúng ta sẽ nói đến vị trí cầm cơ, thường thì mỗi người sẽ tự tìm ra vị trí cầm lý tưởng cho mình trên cán cơ, nghĩa là khi cầm có cảm giác thoải mái, cơ trượt tới lui không có cảm giác sượng.Có một công thức chung cho vị trí này, ta đứng thẳng người 2 tay duỗi thẳng tạo thành góc 180 độ Dùng thước đo chiều dài của sải tay, lấy ví dụ sải tay của một người đo được 175cm, lấy con số này nhân với 0,75 như sau: 175 x 0,75 = 131,25 cm. Tính từ ngọn cơ xuôi theo chiều dài đến cán cơ ở vị trí 131,25cm, đây chính là vị trí cầm cơ lý tưởng của người đó. Đây chỉ là công thức tương đối, trên thực tế không phải cánh tay của ai cũng tỷ lệ lý tưởng với thân người. Vẫn còn điều kiện khác là cầm cơ sao cho khuỷu tay và cánh tay
hợp thành góc 90 độ và đường thẳng từ vai đến khuỷu tay song song với cơ, cuối cùng là tay hợp với cơ và đường đi của bi tạo thành một đường thẳng. 3/ Hướng mắt Day học Bida : Mắt và đường đi của bi chủ hợp thành một đường thẳng.Phần lớn những người chơi giỏi thường nhìn bao quát bi trên bàn, khi bắt đầu đặt tay mắt nhìn bi mục tiêu để ngắm độ dày mỏng sau đó nhìn bi chủ để xác định nơi để ephe cần thiết và khi đánh mắt nhìn bi mục tiêu.
3. KỸ THUẬT ĐÁNH 1 BĂNG CƠ BẢN Được gọi là một trong “tứ tuyệt” của môn bida Lipbre bởi tầm quan trọng cũng như hiệu quả của cú đánh này, một cơ thủ giỏi luôn biết sử dụng đường 1 băng mỗi khi cần thiết trong cơ series. Các cơ thủ giỏi của Châu Âu rất hiếm khi đánh 2 băng trở lên trong lượt cơ dù là dễ trúng hơn đường 1 băng. Ta có thể xem xét 1 thế bi như sau:
Như ta thấy đánh đường 2 băng cũng có thể đưa bi đỏ về lại vị trí gom bi, cảm giác trúng cao hơn nhưng lại dễ làm cho bi vàng (bi đích) đi hướng ngược lên, xác suất ra bi xấu có thể đến 70%. Nếu chọn đường 1 băng hướng trúng sẽ trực tiếp đưa bi vàng đến vị trí thuận hướng về của bi đỏ, từ đó ta dễ dàng có kết quả tốt hơn rất nhiều:
Cảm giác trúng khi đánh 1 băng sẽ khó khăn hơn đánh 2 băng trở lên nhưng nếu tập luyện thành thạo ta dễ dàng tạo ra các thế bi tốt. Vì chủ yếu sử dụng băng nên kỹ thuật này có nhiều dạng xảy ra và phụ thuộc chủ yếu vào lực tay, mức độ am hiểu vềephe, băng, quỹ đạo bi,….. Đầu tiên ta sẽ bàn về điểm trúng và ephe của kỹ thuật này: Ephe chia làm 4 điểm cơ bản:
Nếu đánh thẳng góc vào băng ta có 4 kết quả tương ứng:
Ephe của đường băng dài:
Còn trường hợp không để ephe thì đơn giản hơn, góc tới bằng góc dội trở ra:
TA CÓ CÁC DẠNG CƠ BẢN 1. Một băng góc nhẹ (ephe thuận): là trường hợp thông thường và khá dễ thực hiện, đánh ½ bi cadre để ephe thuận bên với bi đích, cao cơ đẩy thẳng.
2. Một băng góc kéo: do nằm ở vị trí không thể đánh ephe từ bụng bi trở lên (không đủ ephe trúng) nên người chơi phải để thấp cơ đánh lực kéo.
3. Bi sát băng góc nghiệt: ở góc độ này bi chủ vào băng quá nhanh khi vừa tiếp xúc bi chạm sẽ khiến các ephe thông thường khó làm bi chủ hồi về đúng hướng, do đó ta vẫn để ephe dưới bụng bi nhưng cộng thêm độ hồi bằng cách chúi cơ, cán cơ cao hơn đầu cơ, đánh lực kéo.
Đường bi ứng dụng:
4. QUI TẮC 30o NHỮNG CÚ ĐÁNH ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ I. Qui tắc 30 độ trong Bida Khi bi chủ chạm bi 2: - Trong khoảng 1/4 – 3/4 - Bi chủ đang ở tình trạng lăn tới tương đối khi chạm bi 2 thì bi chủ sẽ đi ra với 1 góc khoảng 30độ so với đường nhắm đánh. Mời xem hình :
Lăn tới tương đối là sao ? - Đánh ở 3/4 trên bi - Đánh ở giữa hoặc dưới bi nhưng lực nhẹ, bi đi cách bi2 khoảng 40cm bắt đầu mất ép phê và lăn tới. II. Đánh ở 1/4 và 3/4 có khác gì nhau không ? Có khác nhưng rất ít. Ở 1/4 và 3/4 góc ra sẽ khoảng 27o, ở 1/2 góc ra sẽ khoảng 33o
III. Tốc độ bi chủ có ảnh hưởng tới góc ra không. Sẽ không ảnh hưởng góc ra, nhưng….
IV. Ép phê có ảnh hưởng gì không. Hầu như là không ảnh hưởng gì cả. Rất nhiều người ngộ nhận để épphê nghịch sẽ làm giảm góc ra của bi chủ, điều này chỉ đúng khi đánh mỏng hoặc culê dày. Còn khi bi chủ chạm ở 1/4 - 3/4 thì….. Ép phê thuận hay nghịch đều dẫn đến góc ra nhích lên 1 chút nhiều hơn 30 độ Trên là qui tắc 30độ, qui tắc này áp dụng rất nhiều cho bida lỗ tuy nhiên áp dụng cho bida France cũng rất có ít. Hãy xem 1 số trường hợp có thể ứng dụng:
V. Vậy quan trọng nhất trong bida libre khi áp dụng qui tắc 30o là gì ? Thứ 1 : Trước đây đánh dò gà, 1 băng gần hay hụt, mình thường thắc mắc tại sao nhắm thấy chắc trúng rồi mà đánh lại hụt. Thì ra nguyên nhân là : đánh mạnh sẽ làm dịch chuyển đường đi của bi chủ ra ngoài mặc dù góc ra vẫn là 30o. Thứ 2 : Hãy luôn nhớ : nếu bi chủ đi nhẹ - trung binh, lăn tới, chạm bi2 từ 1/4 - 3/4 thì góc ra sẽ là 30o.
Quan trọng ở đây là chạm 1/4 - 3/4 <=== đây là 1 khoảng rất rộng. Hãy tận dụng khoảng rộng này để giảm tối đa khả năng đánh trật. Ví dụ :
Mọi thứ trên lý thuyết vẫn là lý thuyết, hình vẽ có thể sai lệch so với thực tế. thực hành kèm với lý thuyết trong đầu sẽ giúp mau tiến bộ
5. QUI TẮC 90o CĂN BẢN ÁP DỤNG RẤT NHIỀU I. Khái quát về qui tắc 90o Khi bi chủ chạm bi 2 ở tình trạng không épphê retro/culê (nghĩa là bi chủ không xoáy ngược cũng không xoáy tới) thì sau khi va chạm bi chủ sẽ dội ra 1 góc 90o so với đường đi của bi 2.
Lưu ý: épphê ngang (xoáy ngang) của bi chủ hầu như không ảnh hưởng đến qui tắc này. Ta sẽ sử dụng épphê ngang để điều chỉnh hướng đi của bi chủ sau khi chạm băng. II. Làm sao để bi chủ khi chạm bi 2 không có épphê retro/culê: -Ở khoảng cách gần: đánh phía dưới bi chủ 1 tí -Ở khoảng cách xa: nếu đánh mạnh thì vẫn đánh dưới bi chủ 1 tí. Nhưng nếu đánh nhẹtrung bình thì phải đánh thấp hơn Nói chung là cái này phải đánh quen cho có cảm giác. (hình dưới):
III. Vậy nếu khi bi chủ chạm bi 2 mà có dính 1 chút epphe retro hay culê thì sẽ như thế nào? Lưu ý lại 1 lần nữa: lực đánh (tốc độ) bi chủ không ảnh hưởng tới góc ra 90o miễn sao khi va chạm bi chủ không xoáy retro hay culê là được. Mời xem hình cho dễ hiểu:
IV. Áp dụng qui tắc 90o với amocti: Nhắc lại amocti là gì: là cú đánh mà bi chủ sau khi chạm dầy bi2 sẽ lăn rất chậm nhằm mục đích khống chế gom bi. Tại sao ở sơ cấp đánh amocti cảm giác thấy khó? Đó là vì người đánh sơ cấp khi thực hiện amocti trong đầu chứa rất nhiều thứ: đánh dầy hay mỏng, mạnh hay nhẹ, épphê để như thế nào và thông thường từ lúc suy nghĩ cho đến lúc đánh xong trong đầu vẫn chưa xác định rõ ràng đánh như thế nào mới đúng đánh thấy khó trúng/đánh hụt là chuyện dễ hiểu.
Sau đây chúng ta phân tình 1 số tình huống để có thể áp dụng qui tắc 90độ vào amocti nhằm đơn giản hóa suy nghĩ khi ra cơ đánh cảm giác dễ trúng hơn
V. Áp dụng qui tắc 90o cho dò gà góc lớn:
VI. Áp dụng qui tắc 90o kết hợp epphê ngang (thuận hay nghịch)
VII. Qui trình ra cơ khi áp dụng qui tắc 90o Bước 1: Hình dùng trước đường đi của bi2 (đánh dày hay mỏng) để có thể gom. Bước 2: Từ đường đi của bi2 ta xác định được góc ra của bi chủ sau khi chạm bi2. Trường hợp 1: Nếu bạn xác định đánh đúng qui tắc 90o (góc ra 90o) thì bi chủ khi chạm phải mất xoáy tới hoặc xoáy ngược Trường hợp 2: Nếu bạn xác định góc ra bi chủ > 90o thì bi chủ khi chạm phải còn xoáy ngược, góc ra bi chủ < 90o bi chủ khi chạm phải có xoáy tới. Bước 3: xác định có nên để epphê thuận/nghịch thêm vào bi chủ hay không. Bước 4: xác định lực cần đánh từ đó quyết định nên đánh bi chủ cao hay thấp. Qui trình có vẻ rườm rà, nhưng thật ra chỉ cần thực hành vài lần cho quen, sau đó nó sẽ lướt qua đầu bạn rất nhanh (chậm cũng có sao đâu, còn hơn phải trả tiền giờ) VIII. Kết luận Đối với trình độ sơ cấp, có những thế bi sẽ gây cho bạn bối rối vì cảm giác chưa thuần thục. Nếu những thế bi có thể thì hãy áp dụng qui tắc 90độ để biết chính xác mình nên đánh như thế nào. Có thể bạn đánh vẫn hụt nhưng sẽ là xém trúng & biết rõ tại sao hụt chứ không phải là hụt xa & không chắc chắn tại sao mình hụt. Từ đó cảm giác bi sẽ nâng cao nhanh hơn.
6. CÚ ĐÁNH 1 BĂNG & CÚP BĂNG – MỘT SỐ THẾ CĂN BẢN. Không dám múa lửa quá nhiều do xung quanh cao thủ như mây. Chỉ đưa ra lý thuyết một số trường hợp cúp băng, 1 băng căn bản giúp cho các bạn đang ở sơ cấp tăng tự tin cũng như khả đánh trúng khi gặp những thế bi này.
Thêm nữa là: ở một số thế 1 băng/cúp băng căn bản (cũng trùng hợp là thế dò gà hay tương tự). Do các bạn ở sơ cấp thiếu tự tin ở 1 băng/cúp băng dẫn đến chọn đánh dò gà và kết quả là tan bi. Thay vì đó nếu đánh 1 băng/cúp băng sẽ giúp gom bi cho cơ tiếp theo. Hi vọng bài viết này sẽ giúp được các bạn ít nhiều. I. Những điểm cần lưu ý trước khi bắt đầu 1. Sẽ áp dụng rất nhiều qui tắc 30độ. Nếu bạn chưa biết về qui tắc này thì hãy xem topic về qui tắc 30độ trước khi đọc tiếp 2. Hãy tham khảo qui trình ra cơ căn bản ở topic về Retro để đảm bảo khi ra cơ mũi cơ của bạn đánh trúng bi chủ ở điểm đã nhắm. Thật vô nghĩa nếu bạn thọc cơ không trúng điểm mà mình đã nhắm đánh (dù cho có trúng đi nữa thì đó vẫn là rùa thôi) 3. Đừng đánh nếu bạn chưa biết mình nên đánh như thế nào & kết quả sau khi đánh sẽ ra sao 4. Khi thọc cơ luôn lùa mũi cơ thêm ra trước 1 chút (áp dụng hầu hết cho tất cả các cú đánh). Điều này giúp cho ápphê của bạn luôn ổn định
Cùng 1 thế bi: đánh lùa cơ ra trước & đánh khựng cơ lại sẽ cho ra épphê khác nhau. Nếu bạn ra cơ lung tung không để ý mà lúc khựng lúc lùa tới cùng 1 thế bi kết quả lúc này lúc khác rất khó để ổn định cảm giác đánh. II. Giải thích về epphe
III. Tác dụng của epphê khi chạm băng
IV. Hình căn bản. Lưu ý rất quan trọng hình căn bản là hình mà bạn sẽ dựa trên đó để tính toán để epphê như thế nào cho phù hợp
V. Áp dụng vào 1 băng & cúp băng:
Ngược lại nếu bi chủ nằm ở góc lớn hơn 30o cúp băng épphê phải =(b – a)
Trường hợp góc a quá lớn (do bi chủ tạo góc quá rộng) (b – a) < 0, ta phải để epphê nghịch. Épphê nghịch =(b – a) < 0. Mời xem hinh. Ngoài áp dụng qui tắc 30o kết hợp epphê các bạn cũng có thể áp dụng qui tắc 90o kết hợp epphê. Tuy nhiên qui tắc 30o khó hơn và phải đòi hỏi xử lý bi chủ khéo léo hơn rất nhiều. Hãy tham khảo qui tắc 90o để biết nó và áp dụng nó khi cần. Sẽ giúp ích bạn rất nhiều. Đây chỉ là lý thuyết. Thực tế có thể sai lệch do góc ra dưới tác dụng epphê khác nhau một chút đối với từng bàn, từng người. Cần điều chỉnh cho phù hợp
7. KỸ THUẬT RÉTRO (TRÔ / KÉO) CƠ BẢN Được đánh giá là kỹ thuật sử dụng nhiều nhất trong bida libre, hầu hết các cú đánh gom, sửa, điều bi có liên quan đến kiểu đánh này.Đây cũng là cú đánh đòi hỏi rất nhiều thời gian công sức tập luyện của người chơi, có đến 40% người từ bỏ môn bida libre vì không đủ kiên nhẫn để hoàn thiện kỹ thuật này ở mức cho tối thiểu. I. Cách cầm cơ * Bàn tay cầm cơ thả lỏng trong suốt cả quá trình đánh, ngay cả khi thực hiện xong cú đánh. * Cầm cơ chính bằng ngón cái & ngón trỏ. Bạn rà cơ tới lui, thục cơ, giữ cơ lại sau khi thục đều sử dụng lực của 2 ngón cái & ngón trỏ. * 3 ngón còn lại (từ ngón giữa tới út) áp nhẹ vào thân cơ, trợ giúp ngón trỏ trong nhiệm vụ nâng đở phần đuôi cơ
* Tác dụng của 3 ngón từ giữa tới út: nó giúp bạn cảm nhận được chuyển động của cây cơ rõ ràng hơn (nhanh/chậm/mạnh/nhẹ) Tại sao phải cầm cơ như vậy: cơ thủ chuyên nghiệp hầu hết đều cầm như vậy cho nên như vậy là đúng, hãy làm theo. II. Ngắm đánh Có nhiều cách nhắm đánh khác nhau. Tuy nhiên chúng ta đang tham khảo về retro & ở retro thì khoảng cách bi chủ & bi 2 tương đối gần nhau. Do vậy nên dùng phương pháp ngắm cơ bản nhất: ngắm dọc theo thân cơ Cằm, thân cơ, cùi chỏ, tay nắm cơ luôn nằm trên 1 mặt phẳng vuông góc với đất từ lúc ra cơ cho tới lúc kết thúc. III. Thao tác ra cơ Mình tham khảo rất nhiều hướng dẫn của người chơi chuyên nghiệp & khi thực hành cho bản thân có cải thiện rõ rệt. Sau đây là qui trình ra cơ căn bản: - Hình dung cách đánh của thế bi - Đặt cơ xuống, mũi cơ gần bi chủ ở vị trí cần đánh (là điểm mũi cơ sẽ chạm bi chủ) - Điều chỉnh hướng đánh theo mong muốn - Rà cơ khoảng 3 lượt (nhấp tới lui). Trong quá trình rà cơ mắt người đánh sẽ chuyển qua lại giữa bi chủ & bi 2 để đảm bảo hướng đánh, điểm chạm, đường đi của bi2 (gom) chính xác theo ý mình - Trong khi rà cơ nếu có cảm giác ko ổn (thấy đường bi ko chắc chắn) thì nên dừng lại, đứng lên hít thở đều rồi quay lại bước đầu tiên là hình dung lại cách đánh. - Lượt rà cơ sau cùng thì khựng lại 1 chút (kéo cơ về khựng lại 1 chút). Mắt nhắm tập trung tại bi chủ ngay điểm cần đánh. Sau đó ra cơ. Thời gian khựng này có thể rất ngắn hoặc dài hơn tùy theo thói quen, độ chuẩn cần có của cú đánh (ví dụ: cần đánh rất mỏng thì thời gian khựng sẽ càng dài, retro thời gian khựng thường rất ngắn do bi chủ chạm bi 2 dày nên lệch 1 chút cũng ko ảnh hưởng gì) Cả quá trình đọc thì thấy có vẻ dài nhưng trong thực tế xảy ra rất bình thường. Các bạn có thể xem một số video clip của các cơ thủ chuyên nghiệp, họ hầu như đều giống như vậy. IV. RETRO Lực xoáy ngược nhiều hay ít phụ thuộc 2 yếu tố chính: - Điểm chạm (điểm chạm càng thấp, độ xoáy càng cao) - Thời gian mũi cơ tiếp xúc mặt bi (tiếp xúc càng lâu, độ xoáy càng cao) Ta sẽ phân tích các yếu tố phụ ảnh hưởng tới 2 yếu tố này, từ đó các bạn sẽ rút ra được cách áp dụng cho bản thân để retro đạt hiệu quả nhất IV.1 Điểm chạm a. Như thế nào là điểm chạm thấp nhất có thể
Theo thực hành (thực hành chứ ko phải thực tế): thực hành retro liên tục & cố gắng đánh càng thấp càng tốt cho tới khi tẹt cơ liên tục nghĩa là đạt tới giới hạn điểm thấp nhất. Lấy cảm giác từ thực hành để xác định điểm thấp nhất. Còn theo lý thuyết điểm thấp là ¼ dưới bi chủ. Tuy nhiên nếu bạn nhắm mũi cơ ở ¼ dưới bi chủ thì nó không phải là điểm thấp nhất, bạn phải nhích xuống 1 chút nữa. Lý do tại sao thì mời bạn xem hình:
b. Cầu tay (tay kê cơ) càng gần bi chủ càng tốt: Lý do, mời xem hình
Những cú đánh lực mạnh thì để cầu tay xa sẽ thoải mái hơn. Tuy nhiên chúng ta ko phải chơi 3băng mà là libre (tự do). Hãy để cầu tay gần nhất có thể trong khả năng của bạn để đạt độ chính xác tối đa. Ngoài ra khi để cầu tay gần sẽ giảm khả năng lệch điểm chạm, dẫn đến người chơi sẽ tập trung được nhiều hơn vào lực đánh & hướng đánh. Điều này đặc biệt rất có lợi cho người đánh ở trình độ sơ cấp. Sau này khi đã lên trung cấp thì có thể để xa ra 1 chút cho thoải mái. Các bạn nên xem tham khảo video clip các tuyển thủ quốc tế đánh Cadre 71/2 71/1 (sử dụng retro rất nhiều), hầu hết các trường hợp họ để cầu tay RẤT GẦN BI CHỦ. c. Ra cơ phải thẳng Trong suốt quá trình ra cơ, cơ phải đi theo 1 đường thẳng. Nếu cơ bị hạ xuống hay cao lên (do cùi chỏ của bạn chuyển động) sẽ dẫn tới đánh lệch điểm chạm, dẫn đến tẹt cơ (nếu cùi chỏ nâng lên) hoặc thiếu epphê (cùi chỏ hạ xuống) d. Hãy thoa lơ Lười thoa lơ sẽ tăng khả năng tẹt cơ đặc biệt khi thực hiện retro. Cho nên hãy thoa lơ mỗi khi thực hiện cú retro (trừ trường hợp trô nhẹ thì có thể làm vài ba cú) Thoa lơ phải đúng: + Mũi cơ phải đủ nhám. Nếu bạn đánh 2,3 cơ lực trung bình đã thấy lơ bay đi hết thì nghĩa là mũi cơ của bạn đã hết nhám. Chạy đi xin tờ giấy nhám để chà đầu cơ rồi thoa lơ lại (cơ tiệm là cơ chùa mà đúng ko, cứ chà thoải mái) + Thoa lơ phải đều, đặc biệt là ở mép. Lý do tại sao: trong retro, mũi cơ chạm bi chủ ở 1/3 ngoài chứ ko phải ngay giữa mũi cơ (xem hình về điểm chạm bên trên). Vì vậy phải thoa lơ ở mép thật kỹ e. Hãy chọn cơ có kích thước đầu giống nhau Nếu bạn không có cơ riêng mà sử dụng cơ tiệm, hãy cố gắng sử dụng cơ có kích thước đầu tip gần giống nhau. Đang sử dụng đầu cơ kích trung bình mà chuyển qua đầu cơ kích nhỏ sẽ tăng đáng kể khả năng tẹt cơ đặc biệt khi retro. Mời bạn xem hình
IV. Thời gian mũi cơ tiếp xúc mặt bi (độ gân)
a. Khi đánh hãy đánh mũi cơ xuyên qua bi: nghĩa là kéo dài mũi cơ ra sau vị trí của bi chủ. Tốc độ mũi cơ kéo dài ra sau càng nhanh thì độ xoáy sẽ càng cao Cảm giác đánh xuyên bi giống như mình cố tình lùa cơ đẩy bi chủ đi vậy. Nếu bạn gặp khó khăn tạo độ gân khi trô/kéo thì hãy cố ý ra cơ sao cho lùa bi (thực tế thì bạn ko lùa bi nổi đâu)
b. Tuyệt đối không bao giờ retro kiểu đánh ra xong dựt cơ lại. Hãy xem video clip các cơ thủ quốc tế đánh. Họ TUYỆT ĐỐI KHÔNG BAO GIỜ rụt cơ lại khi thực hiện cú retro c. Nếu bạn muốn retro ít ép phê cho bi về chậm thì hãy nâng cao điểm chạm lên. Đừng sử dụng việc rụt cơ để tạo ít ép phê. d. Hãy để cơ nằm ngang, đừng nâng cao đuôi cơ lên nếu không cần thiết (ví dụ như bi chủ bị che thì phải nâng lên) Theo tài liệu tham khảo thì trong khoảng 0 – 20 độ, cơ nằm ngang ở mức 0 độ sẽ tạo ra lực xoáy tốt nhất. Tuy nhiên nếu cơ cao hơn 20 độ thì lực xoáy sẽ bắt đầu tăng cao hơn ở mức 0 độ. Lý do: cơ cao hơn 20 độ thì bị chủ sẽ có hiện tượng nhảy khỏi mặt bàn (mắt thường không thấy được), khoảng thời gian nhảy này bi chủ sẽ ko tiếp xúc với mặt bàn làm giảm độ xoáy nên hiệu quả trô sẽ cao hơn. Tổng kết gút gọn lại 1 số điểm quan trọng nhất khi trô kéo: 1. Cầu tay nên để gần nhất có thể để tối ưu hóa độ chính xác 2. Ra cơ phải thẳng, ko để cùi chỏ nâng lên hạ xuống trong quá trình ra cơ 3. Ra cơ phải xuyên bi. Nghĩa là mũi cơ phải kéo dài qua sau bi chủ. Cảm giác đánh giống như cố tình lùa cơ. Tuyệt đối không ra cơ kiểu đánh xong rụt lại
V. Cách thực hiện: _ Dùng cầu tay đóng (bắt bọ đóng) kiểm soát không để ngọn cơ trượt ra ngoài hướng đánh _ Tay sau cầm cơ nhẹ, thoải mái, nhấp đều đặn (không dưới 3 lần nhưng không quá 6 lần) _ Đẩy cơ tới và tính từ lúc đầu cơ chạm bi chủ sẽ có 2 động tác cần thực hiện. Khi bi chủ được tác động đầu cơ sẽ tiếp tục ma sát với bề mặt bi (có thể hiểu là “miết” lên quả bi), điều này chỉ xảy ra trong khoảng 1% giây, lúc này bi chủ vẫn được đẩy tới. Thứ hai, sau một khoảng tác động cần thiết tay sau “bóp” chặt cơ để làm ngọn cơ dừng đột ngột (không quá chặt). Thời điểm dừng cơ này dài hay ngắn tùy thuộc vào khoảng cách của bi chạm lúc đó, nếu bi chạm ở gần bi chủ người chơi sẽ siết cơ sớm hơn đối với bi chạm ở xa.
Điểm trúng: Có hai cách lấy điểm trúng -Cách thứ nhất: từ trung điểm của bi chủ và bi đích tạo một đường thẳng đến tâm bi chạm, điểm tiếp xúc với bi chạm là điểm trúng, nhắm hướng cơ (không để ephe) qua bi chủ đến điểm trúng này.
-Cách thứ 2: chia quả bi thành 8 phần bằng nhau ta được 2 điểm chạm cơ bản, hướng cơ qua tâm bi chủ đến tâm bi chạm (tức đánh nguyên trái) bi sẽ hồi về thẳng, hướng đến điểm mép bi (tức đánh nửa trái) bi chủ đi góc 90 độ.
Từ 2 quy luật cơ bản trên ta có thể suy ra được nhiều góc độ để điều khiển bi chủ đi như mong muốn. Ví dụ khi bi đích nằm ở góc khoảng 45o ta chạm ở điểm giữa nguyên trái và nửa trái, nếu nằm góc nhỏ hơn (khoảng 22o) thì lấy điểm giữa nguyên trái và điểm chạm của 45o
Tuy nhiên trên thực tế lực phát ra của mỗi người không phải lúc nào cũng lý tưởng, nếu để cơ chúi sâu hơn hoặc dừng cơ đột ngột với lực mạnh hơn (nhấn) sẽ khiến bi chủ đi khác với lý thuyết, do vậy người chơi cần tập luyện nhiều để nắm bắt quỹ đạo bi chủ và điều khiển bi như mong muốn. Các đường bi ứng dụng Kỹ thuật Rétro(trô / kéo) cơ bản :
Kỹ thuật cách Ra cơ trong retro (trô kéo) rất tinh tế Mình sẽ trình bày lại với các bạn sơ cấp lý thuyết cách ra cơ của cú retro như sau. Hi vọng nếu các bạn áp dụng sẽ mang lại hiểu quả. Nếu các bạn làm biếng, hãy nhảy cóc tới iv. nội dung chính nằm ở đó I. Các yếu tố cần khống chế khi thực hiện cú đánh retro:
II. Vậy làm sao để khống chế dễ dàng hơn Có QUÁ NHIỀU thứ phải khống chế cùng 1 lúc khi thực hiện cú retro. Vì vậy chúng ta cần phải ĐƠN GIẢN HÓA cách khống chế tất cả các yếu tố nhằm có thể thực hiện tốt nhiều yếu tố cùng 1 lúc. Ví von như là sự tập trung tối đa của bạn = 100điểm. Với cách đánh hiện tại của bạn thì: Yếu tố 1 lấy đi 30 điểm Yếu tố 2 lấy đi 20 điểm … Tổng hết các yếu tố lấy đi của bạn 140điểm…. Như vậy chắc chắn khi thực hiện cú đánh bạn sẽ dễ dàng mất tập trung ở 1 vài yếu tố và dẫn tới kết quả xấu. Vậy phương pháp là bạn phải thay đổi cách đánh của mình sao cho nó đơn giản hóa tối đa. Từ đó các yếu tố đòi hỏi ít sự tập trung hơn ==> giúp bạn dễ dàng hơn trong việc khống chế toàn bộ Để đơn giản hóa ta có một số biện pháp: Thứ nhất là: loại bỏ thao tác dư không cần thiết Thứ hai là: giảm tối đa khả năng gây sai lệch khi đánh Thứ ba là: biến động tác của mình thành 1 thói quen DỄ THỰC HIỆN
Ví dụ như việc khi thực hiện retro khoảng cách trung bình/gần để cầu tay càng gần bi chủ càng tốt. Tại sao vậy? 1. Với khoảng cách trung bình/gần : để cầu tay xa là động tác thừa, nó sẽ lấy bớt đi sự tập trung của bạn. 2. Để cầu tay gần giúp giảm sai lệch điểm chạm bi chủ khi ra cơ. Việc này sẽ giúp bạn không cần tập trung nhiều mà vẫn đánh chính xác điểm chạm mong muốn III. Làm sao để có độ xoáy retro tối ưu Độ xoáy retro đạt tối ưu khi tốc độ mũi cơ đẩy tới được duy trì không thay đổi từ lúc mũi cơ chạm bi chủ tới lúc lùa mũi cơ ra phía trước & dừng lại đột ngột. Nếu sau khi mũi cơ bạn chạm bi chủ và giảm tốc độ (mặc dù vẫn xuyên ra trước), epphê retro sẽ giảm so với mức tối ưu. Tốc độ sau khi chạm bi chủ giảm càng nhanh thì epphê retro càng yếu. Đây là lý do vì sao nhiều cơ thủ VN dùng “lắc cổ tay” khi thực hiện retro. Lắc cổ tay là thao tác rất GỌN & ĐỀU. Lắc cổ tay ngay thời điểm mũi cơ chạm bi chủ sẽ giúp tốc độ mũi cơ giữ đều cho đến khi dừng lại, điều này giúp epphê retro đạt tối ưu. Tuy nhiên nhược điểm là “lắc cổ tay” là một thao tác khó & đòi hỏi nhiều thực hành cũng như cảm giác tốt. Thao tác lắc cổ tay dĩ nhiên khi dùng luôn kết hợp với chuyển động cánh tay dưới, sự kết hợp này làm “phức tạp” thêm thao tác ra cơ khi retro. Nó sẽ lấy đi nhiều hơn sự tập trung của bạn. IV. Lý thuyết ra cơ trong retro (tham khảo video các cơ thủ quốc tế) Lý thuyết này sẽ giúp các bạn sơ cấp trong việc khống chế các yếu tố sau: - Luôn đánh xuyên cơ ra sau bi chủ trong mọi trái retro - Tối ưu hóa tốc độ mũi cơ sau khi chạm bi chủ đồng nghĩa với việc epphê retro dễ đạt tối ưu - Đơn giản hóa thao tác retro, từ đó giúp bạn canh lực dễ dàng hơn
Tổng kết lại thao tác: - Luôn dừng cơ tại góc dừng thích hợp. Thường là góc mà cánh tay cầm cơ không thể di chuyển thêm ra trước nữa. Như vậy thao tác dừng cơ sẽ dứt khoát và tự nhiên nhất - Luôn canh tay cầm cơ sao cho mũi cơ sẽ xuyên ra phía trước bi chủ 1 khoảng cách thích hợp khi dừng cơ (có thể để cơ ra khoảng trống ngay kế bên bi chủ để nhá đánh thử) - Bàn tay cầm cơ để ra sau 1 khoảng cách vừa phải phù hợp với lực đánh. Lực đánh càng nhẹ thì khoảng cách càng gần). Tuyệt đối không để xa không cần thiết - Khi thực hiện cú retro thì ra cơ dứt khoát (với lực ước lượng mong muốn) cho đến khi dừng tại đường dừng. Giữ nguyên tư thế nếu không cần thiết phải rụt cơ lại. Không lắc cổ tay nha các bạn Kết hợp những điểm trên với việc để cầu tay gần sẽ giúp các bạn sơ cấp cải thiện retro rất nhiều. Những điều trên vẫn đúng với các cú đánh khác (culê, 1 băng, ..v..v.) Hãy xem các video clip quốc tế để tham khảo đối chiếu nếu có phát sinh không phù hợp.
Họ (cơ thủ quốc tế) đều ra cơ như vậy, cho nên nó sẽ giúp ích cho bạn. Mong nhận được thêm góp ý! Trô là cú đánh khó và có quá nhiều tham số có thể làm ảnh hưởng tới độ bén của đường bi. Nhìn cơ thủ nước ngoài đánh sao dễ dàng mà ổn định quá chừng. Tập theo họ 1 thời gian thì nhận ra 1 số rào cản: + Cơ: Họ dùng cơ khá nặng thườnng độ 480g. Trong khi ở VN thường dùng cơ nhẹ hơn nhiều + Đầu cơ: Họ gần như luôn dùng đầu cơ mềm... Trong khi ở VN thường chuộng đầu cơ trung hoặc cứng + Bi và bàn luôn ở trạng thái chuẩn: Điều này làm cho việc đánh và ghi nhận lại kết quả mọt cách dễ dàng để sửa chưa cho phù hợp Ngoài ra còn rất nhiều lời khuyên rất khác nhau nữa: Nào là vị trí tối ưu trên cây cơ ứng với trọng lượng cơ thể cơ thủ, góc mở chân là 30 độ, chỉ dùng lực dưới cẳng tay, rồi thì chuyển động cùi chỏ để tăng độ xoáy (elbow). Nhiều khi tẩu hỏa nhập ma... Một điều nữa của cú đánh draw có lẽ khá là nhạy cảm là ứng với 1 lực đánh và trọng lượng cơ, trọng lượng thân người, điểm ngắm (độ sâu) trên mặt bi và góc chúi cơ nhất định thì trái bi sẽ trượt xoáy được bao xa và độ xoáy là bao nhiêu (vận tốc góc). Cái này với mỗi người, mỗi cây cơ, đầu cơ chắc là sẽ khác nhau.... Mình chờ đợi một người nào đó làm các thí nghiệm về kĩ thuật đánh rồi post video quay chậm kiểu này để tìm ra được đâu là chìa khóa để tối ưu cú đánh....
8. KỸ THUẬT ĐÁNH CULE - BIDA CU LÊ Vốn là cú đánh thuộc loại ít khi gặp nhưng không kém phần quan trọng so với 3 kỹ thuật đã nêu ở phần trên, được sử dụng trong trường hợp bi cadre và bi đích gần như thẳng hàng với bi chủ mà không thể đánh mỏng. Có 2 bước lấy điểm trúng: -Nối thẳng tâm bi chạm và bi đích ta được 1 tiếp điểm trên bi chạm
- Hướng cơ xuyên qua tâm bi chủ hướng đến điểm trúng, đẩy cơ dài. Cú đánh này chỉ có 2 phần chính: - Cu-lê sống bi: dùng khi muốn bi chủ đi tới nhanh và nhiều sau khi chạm bi cadre, đánh vào phần cao nhất có thể trên bi chủ, đẩy cơ tới (không dừng đột ngột như rètro).
- Cu-lê chết bi: tương tự như a-moc-ti có tác dụng làm bi chủ di chuyển thật ít (đủ để trúng bi đích), chỉ đánh vào phần trên bụng bi chủ một chút (khoảng cách 1 đầu cơ tính từ tâm bi), chủ yếu để điều khiển bi cadre đi nhiều băng đến vị trí cần thiết.
Người mới chơi nên tập đánh không để ephe để kiểm soát tốt điểm trúng, khi đã quen có thể dần dần thêm ephe để tăng hiệu quả điều khiển bi cadre. Ứng dụng Kỹ thuật cách đánh Cule - Bida Cu Lê :
9. KỸ THUẬT ĐÁNH BIDA AMOCTI (ĐÁNH CHẾT/ LIỆT BI) Một cú đánh chết bi luôn tạo được hiệu quả gom cao hơn cú sống, ai cũng có thể nhận ra cú đánh thông thường hay khiến người chơi khó kiểm soát được lực chạy của bi chủ, khi đánh lực lớn vào bi chạm thì bi chủ cũng sẽ có khuynh hướng đi nhanh do đó khi trúng bi mục tiêu dễ tạo ra kết quả không như mong muốn. Trong khi đó cú đánh chết bi giúp cơ thủ kềm chế gần như tuyệt đối lực chạy của bi chủ, điều này có nghĩa là người chơi chỉ cần quan tâm lực chạy và đường đi của bi chạm (có thể gọi là bi cadre) sao cho về đúng chỗ của hai bi còn lại (sau khi trúng). Một ưu điểm rất đáng kể nữa của cú đánh này là chúng ta dễ dàng điều khiển ephe của bi cadre, khi bi chủ tiếp xúc bi chạm nếu có để ephe bi chạm sẽ xoáy theo chiều ngược lại:
Từ đó bi đi theo hướng mong muốn của cơ thủ. Ví dụ ta có một thế bi như sau:
Nếu đánh theo kiểu thông thường dễ tạo ra kết quả không mong muốn nhưng với kỹ thuật ép bi này ta thấy việc điều khiển bi cadre về vị trí gần bi đích trở nên dễ dàng hơn. Do tính chất luôn phải đánh thật dày vào bi chạm nên bi chủ không thể chạy nhiều (sống), việc này dẫn đến bi chủ luôn ở gần bi đích sau khi trúng và tạo ra hình bi lý lưởng. Kỹ thuật này khi mới tập người ta luôn thấy khó khăn vì trước đó đã quen kiểu đánh nửa trái ephe thuận, khi chưa quen thường bị thiếu lực do đánh dày bi chủ bị giảm lực nhiều. Cần tập luyện nhiều để biết độ dày mỏng cần thiết của các thế bi có thể ép gom được. Cách thực hiện: yêu cầu tiên quyết của cú đánh này là luôn đánh bi chủ chạm thật dày vào bi cadre (tối thiếu chạm 8/10 bi cadre), phát lực giống như kỹ thuật trô (đẩy cơ và dừng đột ngột). Còn lại là ephe, nếu cần điều khiển bi chủ sang hướng nào ta chỉ cần để ephe theo hướng ngược lại Các thế bi ứng dụng kỹ thuật cách đánh bida Amocti :
Chạm 3/4 cadre, epphe nghịch
Chạm 3/4 cadre, epphe thuận
Chạm 3/4 cadre, epphe thuận
Chạm 3/4 cadre, epphe nghịch
10. KỸ THUẬT PICQUE CƠ BẢN Kỹ thuật này chủ yếu làm bi chủ lui về nhanh hơn so với cú rètro mà không cần phải tác động nhiều lực, thường được dùng để thay thế trô khi 3 bi nằm ở vị trí không kềm được lực của bi cadre. Ví dụ:
Theo hình ví dụ ta chỉ có thể đánh theo đường trên để gom bi nhanh nhất, vấn đề đáng nói ở đây nếu sử dụng rètro (trô) để đánh trúng bi đích thì không thể kềm lực chạy của bi cadre , với khoảng cách đó người chơi cần phát một lực tương đối mạnh để bi chủ hồi về trúng bi đích nhưng bi cadre sẽ dư lực và tạo ra kết quả không mong muốn. Từ đây ta sẽ thấy hiệu quả cú đánh này mang lại, cách thực hiện như sau: Đánh vào phần trên của bi chủ, cơ dựng đứng hoặc xiên. Cơ càng đứng so với mặt bàn bi chủ càng xoáy nhiều hơn, có thể tăng giảm lực chạy của bi chủ bằng cách điều khiển góc độ của cơ cho phù hợp với khoảng cách và lực cần thiết.
Ứng dụng vào thế bi trong ví dụ trên ta có kết quả tương đối tốt (bi cadre không dư lực):
Về điểm trúng thì kỹ thuật này giống với rètro (trô), lấy điểm trúng tương tự nhưng hầu hết đều chạm dày bi cadre và không để ephe. Hầu hết cơ thủ chỉ sử dụng cú đánh này trong trường hợp cần hạn chế lực chạy bi cadre do khoảng cách xa mà rètro (trô) không thể khống chế. Một vấn đề cần lưu ý ở đây là khi thực hiện cú pickque nên hạn chế sử dụng ephe, riêng đối với cú đánh này càng để ephe sẽ càng khiến bi chủ chạy theo đường cong, ta sẽ khó đánh bi chủ chạm đúng mặt bi cadre (trừ những cơ thủ đã tập luyện lâu năm thành thạo). Các ứng dụng:
11. MASSE CƠ BẢN Là kỹ thuật có sức hấp dẫn lôi cuốn không chỉ ở hiệu quả mang lại mà còn được xem là cú đánh khó và mang tính thẩm mỹ cao trong bộ môn bida, có rất nhiều thế bi “trẹo” đòi hỏi phải sử dụng kỹ thuật này để tạo ra tình huống tốt hơn, nói một cách khác nếu sử dụng tốt kỹ thuật này người chơi sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn khi xử lý bi. Bất cứ ai theo đuổi bộ môn bida Libre (líp) trong quá trình xử lý bi ít nhiều cũng gặp phải trường hợp 3 bi thẳng hàng, đây là tình huống tạo ra sự khó chịu rất nhiều cho cơ thủ đang thực hiệnđường cơ series. Có nhiều cách để giải quyết những tình huống bi thẳng như đánh dội băng (A-băng), cu-lê đón đầu, pê-đơ 2 hoặc 3 băng,…….trong đó kỹ thuật thường được các cơ thủ lão luyện sử dụng nhất là masse (mát-xê) bởi tính tiện dụng, đẹp mắt và cảm giác chắc chắn khi thực hiện. Vốn là kỹ thuật đánh dựng cơ tương tự như pickque (pick-kê), masse phức tạp hơn rất nhiều ở chỗ dùng ephe điều khiển bi đi theo quỹ đạo cong. Khi đánh vào phần trên của bi sẽ làm xuất hiện 2 lực tác động, 1 lực làm bi chủ đi thẳng và lực xoáy do để ephe.
Hai lực này được tác động cùng một lúc lên bi chủ khiến bi đi theo đường cong, ta tạm gọi lực xoáy của bi chủ là A và lực trượt thẳng tới là B. Có 2 trường hợp xảy ra: -Nếu được tác động lực lớn (lực A lớn) bi sẽ trượt một đoạn dài và đoạn trượt này giảm dần do ma sát với mặt vải, khi giảm đến mức ngang lực B bi bắt đầu chuyển động theo đường cong.
- Còn khi đánh lực nhẹ bi (lực A nhỏ) nghĩa là đoạn trượt thẳng của bi ít khi đó ta sẽ thấy bi cong nhanh gần như không có đoạn trượt thẳng (do vừa tác động lực A đã ngang với lực B).
Do vậy ta thấy dù đánh mạnh hay nhẹ bi vẫn có thể cong, vấn đề của người chơi chỉ là tập luyện sao cho phát lực đúng với cường độ cần thiết để bi đi như ý muốn. I. Các yếu tố căn bản (theo bản thân rút ra) Để thực hiện trọn vẹn 1 cú masse cần phải có các yêu tố sau (mức độ quan trọng theo thứ tự) 1. Cách cầm cơ phải đúng. Cách ra cơ phải đúng (cách thục cơ xuống) 2. Độ nghiêng cơ & điểm chạm bi & lực phát phải đúng (3 cái này đi chung vì nó có liên quan đến nhau) 3. Cách đặt tay tựa cơ phải vững (1 & 2 quan trọng gần như nhau) II. Cầm cơ & ra cơ như thế nào mới đúng 1. Cầm cơ: Tay cầm cơ phải cầm bằng 2 ngón: ngón cái & ngón trỏ (rất nhiều clip hướng dẫn đã nói về v.đề này). Các bạn xem hình minh họa bên dưới về cách cầm cơ khi thực hiện cú masse
• Lý do tại sao phải cầm 2 ngón: lý do nằm ở lúc khi bạn ra cơ (thục cơ xuống). Cầm 2 ngón là để điều chỉnh hướng cơ thục xuống (ngoài ra ko tác động gì khác). Nếu bạn cầm nhiều hơn 2 ngón thì sẽ vô tình tác dụng những lực khác ngoài ý muốn dẫn đến ra cơ không còn chính xác (mà dễ thấy nhất là masse trái phải kết quả ko giống nhau) • Vị trí cầm cơ phải đủ xa (về phía cán cơ) để người cầm cơ cảm nhận được độ nặng về phía dưới mũi cơ. Nếu cầm cơ (ở tư thế masse) mà phần phía trên còn nặng quá (phần cán cơ) sẽ dẫn đến khó kiểm soát thăng bằng khi ra cơ. Điều này là bất lợi cho ai chơi bida mà quá nhỏ con & tay thì ngắn. • Tay cầm cơ phải thả lỏng cánh tay/bàn tay. Chỉ cần cầm chắc 2 ngón cầm cơ (việc này đúng cho cả trước khi ra cơ & sau khi ra cơ). Lưu ý là 2 ngón cầm cơ chỉ ở mức độ cầm chắc chứ ko phải gồng lên quá sức. Khi chuẩn bị thực hiện cú đánh masse, bạn hãy để ý xem mình có gồng cả cánh tay, bàn tay hay 2 ngón tay cầm cơ quá mạnh không. Nếu có phải thả lỏng ngay lập tức Lý do tại sao: như đã nói ở trên, 2 ngón cầm cơ dùng để điều khiển việc ra cơ thục từ trên xuống. Nếu gồng tay lên sẽ vô tình dẫn đến những lực tác động khác lên cây cơ mà ta không thể khống chế được (ko nói tới các pro cố tình làm) 2. Ra cơ: Quan trọng nhất khi ra cơ trong cú masse là gì: bạn sử dụng sức nặng của cây cơ để “dộng” xuống bi. Nó giống như cầm 1 hòn đá ném đi, đã đi thì phải dứt khoát & đi luôn. Khi ra cơ bạn phải có cảm giác là mình tận dụng sức nặng của cây cơ hay nói cách khác là thả cây cơ xuống chứ ko phải mình chủ động cầm cây cơ thục xuống. • Ra cơ xong mũi cơ vẫn giữ ở vị trí sát mặt bàn. Tuyệt đối không ra cơ kiểu thục xuống rồi nhấc lên. • Lý do: masse cũng gần giống như trô gân. Trong trô gân thì khi mũi cơ tiếp xúc mặt bi, ta phải tiếp tục đẩy tới để tăng lực xoáy. Thời gian tiếp xúc của mũi cơ lên mặt bi càng lâu thì trô càng gân Masse cũng tương tự vậy. Cho nên mũi cơ phải xuống sát mặt bàn & giữ nguyên nhằm tạo tối đa độ xoáy cho bi (ngoại trừ trường hợp cố tình tạo độ xoáy ít) • Ngoài ra khi ra cơ cần lưu ý thêm như sau: tập trung vào điểm nhắm đánh, nhấp cơ 36 lượt & ra cơ 1 cách dứt khoát (qui tắc của admin ). Tập trung vào điểm nhắm đánh là rất quan trọng nhằm đảm bảo cú đánh thực hiện chính xác. • Thục cơ xuống có thể thực hiện bằng lực lắc cổ tay, cũng có thể thực hiện bằng cả cánh tay. Tuy nhiên khuyến khích là nên dùng lực lắc cổ tay. Lý do: thao tác lắc cổ tay giúp ta thực hiện cú thục masse một cách dứt khoát, cơ sẽ đi nhanh trong suốt thời gian từ lúc chạm mặt bi đến lúc mũi có dí sát mặt bàn. Như vậy sẽ tối ưu hóa độ xoáy của bi. Còn đối với người chơi mà lực cổ tay yếu thì vẫn có thể dùng cả cánh tay để thục xuống, tuy nhiên phải tập nhuần nhuyễn để tránh dừng cơ quá sớm hay tốc độ cơ sau khi chạm mặt bi bị giảm. 3. Làm sao biết mình đã cầm cơ đúng & ra cơ đúng!!!
Thực hành masse (thực ra là cú pique gần 90o) & xem kết quả thu được sẽ giúp bạn biết được cách cầm cơ, ra cơ của mình đã đúng hay chưa. Bài thực hành như sau (chỉ thực hành trên 1 bi chủ thôi, ko cần 2 bi kia): Bài 1: cơ gần 90 độ, đánh ở điểm 1/3 phía sau bi tại 6 giờ (nghĩa là ở giữa), lực trung bình.
Kết quả đúng: bi chạy lên phía trước & xoáy ngược thẳng hàng về lại vị trí cũ. Lực gân khi thọc cơ xuống càng cao bi sẽ giật ngược về càng xa. Nếu ra cơ nhẹ mà lực gân lớn thì bi chỉ nhích nhẹ lên trên lập tực giật ngược về. Nếu bạn thấy bi đi luôn ko về: bạn đã ra cơ sai (đọc lại hướng dẫn phần ra cơ) Nếu bạn thấy bi giật về rất ít: bạn ra cơ chỉ hơi hơi đúng thôi (khi chọc cơ xuống mũi cơ bạn có giữ nguyên ở sát mặt bàn chưa? ra cơ có dứt khoát chưa? Dùng lực cổ tay chưa?) Nếu bạn thấy bi giật về tương đối nhưng xéo qua 1 bên (trái hay phải) thì bạn đã rơi vào 3 trường hợp sau. • Trường hợp 1: khi nhắm thì đúng điểm giữa bi (1/3 về phía sau), nhưng khi thục cơ xuống thì lại lệch sang điểm khác. • Trường hợp 2: bạn đánh trúng điểm nhắm nhưng trong quá trình cơ đi từ khi chạm mặt bi tới sát mặt bàn hướng cơ bị lệch. Thông thường lỗi này là do tay cầm cơ bị sai. Nên nhớ: 2 ngón cầm cơ chỉ có tác dụng duy nhất là hướng cây cơ thục xuống dưới, nếu bạn vô tình tác dụng lên cây cơ lực nào khác (do ko cầm 2 ngón, hay do gồng quá mạnh khi cầm cơ) sẽ dẫn đến chệch hướng xuống khi ra cơ. Ngoài ra cũng có khả năng do tay tựa cơ của bạn ko vững cũng dẫn tới trường hợp này
• Trường hợp 3: bạn bị mắc cả 2 lỗi trên cùng một lúc phải thực hành nhiều để rút ra xem mình bị lỗi gì & khắc phục ngay lỗi đó. Bài 2 & 3: Bài 2 & 3 gần tương tự bài 1. Chỉ khác là điểm đánh lệch qua phải và trái (vẫn đánh ở 1/3 về sau bi). Lưu ý: bạn nên thực hành hoàn chỉnh bài 1 trước khi qua bài 2 & 3. Kết quả: thực hiện trái phải kết quả phải như nhau. Nếu kết quả khác nhau thì chỉ có thể là do tay cầm của bạn có vấn đề. Bạn đã sử dụng lực nào đó tác dụng lên cây cơ (ngoài lực thọc thẳng xuống) dẫn đến khi masse trái phải kết quả ra khác nhau (cùng độ nghiêng, cùng lực phát, điểm chạm đối xứng trái phải) Ứng dụng:
Đây là kỹ thuật đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm tập luyện của cơ thủ, dự trên cảm giác lực phát của tay để điều khiển bi chủ đi theo quỹ đạo mong muốn.
12. QUÁ TRÌNH ĐỂ THÀNH 1 CAO THỦ Bất cứ ai mới tập bida cũng luôn có 1 câu hỏi trong đầu: "khi nào mình thành cao thủ được??". Thật ra trong bộ môn này hay bất cứ môn nào cũng vậy, càng mong nhanh giỏi thì càng thất vọng nhiều hơn, sự tiến bộ luôn đến từ từ và âm thầm rất khó nhận ra, vì vậy ta nên tập luyện ngay từ bây giờ rồi cứ miệt mài như vậy, tập đúng bài bản cái nào vững cái đó rồi học tiếp cái cao hơn, ko nên đốt giai đoạn vì việc đó chỉ làm bạn.......tốn tiền giờ mà ko được gì. Mình xin liệt kê vài điều để anh em dễ hình dung hơn, để thành 1 cao thủ bạn cần trải qua các giai đoạn:
1/ Tập thật vững căn bản: ở đây bao gồm tư thế đứng, cầm cơ ra sao, nếu chơi lâu năm và bi sai chỗ nào đó sẽ tốn vài tháng để quen với kiểu cầm cơ tiêu chuẩn. Tiếp theo là tập hết 4 kỹ thuật quan trọng nhất: trô (kéo), picke (matxe), 1 băng và cule, mỗi cái cần 1 tháng để đạt xác suất cú đánh thành công 6/10, nếu đốt giai đoạn kiểu như 1 kỹ thuật tập vài buổi thấy được được chuyển qua cái kế thì sau này vào đánh trung cấp cũng phải tập lại và còn mất thời gian hơn nữa (chưa kể đến chuyện tập ko xong ra ngoài đấu đá thua liên miên trả tiền cũng sướng). Nhưng cái mà phần cơ bản này mang lại cho bạn thành
quả ko tệ chút nào, đi cơ từ 20 đến 50 là chuyện bình thường. 2/ Giai đoạn trung cấp: vốn là giai đoạn tạo được sự hào hứng nhiều nhất, khi tập đến đây sẽ luyện cách xử lý vô số tình huống bi từ dễ đến khó và được đánh thực tế mỗi ngày, đưa các kỹ thuật cơ bản lên đến xác suất trúng 9/10, khoảng thời gian nay có thể tính bằng năm vì nó đòi hỏi độ già dặn, kinh nghiệm thực tế bạn phải trải qua trong mỗi lần cầm cơ, tập càng lâu thì đánh càng gọn gàng đẹp mắt. Trung bình sau 1 năm có thể đánh được từ 100 đổ lại (nếu có khiếu). 3/ Cao cấp: đến đây thì chú trọng nhiều nhất vào tập cast và kent, các kiểu gài kent và làm sao gài được nhanh nhất để có trong tay loại vũ khí hạt nhân có thể kết thúc đối thủ bất cứ lúc nào gài được. Phần này ko thể tính thời gian cụ thể được, có người sau 1 năm đã đánh khá tốt nhưng cũng nhiều người sau 10 năm đánh bị bể hoài. Ngoài 3 giai đoạn quan trọng nhất vừa nêu trên ra còn hàng đống thứ cần được bổ sung như: tập cho mình có 1 đấu pháp nhất định phù hợp bản thân, 1 lối đánh của riêng bạn, học cách để điều khiển 1 trận đấu theo ý muốn, cách để thích nghi nhanh với môi trường lạ, làm sao sử dụng các thế bi và tình huống trên bàn để làm đối phương "xụi", khi xệ cơ phải làm gì để giải huyệt nhanh chóng,.........và nhiều thứ khác nữa.......... Có lẽ những gì nêu trên cũng đủ để bạn hình dung được khi nào mình thành 1 cao thủ
13. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ BI MẮT KIẾNG CÚ ĐÁNH GOM I. Nguyên tắc xử lý cú đánh bida mắt kiếng 1 Trong khi xử lý các tình huống bi trên bàn rất nhiều người chơi gặp phải tình trạng không biết phải xử lý ra sao, bi không nằm trong các hình gom tưởng hoặc phân vân không biết nên chọn đánh bi nào khi tất cả đều “có vẻ” là đường tốt. Khi đánh, gài, xử lý sai 1 thế bi đang đẹp (chẳng hạn như mắt kiếng) ta có thể nhận được kết quả vô cùng xấu, thậm chí dẫn đến chuyện kết thúc lượt cơ ngay sau đó. Ở đây tôi chỉ xin nêu vài nguyên
tắc cơ bản trong xử lý bi mà tôi sưu tầm được từ nhiều tài liệu và kinh nghiệm của các cơ thủ hiện nay. Các nguyên tắc này không nhất thiết phải tuân thủ tuyệt đối nhưng ít nhiều cũng sẽ giúp cho người chơi bớt băn khoăn khi xử lý các tình huống thông thường gặp phải.
1/ Chi đánh mạnh nếu thật sự cần: Phần lớn người chơi bida ở mức trung bình trở xuống đều mắc phải lỗi đánh mạnh đối với những thế bi cần giữ lại càng nhiều càng tốt, nếu không nắm vững yếu tố đầu tiên này người chơi sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội ghi điểm cũng như tạo vị trí tốt cho bi. Ví dụ như 1 thế bi ít ai để ý đến như “mắt kiếng”, các tay cơ lão luyện luôn tận dụng thế bi này ở mức nhiều nhất có thể, họ thường đánh cho 2 bi kia chỉ nhích nhẹ 1-2cm rồi lại tạo thế để trô hoặc xỏ xuyên qua 2 bi kia, hơn thế nữa các cơ thủ có thể tạo ra bi dạng carde để tận dụng điểm nếu 3 bi nằm gần băng. Để phân tích sâu hơn ta có thể chia hình bi mắt kiếng thành các dạng: a/ Mắt kiếng giữa bàn: Thoạt nhìn hình bi này có vẻ tương đối dễ chịu nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm bi tan rã nếu người chơi không cẩn thận. Do ở giữa bàn nên khó tận dụng được 2 băng ngắn ở cách xa để giữ bi, ta có thể xử lý từng bước : Đây là trường hợp bi chủ nằm giữa 2 bi kia, ta có thể chọn thả nhẹ trúng bi nào trước cũng được. Khi bi chủ nằm cùng phía với bi nào thì chọn đánh trúng bi đó trước. Thả lực thật nhẹ, chỉ đủ để trúng bi chạm và bi đích, thông thường sẽ cho ra 2 kết quả, đầu tiên ta bàn về kết quả thứ 1 như hình bên dưới:
Tiếp tục thả nhẹ bi đỏ trước, sao cho ra hình bi để đánh retro
Còn nếu sau khi thả nhẹ lần 2 cho ra kết quả như hình dưới thì ta đánh xuyên bi sẽ đơn giản hơn
Một kiểu thả nhẹ cho ra kết quả khác:
Hình này thuận tiện thả bi chủ lấy mặt bi vàng để ra thế trô gần hơn
II/ Chọn cú đánh đường ngắn tốt hơn đường dài Chọn đường ngắn tốt hơn đường dài: Nếu trong một thế bi có nhiều lựa chọn, đánh đường nào cũng có thể ra bi đẹp thì các cơ thủ có hạng luôn chọn đường gần nhất để thực hiện. Điều này cũng dễ hiểu ở chỗ nếu đánh bi gần người chơi sẽ đo lường lực phát cần thiết chính xác hơn, bi đánh cũng dễ trúng hơn và rủi ro cũng giảm đi nhiều. Thử xem xét 1 thế bi:
Nếu chọn đánh bi đỏ đi đến băng ngắn bên kia rồi quay về như vậy bi sẽ phải đi 1 quãng đường gần 6m để trở lại vị trí gom , rất khó có thể canh chính xác bi sẽ dừng lại ở vị trí nào. Do vậy nên chọn cách đánh thứ 2, bi vàng chỉ cần đi 1 khoảng ngắn để ra vị trí gần bi đỏ, việc canh lực cũng trở nên dễ dàng chính xác hơn.
Ví dụ khác:
Đường xa (không nên)
Đường gần
Nhìn chung khi mọi đường bi đều giống nhau, tức đều có thể đưa về gần nhau sau khi đánh thì ta nên chọn đường gần để thực hiện, điều này rất có lợi trong những trận đấu lớn, giúp tăng sự chắc chắn khi đánh, tiết kiệm thể lực hơn………… III. Nguyên tắc xử lý cú đánh bida mắt kiếng 3 Không để cả 2 bi mục tiêu đi đường dài cùng lúc: Ví dụ:
Có rất nhiều người chơi lựa chọn đường bi trên để thực hiện với ý định đẩy cả 2 bi mục tiêu đi 1 quãng rồi họp lại ở nơi dự tính. Đây là lối đánh rất sai lầm vì ẩn chứa quá nhiều nguy hiểm như: . Rất khó đánh trúng độ dày mỏng cả 2 bi mục tiêu như mong muốn, như trường hợp này chỉ cần trúng sai bi vàng có thể dẫn đến kết quả xấu. . Khó điều khiển được lực chạy của 2 bi mục tiêu trong cùng 1 cú đánh, dễ dẫn đến tình trạng “xui bi”, bi thẳng hàng hoặc nằm ở vị trí gây bối rối cho cơ thủ. . Đánh theo kiểu này luôn khiến bi chủ nằm cách xa cả 2 bi kia, về nguyên tắc thì không bao giờ là dễ dàng nếu bi chủ ko nằm gần ít nhất 1 bi mục tiêu. Và đây là cách đánh được hầu hết các tay cơ chuyên nghiệp lựa chọn, chỉ đánh nhẹ đủ để bi chủ chạm bi đích hở cách 1 khoảng tương đối lý tưởng:
Với kết quả này rõ ràng ta có thể thực hiện đường bi đơn giản hơn nhiều để gom 3 bi về nơi mong muốn:
Ví dụ khác:
Tống mạnh vào bi vàng để khiến bi đi 1 quãng dài về lại góc bàn cũng được coi là cú đánh không tốt, đã có nhiều người phải kết thúc lượt cơ series chỉ vì kết quả xấu mà những cú đánh như vậy mang lại. Cách xử lý hiệu quả hơn: Thả nhẹ cho bi vừa hở 1 khoảng lý tưởng để thực hiện cú rètro (trô)
Tiếp theo là cú đánh dễ dàng và hiệu quả
14. KỸ THUẬT BIDA GOM Chuyên đề các cú đánh kỹ thuật bida gom phải nắm vững Mục này chủ yếu đề cập chuyên đề đến từng cú đánh trong các khu vực và thể loại từng cú riêng biệt. Khi tập trung cấp thường người ta sẽ tập chuyên đề từng kỹ thuật và hình bi tổng hợp sau đó bắt đầu xử lý tình huống bi ngẫu nhiên. Mở đầu mình xin đề cập đến các cú đánh thường được sử dụng trong khu vực gần băng ngắn:
Các cú đánh kéo trực tiếp đẩy bi carde đi 1 băng về lại khu vực mong muốn:
Đánh tán bi carde đi 2 băng trở về gom:
Đánh a-moc-ti hơi lớn lực cho bi carde vòng đường dưới lên, mục đích của cú đánh này là để kéo dài thêm quãng đường đi của bi care trong trường hợp không kềm lực nổi cho bi đi trực tiếp về gom
Cu-le đẩy bi chạm đi 2 băng về gom:
Kéo trực tiếp kềm lực và đánh bi carde đi 2 vòng về lại (dùng khi thế bi không đủ độ xéo để bi carde đi 1 vòng)
Và các hình gom khác cũng trong khu vực gần băng ngắn:
Khi tập các cú đánh chuyên đề kiểu này sẽ rất có lợi cho người tập vì độ đa dạng, được thay đổi hình bi liên tục khiến cho tay mau chóng quen với các tình huống ngẫu nhiên diễn ra khi đi cơ series, sau khi tập xong mục này bạn sẽ có cái nhìn sáng suốt và nhạy bén hơn đối với bất cứ thế bi bất chợt nào xuất hiện trong lượt cơ. Chuyên đề các cú đánh Trô kéo Bữa nay mình xin tiếp tục mục chuyên đề với các cú đánh gom sử dụng kỹ thuật trô kéo là chính, ở mục trước mọi người đã làm quen với các cú đánh chuyên gần băng ngắn, gần góc dậu thì bữa nay ta bắt đầu tiếp xúc với các cú đánh tầm xa đa dạng hơn: Các cú đánh trô về tầm xa khá đơn giản:
Các cú đánh đẩy bi carde đi nhiều băng về gom, tuy hơi phức tạp nhưng vẫn thực hiện được trong tầm tay, các hình bi này cũng rất hay gặp:
Đây là dạng bài tập nâng cao của các kỹ thuật trô kéo ở sơ cấp, chỉ là tình huống đa dạng và gần với thực tế hơn. Mong mọi người sẽ tập kỹ các cú đánh chuyên đề này để ứng biến tốt hơn khi gặp các thế bi biến đổi trong thực tế.............